.Chương trình đào tạo Trường Đại học Hùng Vương hệ liên thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 62 - 64)

Liên thông từ cao đẳng lên đại học (31 ngành được phép đào tạo) 1 Sư phạm Toán học 17 Công nghệ thông tin 2 Sư phạm Toán học (Toán – Lí) 18 Nông học

3 Sư phạm Vật lí 19 Khoa học cây trồng

4 Sư phạm Sinh học 20 Chăn nuôi (Chăn nuôi – Thú y) 5 Sư phạm Hóa học 21 Lâm nghiệp

6 Giáo dục thể chất 22 Quản trị kinh doanh 7 Sư phạm lịch sử (Sử - GDCD) 23 Tài chính – Ngân hàng 8 Sư phạm Địa lí 24 Kế toán

9 Sư phạm Ngữ Văn 25 Ngôn ngữ Anh

10 Sư phạm Tiếng Anh 26 Ngôn ngữ Trung Quốc 11 Giáo dục mầm non 27 Việt Nam học

12 Giáo dục tiểu học 28 Quản lý giáo dục

13 Sư phạm Âm nhạc 29 Công nghệ kĩ thuật điện, điện tử 14 Sư phạm Mỹ Thuật 30 Kinh tế nông nghiệp

15 Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp 31 Thú y 16 Kinh tế (Kinh tế đầu tư)

Liên thông từ trung cấp lên đại học (4 ngành)

1 Giáo dục tiểu học 3 Kế toán 2 Giáo dục mầm non 4 Trồng trọt

Nguồn: Phòng đào tạo, Trường Đại học Hùng Vương (2017)

Trường đã tổ chức các cuộc Hội nghị, Hội thảo về công tác thực tập sư phạm; thực tập ngoài sư phạm, giao lưu với các doanh nghiệp, cơ quan đóng trên địa bàn để nắm bắt được những đánh giá, góp ý về sản phẩm đào tạo, từ đó có những điều chỉnh thích hợp đối với CTĐT cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Hiện nay cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ cũng như nhu cầu của người học và yêu cầu của thị trường lao động, chương trình đào tạo của Nhà trường đã được tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung thông qua những ý kiến đóng góp của các giảng viên, chuyên gia, nhà quản lý, tuyển dụng và cựu sinh viên. Năm 2010, Trường Đại học Hùng Vương triển khai đề tài “Đánh giá chất lượng đào tạo hệ đại học của trường Đại học Hùng Vương từ 2004 đến nay dưới góc độ người sử dụng nhân lực” để đánh giá chương trình và chất lượng đào tạo của trường. Nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra năng lực chuyên môn, hiệu quả công

việc của cựu sinh viên qua những ý kiến đánh giá của nhà tuyển dụng, nhà quản lý lao động trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Hòa Bình, Hà Nội…. Trường thành lập Ban chỉ đạo và các tiểu ban rà soát, tái cấu trúc lại chương trình đào tạo đại học và cao đẳng cho phù hợp để kịp thời điều chỉnh, bổ sung.

Phát triển chương trình đào tạo là một trong những mối quan tâm của Nhà trường nhằm hướng đến mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Các CTĐT cho tất cả các ngành và hệ đào tạo của trường đều được xây dựng có hệ thống và theo các văn bản pháp quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Các chương trình đảm bảo khối kiến thức bắt buộc, vừa linh hoạt, vừa đảm bảo cho quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ. Các chương trình đã xác định mục tiêu rõ ràng, cụ thể, đảm bảo tính hệ thống, đáp ứng yêu cầu chuẩn về kiến thức, kỹ năng, thái độ và yêu cầu nhân lực trong thời kì CNH – HĐH đất nước.

Chương trình đào tạo chính quy và giáo dục thường xuyên được thiết kế theo quy định, đảm bảo kiến thức tương đương và tính liên thông giữa các trình độ. Trong từng giai đoạn, Nhà trường đã có những cập nhật bổ sung CTĐT dựa trên cơ sở tham khảo chương trình đào tạo của các trường đại học trong và ngoài nước, ý kiến phản hồi từ các nhà tuyển dụng lao động, từ cựu sinh viên, các cơ sở giáo dục, nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương và cả nước.

Chất lượng của chương trình đào tạo thể hiện ở chỗ có thể cung cấp cho sinh viên một cách đầy đủ nhất những kiến thức và kỹ năng cần thiết thỏa mãn được mục đích của họ khi tham gia khóa học.

Nội dung xây dựng chương trình đào tạo của Nhà trường trên cơ sở mục tiêu đã đề ra chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, một phần Nhà trường tự xây dựng cho phù hợp với yêu cầu đào tạo và cấp đào tạo để đảm bảo tiếp tục thực hiện 5 chương trình của Bộ, cụ thể: tiến hành rà soát lại mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo của từng ngành nghề theo hướng: mục tiêu đào tạo phải theo sát mục tiêu thực tiễn sản xuất, phù hợp với tiến bộ khoa học và công nghệ, đảm bảo tính cân đối về nội dung chương trình trong việc liên thông đào tạo lên bậc học cao hơn, tạo điều kiện cho người học khi ra trường có thể đáp ứng được ngay yêu cầu của quy trình sản xuất hiện đại. Để thực hiện việc xây dựng chương trình đào tạo, Nhà trường thành lập Hội đồng khoa học cùng phối hợp với các khoa, tổ bộ môn để xây dựng chương trình khung và sau đó lập chương trình chi tiết phục vụ giảng dạy.

4.1.4. Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập

Trường Đại học Hùng Vương rất coi trọng công tác xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất và thiết bị dạy học phục vụ hoạt động đào tạo của trường như: giảng đường, lớp học, thư viện, hội trường, sân bãi, trang thiết bị. Nhà trường vừa đẩy nhanh xây dựng cơ sở mới tại thành phố Việt Trì vừa củng cố, nâng cấp cơ sở tại thị xã Phú Thọ đủ phòng học, giảng đường, phòng thực hành, phòng thí nghiệm đáp ứng yêu cầu đào tạo trước mắt và phù hợp Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2012-2020, định hướng đến năm 2030. Nhà trường đã tích cực đầu tư kinh phí mua sắm trang thiết bị dạy học, thực hành và tin học hóa các hoạt động dạy học. Hiện đại hóa cơ sở vật chất phục vụ dạy và học nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo là mục tiêu mà trường Đại học Hùng Vương hướng tới trong hiện tại và tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 62 - 64)