Mục tiêu nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀNTIẾT KIỆM CỦA KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG VIỆTNAM THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH(VIETBANK) 10598590-2438-012558.htm (Trang 45)

Tác giả thực hiện nghiên cứu định tính bằng phương pháp thảo luận nhóm với 5 chuyên gia gồm các Giám đốc; Phó Giám đốc, hiện đang làm việc tại Ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Hồ Chí Minh nhằm khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng, điều chỉnh và bổ sung thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng tại Ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Hồ Chí Minh. Nghiên cứu định tính được tiến hành như sau:

Căn cứ vào cơ sở lý thuyết, tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước thì mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng tại Ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Hồ Chí Minh đề xuất của tác giả gồm 7 biến độc lập như sau: Chất lượng dịch vụ; Thương hiệu ngân hàng; Lãi suất; Ảnh hưởng người thân; Công nghệ ngân hàng; Hoạt động chiêu thị; Chính sách huy động vốn.

Nội dung của thảo luận với 5 chuyên gia được chia thành 2 nội dung chính:

Nội dung 1: Tác giả trình bày 7 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng tại Ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Hồ Chí Minh gồm: Chất lượng dịch vụ; Thương hiệu ngân hàng; Lãi suất; Ảnh hưởng người thân; Công nghệ ngân hàng; Hoạt động chiêu thị; Chính sách huy động vốn. Tác giả xin ý kiến của các chuyên gia về 7 yếu tố này so với thực tiễn tại Ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Hồ Chí Minh.

Nội dung 2: Tác giả đưa ra các câu hỏi (biến quan sát) cho 7 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng tại Ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Hồ Chí Minh để các chuyên gia đề xuất bổ sung và hiệu chỉnh các biến quan sát của các thang đo cho đầy đủ và dễ hiểu hơn với mục đích giúp cho đối tượng tham gia khảo sát dễ hiểu và trả lời bảng câu hỏi chính xác.

3.3.2. Ket quả nghiên cứu định tính

Tất cả các thành viên tham gia thảo luận nhóm không khám phá thêm nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng tại Ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Hồ Chí Minh. Đồng thời các thành viên tham gia buổi thảo luận nhóm thống nhất đồng ý 7 thành phần trong mô hình nghiên cứu tác động đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng tại Ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Hồ Chí Minh là: Chất lượng dịch vụ; Thương hiệu ngân hàng; Lãi suất; Ảnh hưởng người thân; Công nghệ ngân hàng; Hoạt động chiêu thị; Chính sách huy động vốn. Các thành viên tham gia buổi thảo luận nhóm cũng không đề xuất, không bổ sung vào hệ thống thang đo ban đầu của tác giả. Do đó toàn bộ thang đo được giữ lại phục vụ cho việc lập bảng khảo sát và điều tra khách hàng.

3.3.3. Xây dựng thang đo

1 CLDV1 Thủ tục giao dịch tại Vietbank - CNHồ Chí Minh đơn giản, dễ hiểu. Abbam & ctg (2015)

2 CLDV2

Vietbank - CN Hồ Chí Minh giải quyết các than phiền, khiếu nại nhanh

chóng và thỏa đáng. Abbam & ctg (2015)

3 CLDV3 Thời gian giao dịch tại Vietbank -CN Hồ Chí Minh nhanh. Abbam & ctg (2015)

4 CLDV4

Nhân viên giao dịch tại Vietbank - CN Hồ Chí Minh đáp ứng tốt các nhu cầu của Anh/chị một cách nhanh chóng.

Abbam & ctg (2015)

5 CLDV5

Mọi người đến giao dịch tại Vietbank - CN Hồ Chí Minh đều được sắp xếp

đúng thứ tự giao dịch. Abbam & ctg (2015)

2. Thương hiệu ngân hàng

1 THNH1 Vietbank có uy tín trên thị trường. Viswanadham và ctg (2013)

2 THNH2 Vietbank là Ngân hàng có thươnghiệu trên thị trường. Viswanadham và ctg (2013) 3 THNH3 Vietbank - CN Hồ Chí Minh hoạtđộng lâu năm trên địa bàn. Viswanadham và ctg (2013) 4 THNH4 Vietbank - CN Hồ Chí Minh là ngânhàng được nhiều người biết đến. Viswanadham và ctg (2013)

3. Lãi suất

1 LS1

Lãi suât Vietbank - CN Hô Chí Minh thay đổi kịp thời so với lãi suât thị trường.

