lý hợ tác xã nông nghiệp và thành viên hợp tác xã
* Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý HTXNN: Với mục đích nhằm bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ HTX hiểu rõ những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển HTXNN, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ quản lý HTXNN. Hàng năm, Liên minh HTX tỉnh Hà Tĩnh, chi cục phát triển nông thôn Hà Tĩnh đã phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Hương Sơn tổ chức các lớp bồi dưỡng tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý HTXNN. Ngoài ra, hàng năm UBND huyện Hương Sơn phân bổ ngân sách tổ chức các lớp tập huấn đối với các thành phần cán bộ HTXNN các xã, thị trấn.
Bảng 2.8: Tổng hợp số lớp tập huấn và kinh phí tập huấn cho các cán bộ quản lý HTXNN giai đoạn 2019-2021 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Tổng cộng Số lớp Lớp 9 11 14 34
Số lượng tham gia tập huấn Lượt người 270 320 523 1.113 Kinh phí tổ chức các lớp tập huấn Triệu đồng 78,2 80,4 98,2 256,8
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Hương Sơn, 2021)[32]
Qua bảng 2.8 cho thấy trong giai đoạn 2019-2021 trên địa bàn huyện Hương Sơn đã tổ chức 34 lớp tập huấn cho cán bộ quản lý HTXNN với 1.113 lượt người tham dự. Tổng kinh phí ngân sách nhà nước tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng đối với cán bộ quản lý HTXNN là 256.800.000 đồng.
hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của HTX trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Các đối tượng tham gia đào tạo, bồi dưỡng của HTX chủ yếu là các thành viên trong Ban quản trị, Ban chủ nhiệm, Ban Kiểm soát và Kế toán.
Để đánh giá một cách khách quan mức độ quan trọng của đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ quản lý HTXNN, tác giả luận văn đã tiến hành phỏng vấn một số cán bộ quản lý HTX, hầu hết đều cho rằng công tác đào tạo, bồi dưỡng là rất quan trọng nhất là đối với thành viên Ban Quản trị, Ban kiểm soát và Kế toán trưởng; kết quả phỏng vấn được thể hiện qua hộp sau:
Hộp 2.1: Kết quả phỏng vấn về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
Câu hỏi 1: Xin đồng chí cho ý kiến đánh giá về tầm quan trọng cũng như nội dung của đào tạo, bồi dưỡng đối với đối với cán bộ quản lý HTXNN?
Trả lời của ông Đặng Bá Giáp, Giám đốc HTXNN Sơn Tân: Trong điều kiện trình độ của cán bộ quản lý HTXNN và thành viên nhìn chung còn thấp, chưa được đào tạo bài bản, còn thiếu kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm quản lý HTXNN theo mô hình doanh nghiệp thì việc đào tạo, bồi dưỡng là hết sức cần thiết, nhất là đối với các đối tượng Ban Quản trị, Ban kiểm soát và Kế toán trưởng. Về nội dung đào tạo thì nên tập trung vào rèn luyện các kỷ năng quản lý thiết thực như lập kế hoạch, quản lý tài chính, kế toán và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý HTX, giảm bớt phần lý luận chung.
Theo quy định tại điểm 4 điều 4 Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 các đối tượng theo quy định được tham gia cử đi đào tạo (chính quy hoặc tại chức) tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề phải đáp ứng điều kiện tuổi không quá 40. Tuy nhiên thực tế hiện nay trên địa bàn huyện, cán bộ quản lý hợp tác xã có tới 85,94% số cán bộ độ tuổi trên 40 tuổi. Xét về độ tuổi, phần lớn các cán bộ quản lý HTX đều vượt quá tuổi theo quy định tại khoản 4, Điều 4, Nghị định 88/2005/NĐ-CP. Như vậy, đa phần cán bộ quản lý HTX không đủ điều kiện tham gia đào tạo ngắn hạn và dài hạn, dẫn đến khó có thể
nâng cao trình độ của đối tượng này. Phần lớn cán bộ HTX đều làm việc theo kinh nghiệm bản thân tích lũy được.
Theo quy định tại điểm 2 điều 4 Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 các đối tượng tham gia bồi dưỡng được hỗ trợ kinh phí mua tài liệu của chương trình khóa học, các khoản chi phí tổ chức, quản lý lớp học, thuê hội trường, thù lao giảng viên, tham quan, khảo sát. Đối với các chức danh của hợp tác xã nông nghiệp được hỗ trợ 50% chi phí ăn ở theo quy định của cơ sở đào tạo.
Trên thực tế tổ chức các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX, các đối tượng tham gia lớp tập huấn được Nhà nước hỗ trợ 100% chi phí tài liệu, chế độ 50.000 đồng/ngày tập huấn, hỗ trợ các khoản chi phí tổ chức, quản lý lớp học, thuê hội trường, thù lao giảng viên, hỗ trợ 100% kinh phí đi lại tham quan học tập kinh nghiệm phát triển HTX tại các huyện, thành phố khác theo chính sách hỗ trợ phát triển HTX.
Trong giai đoạn 2019 - 2021, các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTXNN đều tập trung phổ biến về Luật HTX 2012, làm rõ sự khác biệt giữa Luật HTX năm 2012 so với Luật HTX năm 2003; xây dựng phương án hoạt động sản xuất kinh doanh; hướng dẫn xây dựng điều lệ HTX theo Luật 2012, nội dung và chương trình tổ chức đại hội thành viên HTX và đăng ký lại hoạt động theo luật 2012. Hướng dẫn công tác quản lý tài chính trong HTXNN, các kỹ năng tổ chức quản lý các hoạt động dịch vụ trong HTX nông nghiêp; lập kế hoạch sản xuất kinh doanh; cách tiếp cận nguồn vốn vay từ quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã; công tác kiểm soát trong HTXNN.
* Đào tạo, bồi dưỡng các hộ thành viên của HTXNN:
Công tác đào tạo, bồi dưỡng các hộ thành viên HTX đã được triển khai trên địa bàn huyện Hương Sơn nhưng số lượng còn rất hạn chế do kinh phí eo hẹp, một phần khác do chính bản thân xã viên ngại hoặc không muốn đi học. Trong 3 năm huyện chỉ tổ chức được 7 lớp đào tạo với tổng số lượt người tham gia là 225 lượt người, kinh phí hỗ trợ 45,9 triệu đồng.
Bảng 2.9: Tổng hợp số lớp tập huấn và kinh phí tập huấn cho các hộ xã viên HTXNN giai đoạn 2019-2021
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Tổng cộng Số lớp Lớp 2 2 3 7
Số lượng tham gia tập huấn Lượt người 63 67 95 225
Kinh phí tổ chức các lớp tập huấn Triệu đồng 12,7 14,3 18,9 45,9
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Hương Sơn, 2021)[32]
Các lớp đào tạo bồi dưỡng đối với các hộ thành viên của HTXNN đều là các lớp tập huấn ngắn hạn, phù hợp với công việc của nhà nông. Thời gian tổ chức các lớp tập huấn thường từ 01-03 ngày. Thời gian đi tham quan học tập kinh nghiệm các mô hình, kinh nghiệm phát triển HTX tại các địa phương khác là 01 ngày. Chi phí tổ chức lớp tập huấn, tham quan học tập kinh nghiệm do Nhà nước hỗ trợ 100% theo quy định hiện hành.
Tác giả tiến hành điều tra đối với 50 hộ xã viên HTXNN về các lớp tập huấn, bồi dưỡng, kết quả được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.10: Đánh giá của các hộ thành viên HTX về các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho xã viên
Chỉ tiêu Số ý kiến Tỷ lệ (%)
1. Thời gian tập huấn
- Phù hợp 41 82
- Không phù hợp 9 18
2. Địa điểm tập huấn
- Xa 12 24
- Hợp lý 38 76
3. Phương pháp giảng dạy
- Dễ hiểu 42 84
- Khó hiểu 8 16
4. Chế độ hỗ trợ
- Thấp 38 76
- Phù hợp 12 24
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
Qua kết quả khảo sát thể hiện tại bảng 2.10 cho thấy 82% ý kiến đánh giá là thời gian tập huấn là phù hợp còn 18% ý kiến cho rằng nên tổ chức các lớp tập huấn có
thời gian dài hơn. Xét về địa điểm tổ chức phần lớn các lớp tập huấn đều được tổ chức tại Ủy ban nhân dân huyện, qua điều tra 76% ý kiến cho rằng tổ chức tại huyện là phù hợp còn 24% ý kiến cho rằng địa điểm tổ chức là xa; lý do vì đây là những xã ở khu vực cuối địa bàn huyện. Xét về chế độ đại biểu đa số ý kiến cho rằng mức hỗ trợ còn thấp, thực tế hiện nay mức hỗ trợ đại biểu tham dự hội nghị tập huấn thường từ 30.000 đồng/đại biểu đến 50.000 đồng/đại biểu.
Phương pháp giảng dạy là yếu tố quan trọng trong việc truyền tải các nội dung kiến thức đến học viên. Việc lựa chọn giảng viên cho các lớp học liên quan chặt chẽ tới chất lượng của các học viên sau khoá đào tạo. Đội ngũ giảng viên được chọn giảng dạy hiện nay đều là giảng viên của các trường Quản lý cán bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và các trường kỹ thuật nông nghiệp.
Tuy nhiên do phần lớn học viên chỉ có trình độ văn hóa phổ thông nên khả năng tiếp nhận các nội dung còn khó khăn, nhất là những kỹ thuật, công nghệ mới.
Nhận xét chung về công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực (Cả cán bộ và xã viên HTX):
- Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng rất cần thiết và phù hợp vì phần lớn các cán bộ quản lý đều thiếu kỹ năng quản lý HTX kiểu mới; còn các xã viên phần lớn chưa qua đào tạo, làm việc dựa trên kinh nghiệm bản thân đã có.
- Hiệu quả đạt được từ đào tạo, bồi dưỡng rất rõ ràng, góp phần nâng cao chuyên môn, năng lực làm việc của bộ máy quản lý HTXNN, cũng như người lao động. Cán bộ quản lý HTXNN đã được phổ biến các chính sách văn bản pháp luật liên quan đến HTXNN, nâng cao năng lực quản lý và nhận biết rõ hơn xu hướng phát triển và những khó khăn thử thách phát triển HTXNN trong quá trình hội nhập. Đối với cán bộ kế toán, kiểm soát của các HTXNN qua quá trình đào tạo bồi dưỡng đã được hiểu rõ hơn về các văn bản quy định hiện hành liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ. Đối với các xã viên họ được cung cấp những kỹ thuật mới về trồng trọt, chăn nuôi, về sản xuất sạch, về xuất xứ và tiêu thụ sản phẩm.
- Tuy nhiên chất lượng đào tạo, bồi dưỡng còn chưa cao, nhất là ở các lớp ở địa phương; một số nội dung đào tạo, bồi dưỡng chưa phù hợp với thực tiễn nên khả năng áp dụng hạn chế, chưa mang lại kết quả SXKD cao.