Hương Sơn đến 2025
3.1.1.1 Mục tiêu chung
- Thực hiện củng cố, đổi mới các HTX thuộc lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện để hoạt động có hiệu quả, đạt tiêu chí số 13 thuộc Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới ban hành theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ.[12,tr48]
- Thực hiện chuyển đổi và hoạt động theo Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13 đối với 100% số hợp tác xã trên địa bàn huyện để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới của các xã đã được UBND cấp huyện phê duyệt; thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý kinh tế, kỹ thuật để chuẩn hóa cán bộ quản lý hợp tác xã; hoàn thành việc giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử đất cho các hợp tác xã theo đúng quy định của pháp luật để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.[37,tr23]
- Đưa kinh tế tập thể khu vực nông thôn cùng kinh tế của các thành viên HTX đóng góp ngày càng cao trong tỷ trọng cơ cấu kinh tế của tỉnh; góp phần xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của các thành viên và cộng đồng dân cư nông thôn.
3.1.1.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
- Tiếp tục thực hiện củng cố, đổi mới hoạt động có hiệu quả, đạt chuẩn nông thôn mới đối với 4 HTX còn lại, bao gồm: HTX xã Sơn Mai; HTX xã Sơn Thịnh; HTX xã Sơn Tân; HTX xã Sơn Thủy
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và điều hành HTX, đảm bảo cho 100% cán bộ HTX quản lý hợp tác xã được qua đào tạo về nghiệp vụ quản lý;
tỷ lệ cán bộ quản lý hợp tác xã đến năm 2025 qua đào tạo trình độ Đại học, Cao đẳng đạt khoảng 75% và trình độ trung cấp đạt khoảng 100%, giảm tỷ lệ cán bộ quản lý HTX chưa qua đào tạo xuống 0%.
- Phấn đấu đến năm 2025, hình thành hệ thống các hợp tác xã liên kết với các doanh nghiệp trong cung cấp dịch vụ đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nông dân trong các vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo chuỗi giá trị. Đưa tỷ lệ nông sản tiêu thụ thông qua hợp đồng từ 3-15% hiện nay lên 25-30% năm 2020 và đạt 60% đến năm 2025.
3.1.2. Quan điểm, định hướng hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp của chính quyền huyện Hương Sơn
3.1.2.1. Quan điểm hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp của chính quyền huyện Hương Sơn
Thứ nhất, nâng cao nhận thức về bản chất, vị trí, vai trò của HTX trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Tiếp tục đổi mới và đa dạng hóa công tác tuyên truyền một cách thiết thực, hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và người dân về phát triển kinh tế tập thể HTX, HTX kiểu mới. Bên cạnh việc tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển HTX, cần tăng cường giới thiệu các mô hình HTX kiểu mới, kinh nghiệm của phong trào HTX trong khu vực và trên thế giới.
Thứ hai, hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển HTX. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển HTX, đặc biệt là chính sách về cán bộ, đào tạo nguồn nhân lực, đất đai, tài chính - tín dụng, khoa học - công nghệ và thị trường. Có chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với các HTX, liên hiệp HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và đối tượng thành viên là những nông dân nghèo ở vùng sâu, vùng xa.
Thứ ba, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với HTX từ tỉnh đến địa phương. Kiện toàn, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống bộ máy quản lý nhà nước đối với HTX theo luật định, bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả, tập trung và thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Xác định rõ chức năng, nhiệm
vụ, trách nhiệm, quyền hạn và cơ chế phối hợp của các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương trong phát triển HTX. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật về HTX.
Thứ tư, thực hiện tốt chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển HTX. Tập trung hỗ trợ tài chính từ các nguồn, lồng ghép với chính sách thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để hình thành một số mô hình điểm ở các tỉnh nông nghiệp đối với hai loại hình HTX là HTX dịch vụ công ở nông thôn và HTX sản xuất nông nghiệp. Ưu tiên các giải pháp thiết thực hỗ trợ các HTX về khoa học - công nghệ, vốn, nguồn nhân lực, thị trường... để triển khai theo “mô hình thí điểm”; giao trách nhiệm chỉ đạo cho người đứng đầu cấp huyện; tận dụng các cơ hội cũng như có các giải pháp hạn chế các mặt tiêu cực trong quá trình hội nhập quốc tế.
Thứ năm, xây dựng và nhân rộng các mô hình HTX kiểu mới, dựa trên nhu cầu hợp tác tự nguyện của các thành viên, vì lợi ích của thành viên, HTX và cộng đồng. Chú trọng xây dựng các HTX kiểu mới trong nông nghiệp ở các vùng có các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh. Xây dựng mô hình HTX chuyên ngành, phát triển đa dạng các loại hình HTX ở các địa phương với các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và văn hóa khác nhau nhằm phát huy thế mạnh tiềm năng kinh tế của địa phương. Xây dựng các mô hình HTX, liên hiệp HTX sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị nhằm mục tiêu tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho các thành viên.