Nguyễn Kim Nam và Trần Thị Tuyết Vân (2015) 2 LS2 Vietbank - CN Hô Chí Minh cónhiều mức lãi suât lựa chọn phù hợp. Nguyễn Kim Nam và TrầnThị Tuyết Vân (2015) 3 LS3 Vietbank - CN Hô Chí Minh cóphương thức trả lãi phù hợp. Nguyễn Kim Nam và TrầnThị Tuyết Vân (2015) 4 LS4 Vietbank - CN Hô Chí Minh có lãisuât được công bố rõ ràng, công khai. Nguyễn Kim Nam và TrầnThị Tuyết Vân (2015) 5 LS5 Lãi suât của Vietbank - CN HÔ ChíMinh hâp dẫn. Nguyễn Kim Nam và TrầnThị Tuyết Vân (2015)

4. Ảnh hưởng người thân

1 AHNT1 Gia đình tư vân tôi nên gửi tiết kiệmở Vietbank - CN HÔ Chí Minh. Babakus và Yavas (2014) 2 AHNT2 Bạn bè khuyên tôi nên gửi tiết kiệm ởVietbank - CN HÔ Chí Minh. Babakus và Yavas (2014) 3 AHNT3 ĐÔng nghiệp khuyên tôi nên gửi tiếtkiệm ở Vietbank - CN Hô Chí Minh. Babakus và Yavas (2014) 4 AHNT4 Có người thân đang gửi tiết kiệm tạiVietbank - CN HÔ Chí Minh. Babakus và Yavas (2014)

5 AHNT5

Những người quen của tôi khuyên tôi gửi tiền tiết kiệm tại Vietbank - CN

HÔ Chí Minh. Babakus và Yavas (2014) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Công nghệ ngân hàng

1 CNNH1 Vietbank - CN HÔ Chí Minh có trangthiết bị hiện đại. Abbam & ctg (2015) 2 CNNH2 Các ứng dụng gửi tiết kiệm onlinecủa Vietbank được bảo mật cao. Abbam & ctg (2015)

3 CNNH3

Thông tin khách hàng giao dịch lần đầu được Vietbank - CN HÔ Chí

Minh lưu trữ cho lần giao dịch sau. Abbam & ctg (2015)

4 CNNH4

Khách hàng không phải ghi giây tờ khi tới giao dịch tại Vietbank - CN

HÔ Chí Minh. Abbam & ctg (2015)

STT Mã hóa Nội dung Nguồn tham khảo

5 CNNH5

Thông tin khách hàng được bảo mật khi gửi tiết kiệm tại Vietbank - CN

Hồ Chí Minh. Abbam & ctg (2015)

6. Hoạt động chiêu thị

1 HDCT1 Vietbank - CN Hồ Chí Minh có hìnhthức quảng cáo ấn tượng. (2011)Chigamba & Fatoki 2 HDCT2 Vietbank - CN Hồ Chí Minh cónhiều chương trình khuyến mãi. Chigamba & Fatoki

(2011)

3 HDCT3 Hình ảnh Vietbank - CN Hồ ChíMinh xuất hiện ở mọi nơi. (2011)Chigamba & Fatoki

4 HDCT4

Các chương trình quảng cáo của Vietbank - CN Hồ Chí Minh đa dạng.

Chigamba & Fatoki (2011)

5 HDCT5 Vietbank - CN Hồ Chí Minh cónhiều phòng giao dịch trên địa bàn. Chigamba & Fatoki (2011)

7. Chính sách huy động vốn

1 CSHD1

Vietbank - CN Hồ Chí Minh có chương trình hỗ trợ lãi suất cho khách hàng gửi tiết kiệm khi có nhu cầu vay tiền.

Nguyễn Kim Nam và Trần Thị Tuyết Vân (2015)

2 CSHD2

Vietbank - CN Hồ Chí Minh có chương trình tặng quà cho khách hàng đến giao dịch gửi tiết kiệm tùy theo từng chương trình và số tiền gửi tiết kiệm.

Nguyễn Kim Nam và Trần Thị Tuyết Vân (2015)

3 CSHD3 Chăm sóc khách hàng chu đáo vớinhiều dịch vụ tiện ích của ngân hàng. Nguyễn Kim Nam và TrầnThị Tuyết Vân (2015)

4 CSHD4

Vietbank - CN Hồ Chí Minh luôn quan tâm và gọi điện thoại hỏi thăm khách hàng và lấy ý kiến khách hàng về chất lượng phục vụ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyễn Kim Nam và Trần Thị Tuyết Vân (2015)

5 CSHD5

Vietbank - CN Hồ Chí Minh có quà tặng chúc mừng khách hàng nhân dịp lễ tết, sinh nhật khách hàng,...

