Kinh nghiệm của huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu Luận văn hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp của chính quyền huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 32 - 33)

Năm 2010, UBND huyện Phú Ninh ban hành Đề án đổi mới, phát triển kinh tế hợp tác, HTX trên địa bàn huyện Phú Ninh giai đoạn đến năm 2019 cũng như kế hoạch triển khai thực hiện.

Cùng với đó, các địa phương trên địa bàn huyện đã tiến hành xây dựng kế hoạch, triển khai và tập trung lãnh chỉ đạo, định hướng các HTX củng cố, mở rộng sản xuất, kinh doanh, gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; đồng thời thành lập mới các tổ hợp tác, HTX (THT, HTX) gắn với sản xuất, bước đầu đi vào hoạt động có hiệu quả.

Ngoài những nội dung hỗ trợ của huyện, các HTX, tổ hợp tác của Phú Ninh cũng đã tiếp cận kịp thời được các cơ chế hỗ trợ của tỉnh. Tính đến nay, từ các nguồn ngân sách tỉnh và huyện, Phú Ninh đã hỗ trợ trực tiếp cho các HTX, tổ hợp tác số tiền trên 450 triệu đồng để khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác, HTX.

Theo định hướng của Uỷ ban nhân dân huyện Phú Ninh, ngoài các loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX, tổ hợp tác hiện có, Uỷ ban nhân dân huyện tiếp tục tạo điều kiện để các HTX, tổ hợp tác mở thêm các loại hình sản xuất, kinh doanh và dịch vụ gắn với nông nghiệp, phi nông nghiệp. Tập trung chỉ đạo củng cố hoặc xử lý dứt điểm các HTX hoạt động kém hiệu quả trong nhiều năm liền, và các HTX, tổ hợp tác mới thành lập tồn tại ở hình thức, để các địa phương có định hướng hình thành các hình thức tổ chức phù hợp, hoạt động có hiệu quả, góp phần tích cực trong công tác xây dựng nông thôn mới thời gian tới. Mục tiêu huyện nhà đưa ra là đến năm 2019, mỗi xã thị trấn có ít nhất 1 HTX NN, HTX dịch vụ và kinh doanh tổng hợp, hoặc tổ hợp tác NN. Riêng các xã hoàn thiện tiêu chí nông thôn mới vào năm 2013 và 2019, phấn đấu có ít nhất từ 2-3 HTX NN, HTX dịch vụ và kinh doanh tổng hợp, tổ hợp tác NN, trong đó có trên 70% số HTX thuộc diện khá giỏi, số còn lại trung bình, không có HTX yếu kém. Theo đó, huyện nhà cũng đề ra nhiều giải pháp để kinh tế hợp tác, HTX của Phú Ninh phát triển mang tính bền vững hơn trong thời gian đến, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Trung ương, tỉnh và huyện để khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác, HTX, để các đơn vị này có điều kiện mở rộng ngành nghề, liên doanh liên kết sản xuất, gắn với tiêu thụ sản phẩm cho cư dân nông thôn (Nhất Linh, 2019).

Một phần của tài liệu Luận văn hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp của chính quyền huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 32 - 33)