Kết quả tổng hợp điều tra sinh viên đã tốt nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 74 - 79)

ĐVT: %

STT Tiêu chí chất lượng Mức đánh giá

Phù hợp Không phù hợp

1

Công việc Anh (Chị) đang làm có phù hợp hoặc liên quan đến ngành nghề

được đào tạo không 70 30

2 Kiến thức học tại trường có giúp nhiều cho Anh (Chị) trong công việc

Nhiều Bình thường Ít giúp gì Không

45 40 15 0 3 Mức thu nhập bình quân trong tháng của Anh (Chị) từ công việc

Dưới 3 triệu

Từ 3 – 5

triệu Trên 5 triệu

30 60 10

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Từ bảng tổng hợp kết quả ở trên ta thấy sinh viên trường Đại học Hùng Vương khi ra trường được làm việc theo đúng chuyên ngành đào tạo là 70%, không đúng chuyên ngành là 30%. Kiến thức học tại trường đã giúp cho người lao động trong quá trình làm việc, điều này chứng tỏ sinh viên sau khi ra trường đã được xã hội sử dụng, đảm bảo được kiến thức được học không xa rời thực tế. Mức thu nhập của sinh viên mới ra trường so với mặt bằng chung là mức lương bình quân là ở mức trung bình, điều này cho thấy vị thế của sinh viên trong khoa cũng như trong nhà trường.

- Đánh giá mức độ người sử dụng lao động

Để đánh giá chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Hùng Vương, Tỉnh Phú Thọ trong những năm qua, ngoài việc khảo sát lấy ý kiến đánh giá của lãnh đạo trường, lãnh đạo khoa, các giảng viên và sinh viên nhà trường, tác giả còn khảo sát ý

kiến đánh giá từ phía các doanh nghiệp, công ty có sử dụng lao động qua đào tạo tại Trường. Trên thực tế, chất lượng sản phẩm được chính các nhà sản xuất kiểm định và đánh giá thì kết quả đánh giá đó mới chỉ là việc đánh giá một chiều, tính thuyết phục chưa cao, do vậy việc khảo sát đánh giá chất lượng từ phía người tiêu dùng là việc làm cần thiết. Phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo dưới góc độ người sử dụng lao động là nhằm khảo sát mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với người lao động được đào tạo tại Trường. Đợt khảo sát này, tác giả gửi phiếu điều tra tới 12 cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, Phú Thọ, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc.

Để khảo sát sự đánh giá của người sử dụng lao động đối với kết quả đào tạo (sinh viên đã ra trường) về mặt kiến thức chuyên môn, Phiếu xin ý kiến các cấp quản lý doanh nghiệp đưa ra các mức đánh giá bao gồm: Rất vững, Vững, Trung bình, Kém, Rất kém. Đa số các doanh nghiệp được hỏi đề đánh giá sinh viên tốt nghiệp của Đại học Hùng Vương ở mức Vững và Trung bình (Vững: 27,8%, Trung bình: 52,6%). Một số khác đánh giá ở mức Kém (Kém 19,6%, Rất kém 0%).

Về kỹ năng nghề nghiệp được: Đa phần các doanh nghiệp đánh giá ở mức độ Tốt và Trung bình; ở mức độ Kém và Rất kém cũng còn một số sinh viên.

Kết quả đánh giá được tập hợp từ phiếu xin ý kiến các cấp quản lý doanh nghiệp được thông qua bản số liệu như sau:

Bảng 4.12. Đánh giá của các cấp quản lý doanh nghiệp về kỹ năng thực hành nghề nghiệp của sinh viên Đại học Hùng Vương, Tỉnh Phú Thọ