Nguyễn Kim Nam và Trần Thị Tuyết Vân (2015)

8. Quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng

1 QD1 Vietbank - CN Hồ Chí Minh luôn là Nguyễn Kim Nam và Trần

lựa chọn đầu tiên khi gửi tiền. Thị Tuyết Vân (2015) 2 QD2 Tôi hoàn toàn tin tưởng khi gửi tiềntại Vietbank - CN Hồ Chí Minh. Nguyễn Kim Nam và TrầnThị Tuyết Vân (2015)

3 QD3

Tôi sẽ giới thiệu bạn bè, người thân, gia đình đến gửi tiết kiệm tại

Vietbank - CN Hồ Chí Minh.

Nguyễn Kim Nam và Trần Thị Tuyết Vân (2015)

1 2 3 4 5

Rất không

đồng ý Không đồng ý Trung dung

Đồng ý Hoàn toàn

đồng ý 33

Nguôn: Tông hợp các nghiên cứu liên quan

3.3.4 Xây dựng bảng câu hỏi

Với các yếu tố liên quan đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng tại Ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Hồ Chí Minh tác giả dùng thang đo Likert 5 bậc. Bậc 1 là hoàn toàn không đồng ý và bậc 5 là hoàn toàn đồng ý. Có 5 lựa chọn tương ứng:

Về nội dung, bảng câu hỏi gồm 3 phần: Phần 1: Giới thiệu

Phần 2: Nội dung các câu hỏi đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng tại Ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Hồ Chí Minh.

Phần 3: Thông tin cá nhân. Đây là phần nhằm thu thập thông tin cá nhân của đối tượng nhằm phục vụ quá trình nghiên cứu.

3.4. Nghiên cứu định lượng

3.4.1. Cỡ mẫu

Dữ liệu trong nghiên cứu này có sử dụng phương pháp phân tích khám phá nhân tố EFA. Theo Hair & ctg (1998), để có thể thực hiện phân tích khám phá nhân tố cần thu thập dữ liệu với kích thước mẫu là ít nhất 5 mẫu trên 1 biến quan sát, tốt nhất trên 10 mẫu. Tuy nhiên, nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng mẫu và sự phân bố mẫu hợp lý đảm bảo suy rộng. Mô hình nghiên cứu có số biến quan sát là 38. Nếu theo tiêu

chuẩn 5 mẫu cho một biến quan sát thì kích thước mẫu cần thiết là n = 38 x 5 = 190. Vậy tác giả chọn kích cỡ mẫu là 250 để đáp ứng được cỡ mẫu cần thiết là 190.

Phương pháp thu thập được sử dụng là phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Tác giả tới trực tiếp quầy giao dịch của Ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Hồ Chí Minh vào các ngày từ thứ hai tới thứ sáu. Buổi sáng: Từ 8h00-10h30, Buổi chiều từ 14h00-16h30 để thực hiện phát phiếu khảo sát cho khách hàng tới giao dịch tại Ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Hồ Chí Minh.

3.4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu

3.4.2.1. Thu thập dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc lập phiếu điều tra, khảo sát trực tiếp khách hàng cá nhân đã và đang gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Hồ Chí Minh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cỡ mẫu dự kiến là 250 KHCN hiện đã và đang gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Hồ Chí Minh.

Thời gian khảo sát: Từ tháng 01/2021-03/2021.

3.4.2.2. Thu thập dữ liệu thứ cấp

Được thu thập thông qua tài liệu nội bộ, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, niên giám, báo cáo nội bộ của Ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Hồ Chí Minh.

Số liệu được thu thập qua giai đoạn năm 2018-2020.

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

3.4.3.1. Thống kê mô tả

Thống kê mô tả là phương pháp dùng tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả, trình bày số liệu được ứng dụng vào trong lĩnh vực kinh tế. Các bảng thống kê là hình thức trình bày số liệu thống kê và thu thập thông tin đã thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận, cũng là trình bày vấn đề nghiên cứu nhờ vào đó có thể đưa ra nhận xét về vấn đề đang nghiên cứu.

Trong đề tài này phương pháp thống kê mô tả được thực hiện bằng cách lập bảng tần suất để mô tả mẫu thu thập được theo các thuộc tính: Giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ và thu nhập, ...

