Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 95 - 97)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.3. Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường đại học Hùng

4.3.4. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên

Có thể nói, đội ngũ giảng viên là lực lượng lao động chính, trực tiếp và quan trọng nhất trong một trường học, là yếu tố hàng đầu chi phối trực tiếp quá trình hoạt động của trường. Đối với giảng viên không phải chỉ vững kiến thức chuyên môn, phương pháp giảng dạy mà còn phải có tâm và nhiệt huyết với nghề, với trường và với người học. Vì vậy, phương pháp quản lý và phát triển đội ngũ giảng viên đóng vai trò hết sức quan trọng trong một trường học. Phương pháp quản

lý phù hợp sẽ khuyến khích giảng viên làm việc nhiệt tình, phát huy hết năng lực giảng dạy vì vậy sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong trường và ngược lại nếu phương pháp quản lý không phù hợp sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng đào tạo. Trong thời gian qua, công tác quản lý đội ngũ giảng viên trường Đại học Hùng Vương, Tỉnh Phú Thọ đã đạt được thành tựu trên một số mặt, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số mặt tồn tại đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả làm việc của đội ngũ giảng viên và làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

Trong thời gian tới, để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, nhà trường cần đổi mới phương pháp quản lý đội ngũ giảng viên để đội ngũ này yên tâm công tác và phát huy hết năng lực của mình. Để thực hiện được điều này cần phải:

- Bố trí thời gian cho các giảng viên đặc biệt là giáo viên trẻ đi tìm hiểu thực tế tại các doanh nghiệp nhằm tăng thêm kiến thức thực tế trong khối giảng viên và làm phong phú nội dung bài giảng.

- Động viên, khuyến khích giảng viên đi học tập tự nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng khác. Việc tự đào tạo và tự bồi dưỡng là hiệu quả nhất vì người lao động biết rõ nhất họ cần gì, thiếu gì và yếu gì. Chỉ khi họ tự giác, có động cơ học tập, rèn luyện thì việc tự đào tạo, tự bồi dưỡng mới có hiệu quả và chất lượng sẽ cao. Chỉ có họ mới tự tìm được thời gian và các điều kiện học tập thích hợp nhất cho bản thân mình. Sau đây là một số giải pháp đề nghị:

Hiện nay, chính sách cho giảng viên trong trường chủ yếu mới được khai thác từ chế độ chính sách chung của nhà nước đối với tất cả giảng viên trong ngành giáo dục và đào tạo. Nhà trường cần có các quy định riêng có tính chất đặc thù, tạo ra một sự “đột phá” trong khâu chế độ chính sách để tạo động lực làm việc, học tập cho giảng viên của trường.

- Trong từng bộ môn, cần thường xuyên tổ chức các cuộc thảo luận và sinh hoạt theo chuyên đề từ đó tìm ra những tồn tại trong từng môn học để có biện pháp giải quyết kịp thời.

- Tạo điều kiện về mặt thời gian và hỗ trợ kinh phí để giảng viên tham gia học tập nâng cao trình độ dưới các hình thức khác nhau: đào tạo lại, đào tạo chuẩn hóa, đào tạo nâng cao

- Tăng cường chính sách đãi ngộ về vật chất và phi vật chất đối với đội ngũ giảng viên để vừa giữ được giảng viên giỏi, vừa thu hút được giảng viên bên ngoài.

- Nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp cho GV - Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá chất lượng giảng dạy của GV - Phát động phong trào nghiên cứu khoa học.

- Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 95 - 97)