Thứ sáu, tổ chức, củng cố lại hoạt động của các HTX theo đúng bản chất HTX, Luật Hợp tác xã năm 2012 và các văn bản hướng dẫn; phát huy vai trò làm chủ của thành viên; vận động thành viên HTX góp vốn và nâng mức vốn góp; vận động HTX thu hút thêm thành viên, hợp nhất, sáp nhập HTX cùng ngành, nghề và địa bàn hoạt động để tăng tiềm lực tài chính và quy mô hoạt động của HTX. Kiên quyết giải thể các HTX hoạt động kém hiệu quả, hoạt động mang tính hình thức. Kiện toàn hệ thống mạng lưới Quỹ hỗ trợ phát triển HTX của Liên minh Hợp tác xã đến các cấp.
Thứ bảy, tăng cường năng lực tổ chức, điều hành hoạt động kinh doanh của ban quản trị và người quản lý HTX. Đồng thời, quan tâm đến việc thường xuyên
nâng cao trình độ tay nghề cho thành viên giúp họ nắm được kiến thức, quy trình làm ra những sản phẩm mới theo nhu cầu của thị trường. Kích thích cạnh tranh trong cơ chế thị trường để các HTX tự vươn lên, có đóng góp tác động tích cực đối với phát triển của kinh tế hộ thành viên.
Thứ tám, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong phát triển HTX. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự phối hợp chặt chẽ, có trách nhiệm của các ngành, các địa phương, Liên minh Hợp tác xã, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội... trong tỉnh.
3.2.2.2. Đinh hướng hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp của chính quyền huyện Hương Sơn đến năm 2025
Thứ nhất, hỗ trợ phát triển HTXNN hướng vào đáp ứng những nhu cầu kinh tế, văn hóa, xã hội của đông đảo các tầng lớp nhân dân trực tiếp là nông dân, liên kết rộng rãi mọi loại hình và tổ chức kinh tế, đặc biệt chú trọng đối tượng là người lao động, các hộ kinh tế cá thể.
Phát triển hợp tác xã cũng cần phải hướng tới liên kết rộng rãi các hộ sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp cực nhỏ, nhỏ và vừa thuộc mọi lĩnh vực, thành phần kinh tế.
Thứ hai, hỗ trợ phát triển HTXNN cần được mở rộng trong mọi lĩnh vực, ngành nghề mà người địa phương có nhu cầu.
Trước hết, tập trung phát triển hợp tác xã trong khu vực nông nghiệp và nông thôn, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm và nội dung quan trọng nhất trong chiến lược phát triển hợp tác xã của nước ta. Phát triển hợp tác xã gắn với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Phát triển mạnh hợp tác xã trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề nhằm phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chú trọng phát triển hợp tác xã, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và nâng tỷ trọng của hợp tác xã trong các lĩnh vực, ngành nghề đang có nhu cầu và tác dụng nhiều mặt đối với sản xuất, đời sống của người dân, như tín dụng, tiểu thủ công nghiệp, tiêu
dùng, giao thông vận tải...
Cùng với các lĩnh vực truyền thống, cần phát triển hợp tác xã trong các lĩnh vực, ngành nghề mới, như môi trường, nhà ở và đất đai, y tế và chăm sóc sức khỏe, các lĩnh vực dịch vụ đời sống... Phát triển hợp tác xã cũng cần quan tâm đến đặc điểm, điều kiện và thế mạnh của từng vùng, từng khu vực, từng địa phương. Cần chú trọng đến phát triển hợp tác xã, nhất là các tổ hợp tác, các hình thức tổ chức kinh tế - xã hội cộng đồng phù hợp với các điều kiện ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Phát triển hợp tác xã gắn với đáp ứng những nhu cầu sản xuất, đời sống, văn hóa, xã hội của bà con, gắn với bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh trật tự. Do đó, phát triển hợp tác xã cần có sự hỗ trợ mạnh từ phía Nhà nước bằng các chương trình và chính sách đặc thù, cụ thể và sát thực.
Thứ ba, hỗ trợ phát triển HTXNN theo hướng phát triển mô hình hợp tác xã đa dạng về hình thức, phát triển từ thấp đến cao, từ làm dịch vụ sản xuất, dịch vụ đời sống cho các hộ thành viên, xã viên, đến mở mang ngành nghề, vươn lên sản xuất kinh doanh tổng hợp
Củng cố, đổi mới các hợp tác xã hiện có và phát triển các hợp tác xã mới cần bảo đảm các giá trị hợp tác xã, bảo đảm hợp tác xã là tổ chức của các xã viên, do xã viên và vì xã viên. Đặc biệt, phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc hợp tác xã.
Thứ tư, huyện Hương Sơn cần định hướng việc hỗ trợ phát triển HTXNN phải nhằm mục đích mang lại lợi ích hợp pháp cho các HTX và xã viên, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội.