nông nghiệp
Vốn lưu động của các HTX nông nghiệp trên địa bàn hiện nay còn ít làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ gặp nhiều khó khăn. Tình trạng đó dẫn đến HTX không mở rộng được hoạt động dịch vụ, hiệu quả hoạt động thấp, khả năng đáp ứng nhu cầu dịch vụ cho thành viên hạn chế.
Hình 2.2: Tỷ lệ HTXNN có nhu cầu vay vốn từ các tổ chức tín dụng, quỹ hỗ trợ phát triển HTX huyện Hương Sơn
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, 2021)[32]
Qua hình 2.2 cho thấy 41% (tương đương 16/39 HTXNN) số HTX nông nghiệp không có nhu cầu vay vốn để mở rộng sản hoạt động sản xuất kinh doanh; 59% HTX nông nghiệp các xã có nhu cầu vay vốn từ các tổ chức tín dụng, quỹ hỗ trợ phát triển HTX tỉnh Hà Tĩnh
Tuy nhiên trên thực tế thì các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Hương Sơn đều không tiếp cận được nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng và quỹ hỗ trợ phát triển HTX, mà nguyên nhân chính là xuất phát từ những yêu cầu điều kiện vay vốn cũng như từ chính khả năng của HTXNN.
Nhằm mục đích tạo cơ chế thông thoáng hơn đối với các HTX trong việc tiếp cận nguồn vốn vay. Ngày 05/02/2009, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Quyết định số 304/QĐ-UBND về việc thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX tỉnh Hà Tĩnh. Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX tỉnh Hà Tĩnh với mục tiêu hỗ trợ các HTX giải quyết khó khăn về nhu cầu vốn để phát triển khu vực kinh tế tập thể, tạo động lực cho các HTX mở
rộng sản xuất kinh doanh. Hoạt động cho vay đầu tư của quỹ không vì mục tiêu lợi nhuận, cơ chế cho vay vốn ưu đãi hơn hình thức cho vay thông thường gồm ưu đãi về lãi suất, ưu đãi về thời hạn vay vốn, ưu đãi về bảo đảm tiền vay… HTX có dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng năng lực sản xuất, kinh doanh thì được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước từ Quỹ hỗ trợ phát triển theo quy định tại Nghị định số 106/2004/NĐ-CP ngày 01/04/2004 của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và Nghị định số 20/2005/NĐ-CP ngày 28/02/2005 của Chính phủ về bổ sung danh mục dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà để vay vốn quỹ hỗ trợ phát triển HTX các HTXNN phải đáp ứng điều kiện vay vốn như sau:
- Có dự án, phương án đầu tư khả thi và đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của Nhà nước.
- Có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh có lãi; có khả năng tài chính đảm bảo trả được nợ gốc và lãi trong thời hạn cam kết ghi tại hồ sơ đề nghị vay vốn.
Trường hợp điều chỉnh kỳ hạn, gia hạn, đáo hạn hoặc vay tiếp lần sau phải chứng minh có phương án kinh doanh khả thi, đã hoàn trả vốn và lãi đúng hạn trong các lần vay trước.
- Có nguồn vốn chủ sở hữu, cơ sở vật chất kỹ thuật để triển khai sản xuất kinh doanh theo định hướng chung của kinh tế tập thể.
- Thông suốt và chấp nhận các quy định của Quỹ trong việc hoàn trả vốn và lãi đúng hạn.
- Có hồ sơ vay vốn được Quỹ thẩm định và chấp nhận.
- Mức vay vốn: Mức cho vay vốn với từng dự án cụ thể do Hội đồng quản lý Quỹ và Giám đốc quỹ xem xét, quyết định, nhưng tối đa không quá 80% tổng mức đầu tư của dự án và không quá 15% vốn điều lệ của Quỹ tại từng thời điểm.
- Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay được tính bằng 70% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước ban hành tại thời điểm cho vay.
- Thời hạn cho vay: Thời hạn cho vay do Giám đốc Quỹ xem xét, quyết định trên cơ sở khả năng thu hồi vốn, khả năng trả nợ và phù hợp với đặc điểm sản xuất - kinh doanh từng lĩnh vực, nhưng tối đa không quá 05 năm.
- Đảm bảo tiền vay: Bên vay phải dùng tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình, tài sản hình thành từ vốn vay hoặc hình thức đảm bảo tiền vay bằng các hình thức cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản hợp pháp của bên thứ ba hoặc dùng các giấy tờ có giá như: sổ tiết kiệm, Trái phiếu Chính phủ, Trái phiếu, Trái phiếu của các ngân hàng thương mại nhà nước, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để đảm bảo cho số tiền vay. Tài sản đảm bảo tiền vay phải có giá trị lớn hơn giá trị vốn vay.
Tuy nhiên thực tế trên địa bàn huyện chưa có HTXNN nào có thể tiếp cận được nguồn vốn quỹ hỗ trợ phát triển HTX tỉnh Hà Tĩnh.
Bảng 2.7: Những khó khăn khi vay vốn từ các tổ chức tín dụng, quỹ hỗ trợ phát triển HTX
TT Nguyên nhân Số
HTXNN Tỷ lệ (%)
1 HTXNN không đủ tài sản thế chấp vay vốn 17 43,59 2 HTXNN không có giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất để thế chấp vay vốn
39 100,00
3 HTXNN thiếu năng lực lập phương án sản xuất kinh doanh khả thi và phương án trả nợ vốn vay
28 71,79
Nguồn: Tổng hợp từ Phòng NN và Phát triển nông thôn huyện, 2021)[31]
Qua bảng 2.7 cho thấy một trong những vấn đề khó khăn nhất của HTXNN hiện nay là không có đủ tài sản đảm bảo để vay vốn ngân hàng. 43,59% các HTXNN đều không đủ tài sản thế chấp vay vốn. HTXNN phải có tài sản nhất định để ký gửi đảm bảo cho nguồn vốn vay. Tuy vậy, trên thực tế, các HTXNN vốn không nhiều và tài sản thì không lớn. Còn các tài sản khác của HTX hiện nay không đáng giá để được các tổ chức tín dụng chấp nhận để cho vay. Mặc dù quy định vay không có bảo đảm bằng tài sản với mức vay tối đa 500 triệu đồng đối với các HTXNN nhưng hiện nay không có HTXNN nào trên địa bàn huyện có thể vay vốn. Nguyên nhân là điều kiện đảm bảo vay là phải nộp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì khách hàng vay phải được Ủy ban nhân dân cấp xã cấp 01 bản chính (duy nhất) giấy xác
nhận khách hàng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp. Tuy nhiên 100% HTXNN trên địa bàn huyện không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để nộp cho các tổ chức tín dụng khi vay vốn và quỹ hỗ trợ phát triển HTX tỉnh. 39/39 HTXNN không có trụ sở làm việc riêng, đều mượn phòng làm việc của Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn để làm việc. Ngoài các nguyên nhân về điều kiện vay vốn còn do phần lớn các HTXNN thiếu năng lực lập phương án sản xuất kinh doanh khả thi và phương án trả nợ vốn vay. 71,79% số HTXNN được hỏi đều trả lời là khó khăn trong việc lập phương án sản xuất kinh doanh khả thi và phương án trả nợ vốn vay.
Thực tế hiện nay, trình độ quản lý và chuyên môn của đội ngũ cán bộ chủ chốt còn thấp, chưa nhanh nhạy trong việc nắm bắt nhu cầu của thị trường nên phương án sản xuất kinh doanh của HTX đa phần chưa đáp ứng của các tổ chức tín dụng. Một trong những nguyên nhân chính sách tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển HTX chưa được thực thi do nguyên nhân xuất phát từ chính bản thân HTXNN, khi họ không tự nâng cao năng lực của mình để có thể xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh hợp lý và khả thi.
Ngoài các hỗ trợ, ưu đãi trên, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho các thành viên là những cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp còn được hưởng các hỗ trợ, ưu đãi sau:
- Hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng:
+ Ưu tiên các hợp tác xã có quy mô lớn về thành viên, tạo quy mô hàng hóa lớn, sản xuất theo cụm liên kết ngành và chuỗi giá trị; hợp tác xã hoạt động trên các địa bàn khó khăn.
+ Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng của hợp tác xã phải nhằm mục đích phục vụ sản xuất, kinh doanh chung cho cộng đồng thành viên hợp tác xã, phải thực hiện theo đúng các thủ tục về đầu tư và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
doanh cho cộng đồng thành viên hợp tác xã bao gồm: trụ sở, sân phơi, nhà kho, xưởng sơ chế, chế biến, điện, nước sinh hoạt, chợ, công trình thủy lợi, cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản, cửa hàng vật tư nông nghiệp, giao thông nội đồng.
+ Hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh: Đối với hợp tác xã khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh.