Đánh giá chung những thuận lợi, khó khăn nâng cao chất lượng đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 88 - 91)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học

4.2.6. Đánh giá chung những thuận lợi, khó khăn nâng cao chất lượng đào tạo

a- Thuận lợi

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường, Trường Đại học Hùng Vương về cơ bản thực hiện và hoàn thành tốt các mục tiêu đã đặt ra Nhà trường tiếp tục ở thế ốn định và có xu hướng phát triển thuận lợi. Chất lượng đào tạo từng bước được nâng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Trình độ đội ngũ cán bộ giảng viên từng bước được chuẩn hóa. Công tác nghiên cứu khoa học có nhiều khởi sắc. Cơ sở vật chất kỹ thuật trang thiết bị từng bước được đầu tư. Công tác thanh tra, khảo thí đảm bảo chất lượng giáo dục được triển khai thường xuyên và nề nếp. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, thi đua, khen thưởng, quản lý sinh viên có nhiều tiến bộ. Công tác xây dựng cơ sở vật chất đã đạt được những kết quả khích lệ góp phần thay đổi diện mạo nhà trường và phục vụ nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học.

b- Khó khăn

Công tác tuyển sinh đối với các trường đại học địa phương khó thu hút học sinh khá, giỏi; một số ngành đào tạo không tuyển đủ chỉ tiêu được giao; cơ chế tuyển sinh các năm gần đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo có thay đổi theo hướng mở, xu thế cạnh tranh thí sinh giữa các trường tăng lên. Công tác dự báo, định hướng đào tạo chưa nắm bắt hết nhu cầu của thị trường lao động; công tác tư vấn tuyển sinh còn chậm so với các trường; việc quản lý, phân cấp chưa tạo

được sự vào cuộc thực sự, trách nhiệm của các phòng, ban, đơn vị. Đội ngũ cán bộ giảng viên có trình độ cao vẫn còn chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu theo quy định, nhiều cán bộ, giảng viên đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nên cũng ảnh hưởng đến kế hoạch giảng dạy chung của trường. Song với sự quyết tâm của tập thể lãnh đạo nhà trường, sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ giảng viên, viên chức các khoa, phòng ban, trung tâm, nhà trường đã hoàn thành tốt nhiệm vụ trong các năm học. Bên cạnh đó, còn một số khó khăn như:

- Sự vào cuộc của cả hệ thống chưa thật sự quyết liệt, đồng bộ trên tất cả các mặt hoạt động của trường.

- Công tác tuyển sinh gặp nhiều khó khăn nên điểm đầu vào ở các ngành còn thấp, chính vì vậy năng lực của sinh viên còn hạn chế. - Một số Bộ môn giảng viên còn thiếu nên số giờ đảm nhiệm cao, còn thiếu giảng viên đầu ngành, giỏi ngoại ngữ, giỏi thực hành, tâm huyết, làm việc có trách nhiệm.

- Chương trình đào tạo còn hàn lâm, chưa tạo được sự liên thông cao giữa các nhóm ngành, chưa tham khảo được nhiều các chương trình đào tạo nước ngoài, các chương trình đào tạo tiên tiến, còn nặng về dạy kiến thức, thiếu về dạy kỹ năng. Trong quá trình xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo còn thiếu sự tham gia của doanh nghiệp, các đơn vị sử dụng lao động.

- Việc đổi mới phương pháp giảng dạy đã và đang được thực hiện, nhưng chưa thường xuyên ở các Khoa, Bộ môn. Một số giảng viên còn thiên về lý luận, thiếu thực tiễn, chưa tìm ra và áp dụng những phương pháp giúp sinh viên chủ động hơn trong tiếp thu kiến thức.

- Giáo trình chưa được bổ sung thường xuyên, một số giáo trình thiếu cập nhật chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới.

- Cơ sở vật chất đã được đầu tư cơ bản về trang thiết bị phòng thí nghiệm, thư viện điện tử, phương tiện giảng dạy.., nhưng vẫn chưa sử dụng hiệu quả trong đào tạo.