35

Một thang đo có giá trị khi thang đo đó có đủ độ tin cậy, nghĩa là cho cùng một kết quả khi tiến hành đo lặp đi lặp lại. Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại thông qua hệ số Cronbach’s alpha và hệ số tương quan biến - tổng, để nhằm loại bỏ những biến quan sát không đạt yêu cầu ra khỏi thang đo.

- Phương pháp phân tích hệ số Cronbach’s Alpha:

Hệ số Cronbach’s Alpha là một hệ số kiểm định thống kê về mức độ tin cậy và tương quan trong giữa các biến quan sát thang đo. Nó dùng để đánh giá độ tin cậy của các nhóm nhân tố và từng biến quan sát nhỏ bên trong nhóm nhân tố đó. Theo Peterson, (1994) thì hệ số Cronbach’s Alpha phải nằm trong giới hạn từ 0,7 đến 1,0. Trong các trường hợp cỡ mẫu nhỏ thì hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha bằng 0,6 vẫn có thể được chấp nhận. Đồng thời, các biến quan sát phải có hệ số tương quan giữa các biến và tổng (item-total correlation) phải lớn hơn 0,3.

Thang đo được kiểm định bằng công cụ Cronbach’s Alpha, với hệ số này sẽ giúp loại những biến quan sát không đạt yêu cầu hay các thang đo chưa đạt yêu cầu trong quá trình nghiên cứu vì các biến này có thể tạo ra các nhân tố giả.

Phương pháp phân tích Cronbach’s Alpha thực chất là phép kiểm định mức độ tương quan lẫn nhau của các biến quan sát trong thang đo thông qua việc đánh giá sự tương quan giữa bản thân các biến quan sát và tương quan điểm số trong từng biến quan sát với điểm số toàn bộ các biến quan sát. Hệ số Cronbach’s alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao. Thông thường những thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha trong khoảng từ 0,7 - 0,8 là sử dụng được, thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha trong khoảng từ 0,8 - 1,0 được xem là thang đo tốt. Tuy nhiên đối với các trường hợp khái niệm đang nghiên cứu mới thì thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được.

Tuy nhiên, hệ số Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không, chứ không cho biết cần phải loại bỏ hoặc giữ lại biến quan sát nào. Để giải quyết vấn đề này cần tính toán và phân tích hệ số tương quan biến - tổng.

- Hệ số tương quan biến - tổng (item - total correlation):

Hệ số tương quan biến tổng chính là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo. Nếu hệ số này càng cao thì sự tương quan giữa biến với các biến khác trong nhóm càng cao. Vì vậy, đối với các biến quan

sát có hệ số tương quan biến - tổng (item - total correlation) nhỏ hơn 0,3 bị xem như là các biến rác và bị loại ra khỏi mô hình do có tương quan kém với các biến khác trong mô hình.

3.4.3.3. Phân tích yếu tố EFA

Phương pháp phân tích nhân tố được sử dụng để rút gọn và tóm tắt dữ liệu. Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và loại bỏ các biến không đủ độ tin cậy sẽ thực hiện việc phân tích nhân tố khám phá (EFA). Phân tích nhân tố khám phá (EFA) là kỹ thuật được sử dụng để thu nhỏ các tham số ước lượng theo từng nhóm biến. Phương pháp này rất hữu ích trong việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu và được sử dụng để tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) được thực hiện thông qua đánh giá các chỉ tiêu sau để bảo đảm ý nghĩa thống kê:

- Kiểm định trị số KMO (Kaiser- Meyer - Olkin):

Đây là chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của các phân tích nhân tố, trị số KMO có giá trị trong khoảng từ 0,5 đến 1,0 thì phân tích nhân tố là thích hợp với dữ liệu, còn trong trường hợp nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu.

- Đánh giá hệ số tải nhân tố (Factor loading -FL):

Đây là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của phân tích nhân tố khám phá EFA, hệ số tải nhân tố (Factor loading -FL) phụ thuộc vào kích thước mẫu quan sát và mục đích nghiên cứu. Nếu FL>0,3 là đạt mức tối thiểu với kích thước mẫu bằng hoặc lớn hơn 350, nếu FL>0,4 là quan trọng và FL>0,5 là có ý nghĩa thực tiễn. Khi kích thước mẫu khoảng 100 thì nên chọn FL>0,55; còn nếu kích thước mẫu bằng 50 thì nên chọn FL>0,75. Do đó để thang đo đạt giá trị hội tụ thì hệ số tương quan đơn

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀNTIẾT KIỆM CỦA KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG VIỆTNAM THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH(VIETBANK) 10598590-2438-012558.htm (Trang 45)