Tình hình tài sản, vốn, quỹ của các HTXNN qua các năm được thể hiện ở bảng 2.5:
Bảng 2.5: Bảng phân tích tình hình tài sản vốn quỹ các HTXNN huyện Hương Sơn giai đoạn 2019 – 2021 ĐVT: Triệu đồng TT Diễn giải Chỉ tiêu bình quân 1 HTX So sánh (%) Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 2020/ 2019 2021/ 2020 Bình quân Số HTX báo cáo 33 35 39 106,06 111,43 108,74 I Tổng giá trị tài sản 1.546,01 1.827,13 2.074,39 118,18 113,53 115,86 1 Tài sản cố định 1.075,93 1.185,45 1.408,06 110,18 118,78 114,48 2 Tài sản lưu động 470,08 641,68 666,33 136,50 103,84 120,17 II Tổng nguồn vốn 1.546,02 1.827,14 2.074,39 118,18 113,53 115,86
1 Nguồn vốn kinh doanh 1.153,05 1.293,95 1.434,22 112,22 110,84 111,53
Nguồn vốn HTX cũ chuyển 490,40 490,40 490,40 100,00 100,00 100,00
Nguồn vốn góp của thành viên 78,59 78,59 78,59 100,00 100,00 100,00
Nguồn vốn của nhà nước 74,76 74,76 74,76 100,00 100,00 100,00
Nguồn vốn tích luỹ 509,30 650,20 790,46 127,67 121,57 124,62
2 Tổng các quỹ 228,66 298,96 335,57 130,74 112,25 121,49
Quỹ đầu tư phát triển 113,72 183,05 206,80 160,97 112,97 136,97
Quỹ dự phòng 59,40 60,53 74,38 101,91 122,88 112,39
Quỹ công ích, khen thưởng 55,55 55,37 54,39 99,68 98,23 98,96
3 Tổng các khoản nợ phải trả 164,31 234,23 304,6 142,55 130,04 136,3
Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Hương Sơn, 2021)[31]
Từ Bảng trên ta thấy, thời điểm tính đến 31/12/2021 thì 39 HTX trên địa bàn huyện Hương Sơn có tổng giá trị tài sản bình quân 1 HTX là 2,07 tỷ đồng, trong đó TSCĐ là 1,4 tỷ đồng. Phân tích nguồn vốn cho thấy: vốn của các HTX chủ yếu là giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính chiếm 67,8% tổng số vốn, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm 32,2% tổng số vốn. Nợ phải thu chiếm trên 60% tổng vốn lưu động của HTX. Số vốn này hiện được theo dõi, hạch toán
trên sổ sách kế toán, nhưng trên thực tế số nợ này chủ yếu của các thành viên từ lâu đời và rất khó có thể thu hồi. Nếu phân chia theo nguồn vốn hiện có của các HTX, vào thời điểm 31/12/2021 có 14,68% là nợ phải trả còn lại 85,32% là vốn chủ sở hữu.
Ta thấy trung bình của 1 HTXNN qua 3 năm tổng tài sản của các HTX có xu hướng tăng dần, tăng 34,2% so với năm 2019. Trong cơ cấu hình thành nguồn vốn của các HTX thì nguồn vốn tích luỹ hiện có và quỹ phát triển sản xuất kinh doanh có tốc độ phát triển bình quân lớn nhất là 36,9% so với năm 2019 là do hàng năm HTX kinh doanh có lãi phân bổ vào quỹ. Bên cạnh đó thì yếu tố nợ phải trả trong HTX cũng tăng dần lên 85,38% so với năm 2019, đây là các khoản nợ do khách hàng ứng trước, tiền điện và thủy lợi, ngoài ra còn khoản nợ của một số HTX thực hiện cải cách lưới điện hạ thế theo dự án Reo II bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng thế giới;
Các tài sản cũ bàn giao sang khi chuyển đổi là nhà cửa, kênh mương, vật kiến trúc, máy móc công cụ, dụng cụ đã cũ chiếm tỷ lệ lớn, năm 2019 chiếm 31,72%; năm 2020 chiếm 26,84%; năm 2021 chiếm 23,64% tổng số tài sản. Nhiều tài sản ghi danh hoặc HTX sử dụng nhưng chưa trích khấu hao dẫn đến đã hết thời gian sử dụng mà vẫn còn giá trị. Đây là những tài sản có giá trị tương đối lớn cần phải định giá lại cho đúng với giá trị thực của nó thì việc xác định kết quả thực tế quá trình kinh doanh dịch vụ của các HTX mới đảm bảo chính xác được.
* Đánh giá chung:
Qua phân tích tình hình kinh tế, xã hội của huyện Hương Sơn và hoạt động sản xuất kinh doanh ở các HTXNN trên địa bàn ta thấy: Các HTX vừa có những thuận lợi vừa không ít khó khăn và thách thức đang đặt ra cho phát triển HTXNN trên địa bàn huyện, cụ thể như sau:
- Thuận lợi:
+ Kinh tế phát triển mạnh trên tất cả các ngành, đặc biệt Hương Sơn là huyện đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế mạnh mẽ giữa nông nghiệp và công
nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.
+ Có vị trí địa lý, khí hậu ôn hoà, hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh, đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2019 - 2020 đã xác định Hương Sơn là huyện trọng điểm về sản xuất nông nghiệp.
+ Ngành nông nghiệp của huyện luôn được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền được thể hiện bằng các Nghị quyết, Kế hoạch của Huyện uỷ, UBND huyện về đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2019 - 2020 đã đề ra 1 trong 3 khâu đột phá đó là: “Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp. Trọng tâm là tiếp tục chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi, cơ cấu mùa vụ hợp lý, đồng thời đẩy mạnh áp dụng tiến bộ KHKT, từng bước đưa cơ giới hoá và sản xuất nông nghiệp gắn với tiêu thụ sản phẩm cho nông dân”.
+ Tình hình kinh tế, an ninh, chính trị, trật tự xã hội ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh DVNN của HTX phát triển. Điều kiện làm việc, chính sách đối với HTXNN cũng được đảm bảo và thực hiện tốt hơn.
- Khó khăn
Cơ cấu kinh tế của huyện đến nay vẫn mang tính chất nông nghiệp, sự chuyển đổi kinh tế mới chỉ là khởi đầu. Trong thời gian tới, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng một con người mới, con người của công nghiệp, Nhà nước cần có biện pháp giáo dục, nâng cao trình độ nhận thức của nhân dân, thay đổi nếp nghĩ lạc hậu.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngày một phát triển nên diện tích đất cho mục đích này ngày càng tăng, diện tích đất nông nghiệp bị giảm xuống, điều này đồng nghĩa với việc một số lao động nông nghiệp ở một số vùng sẽ không có đất để canh tác, tỷ lệ lao động thất nghiệp sẽ gia tăng, gây sức ép đáng kể đến sản xuất nông nghiệp. Đây là một thử thách đặt ra cho các nhà quản lý, phải tạo được việc
làm cho những nông dân bị trưng dụng đất cho mục đích phi nông nghiệp và ưu tiên quỹ đất cho phát triển nông nghiệp.