ĐVT: % Kỹ năng Đánh giá mức độ thành thạo Rất tốt Tốt Trung bình Kém kém Rất - Thiết lập hệ thống tổ chức của DN phù hợp

với đặc điểm hoạt động của các DN 10 30 40 10 10 - Biết được các vấn đề về tổ chức quản lý,

tổ chức sản xuất,… 5 25 45 15 10

- Có khả năng nghiên cứu các vấn đề về

quản trị doanh nghiệp 15 20 50 15 0

- Có khả năng tư vấn công tác quản trị cho

các doanh nghiệp 0 10 60 30 10

+ Về ý thức lao động, tinh thần và thái độ nghề nghiệp

Hầu hết các doanh nghiệp được hỏi đều có nhận xét rất tốt ý thức, tinh thần thái độ làm việc của các sinh viên. Không có doanh nghiệp nào đánh giá ý thức, tinh thần thái độ làm việc của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương, Tỉnh Phú Thọ là kém. Điều đó thể hiện doanh nghiệp đã có những hài lòng nhất định về công tác rèn luyện ý thức, tinh thần học tập và làm việc của sinh viên.

+ Những đánh giá khác:

Ngoài kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, ý thức, tinh thần và thái độ làm việc những người sử dụng lao động còn quan tâm đến những mặt khác khi sử dụng lao động do nhà trường đào tạo như khả năng sử dụng ngoại ngữ, trình độ tin học, sự nhanh nhạy trong việc hiểu những vấn đề, tình huống phát sinh trong công việc được giao, khả năng xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình làm việc, khả năng giao tiếp với khách hàng hoặc các đối tác khác, khả năng làm việc theo nhóm, khả năng làm việc độc lập…

Song đa phần các kỹ năng khác được các doanh nghiệp đánh giá là khá tốt như: Khả năng xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình làm việc, khả năng giao tiếp với khách hàng, quan hệ với đồng nghiệp…

Bảng 4.13. Tổng hợp đánh giá của các cấp quản lý doanh nghiệp về những kỹ năng khác của sinh viên ĐHHV

ĐVT: % Kỹ năng Đánh giá mức độ thành thạo Rất tốt Tốt Trung bình Kém Rất kém Kỹ năng khác

-Khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ

phục vụ công việc 15 15 40 20 10

- Kỹ năng xử lý tình huống trong công

việc 25 35 30 10 0

- Giao tiếp với khách hàng, đối tác 20 30 40 5 5 - Kỹ năng làm việc nhóm 20 30 30 10 10 - Kỹ năng làm việc độc lập 30 40 20 10 0 - Quan hệ với đồng nghiệp 25 30 25 20 0 - Khả năng thích nghi với môi trường

làm việc 15 20 30 25 10

4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG, TỈNH PHÚ THỌ TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG, TỈNH PHÚ THỌ

4.2.1. Chủ trương chính sách về nâng cao chất lượng đào tạo của Bộ giáo dục và đào tạo dục và đào tạo

Trường Đại học Hùng Vương đã và đang thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo, mở rộng các hình thức liên kết đào tạo nhằm đáp ứng đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng cao cho tỉnh Phú Thọ và các tỉnh trong khu vực. Nhà trường bắt đầu tổ chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ từ khóa tuyển sinh năm học 2009 – 2010, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc chủ động học tập của sinh viên. Các hoạt động đào tạo được tổ chức theo đúng quy định, mềm dẻo, liên thông, phát huy tính tích cực của người học, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo toàn diện. Nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo tăng cường nghiên cứu khoa học, đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tiếp cận năng lực, phát huy tính tự học, tự nghiên cứu của sinh viên.

Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, nhà trường có kế hoạch đánh giá chất lượng đào tạo đối với người học thông qua các nhà quản lý, nhà tuyển dụng và cựu sinh viên.

Nhà trường đã xây dựng “Kế hoạch chiến lược giai đoạn 2010 - 2015 và tầm nhìn 2020”, trong đó xác định rõ mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực, gắn với nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, khu vực và cả nước. Các chương trình đào tạo có mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể về phẩm chất đạo đức, kiến thức, kỹ năng cho từng ngành cụ thể.

Nhà trường cũng tổ chức các Hội thảo lấy ý kiến các bên liên quan về chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra để có cơ sở điều chỉnh chương trình đào tạo

Dựa trên kết quả khảo sát, Nhà trường xây dựng kế hoạch điều chỉnh hoạt động đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của người học, của các đơn vị tuyển dụng để đề xuất các giải pháp giúp sinh viên tốt nghiệp tìm kiếm được việc làm phù hợp. Nhà trường thực hiện điều chỉnh kế hoạch đào tạo bao gồm: kế hoạch giảng dạy, kế hoạch rèn nghề, kế hoạch thực tập, kế hoạch ngoại khóa thường xuyên trong từng năm học cũng như cả khóa đào tạo phù hợp với thực tế, tăng số lần xét tốt nghiệp trong năm, rút ngắn thời gian cấp phát bằng tốt nghiệp để tạo điều kiện cho sinh viên tốt nghiệp thuận lợi khi nộp hồ sơ xin việc làm.

Để đáp ứng nhu cầu xã hội, nhiều chuyên ngành đào tạo mới được mở thêm như: Thú y, Công tác xã hội, Hướng dẫn viên du lịch, Quản trị dịch vụ du lịch lữ hành.

Trường Đại học Hùng Vương đã đa dạng hóa các hình thức đào tạo, đáp ứng yêu cầu học tập của người học theo quy định. Từ năm học 2009-2010 chương trình đào tạo đã được hiệu chỉnh từ phương thức đào tạo niên chế sang phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Hằng năm, Nhà trường đã tổ chức các hội thảo, hội nghị về đổi mới phương giảng dạy theo học chế tín chỉ, không ngừng cải tiến nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

Phương pháp và quy trình đánh giá kết quả kiến thức và kỹ năng thực hành của người học đảm bảo công bằng, khách quan, đo được mức độ tích luỹ của người học. Kết quả học tập của người học được đánh giá khách quan, chính xác, được lưu giữ đúng quy định. Công tác cấp phát văn bằng, chứng chỉ chính xác, đúng quy định. Kết quả học tập của người học được thông báo kịp thời và được lưu trữ đầy đủ, an toàn, chính xác.

Trong thời gian tới, nhà trường tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, chú trọng các khâu thực hành, thực tập, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên. Nhà trường sẽ tiếp tục khảo sát, nghiên cứu số sinh viên tốt nghiệp nhằm nắm bắt thông tin từ họ và các nhà sử dụng lao động để có kế hoạch điều chỉnh hoạt động đào tạo cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn xã hội.

4.2.2. Quy mô đào tạo của nhà trường

Trước sức ép ngày càng tăng trong công tác tuyển sinh do sự tăng nhân về số lượng trường đại học, cao đẳng, các trường của bộ đã sớm có kế hoạch, bằng nhiều hình thức, biện pháp tích cực để triển khai tuyển sinh như: tăng cường quảng bá về nhà trường, tổ chức bộ máy chuyên trách về tuyển sinh, tiếp xúc với học sinh các trường trung học phổ thông, có biện pháp hỗ trợ sinh viên trong học tập, sinh hoạt.

Qua các năm kể từ khi nâng cấp từ trường CĐ lên ĐH, quy mô và số lượng đạo tạo các ngành tuyển sinh đều tăng. Qua số điểm tuyển sinh có thể thấy chất lượng tuyển sinh đầu vào dần được cải thiện, tuy nhiên vẫn còn 1 số ngành chất lượng sinh viên đầu vào còn chưa đạt về điểm số. Chất lượng sinh viên đầu vào có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của việc đào tạo như: nếu sinh viên đầu vào kém sẽ không tiếp thu được các kiến thức bài giảng, gây khó khăn cho cả người học và cho giảng viên, ảnh hưởng đến sản phẩm đầu ra…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)