- Thiếu các mô hình đáp ứng tốt, rèn nghề, thực hành, thực tập nghề nghiệp trong trường, hoặc có nhưng mô hình tốt nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao.

- Sự quan tâm đối với sinh viên đang học tại trường và hỗ trợ tìm việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp chưa được quan tâm đúng mức.

Giai đoạn từ nay đến năm 2020, Nhà trường tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu học tập ngày càng cao của xã hội và nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và khu vực. Trước mắt lấy đột phá khối ngành đào tạo sư phạm và lựa chọn một số khối ngoài sư phạm (Văn hóa Du lịch, Kỹ thuật- Công nghệ, Kinh tế, Nông lâm nghiệp); chú trọng nâng cao trình độ, đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng giảm lý thuyết, tăng thời gian thực hành nghề nghiệp và bồi dưỡng kỹ năng mềm đảm bảo kiểm định chất lượng đầu ra. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế theo hướng thiết thực, hiệu quả. Đẩy mạnh huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất. Nâng cao chất lượng quản lý, quản trị nhà trường. Phấn đấu đến năm 2020 trở thành trường đại học định hướng ứng dụng đạt chuẩn quốc gia, đến năm 2025 trở thành trường đại học có uy tín trong khu vực và cả nước về đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ.

Đổi mới công tác tuyển sinh: Xác định rõ nhu cầu việc làm, nhu cầu thị trường làm căn cứ, định hướng tuyển sinh từng năm học; trước mắt rà soát, điều chỉnh đào tạo khối ngành sư phạm; tăng chỉ tiêu khối ngành ngoài sư phạm, tập trung các ngành Nông lâm nghiệp, Ngôn ngữ, Văn hóa Du lịch, Kỹ thuật Công nghệ và đào tạo sinh viên Lào. Đổi mới hình thức tuyển sinh, gắn với việc tìm việc làm cho sinh viên (có cam kết việc làm cho sinh viên sau khi ra trường).

Nâng cao chất lượng đào tạo: Thực hiện việc rà soát, đánh giá chương trình đào tạo; hiện đại hóa giáo trình, bài giảng, cơ sở học liệu. Lấy người học là trung tâm của quá trình đào tạo, đón đầu nhu cầu về phát triển nghề và các hoạt động hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp.

Tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu học tập ngày càng cao của xã hội và nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và khu vực. Trước mắt năm học 2017- 2018 lấy đột phá khối ngành đào tạo sư phạm và lựa chọn một số khối ngoài sư phạm (Văn hóa Du lịch, Kỹ thuật- Công nghệ, Kinh tế, Nông lâm nghiệp); chú trọng nâng cao trình độ, đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng giảm lý thuyết, tăng thời gian thực hành nghề nghiệp và bồi dưỡng kỹ năng mềm đảm bảo kiểm định chất lượng đầu ra. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế theo hướng thiết thực, hiệu quả. Đẩy mạnh huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất. Nâng cao chất lượng quản lý, quản trị nhà trường. Hoàn thành các mục tiêu chất lượng, kế hoạch năm học 2017- 2018, phấn đấu đến năm 2020 trở thành trường đại học định

hướng ứng dụng đạt chuẩn quốc gia, đến năm 2025 trở thành trường đại học có uy tín trong khu vực và cả nước về đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ.

- Đổi mới công tác tuyển sinh: Xác định rõ nhu cầu việc làm, nhu cầu thị

trường làm căn cứ, định hướng tuyển sinh từng năm học; trước mắt giai đoạn 2017- 2020 rà soát, điều chỉnh đào tạo khối ngành sư phạm (chú ý mức điểm đầu

vào và năng khiếu); tăng chỉ tiêu khối ngành ngoài sư phạm, tập trung các ngành

Nông lâm nghiệp, Ngôn ngữ, Văn hóa Du lịch, Kỹ thuật Công nghệ và đào tạo sinh viên Lào. Duy trì ổn định 8- 10 ngành đào tạo sư phạm, 10- 15 ngành ngoài sư phạm. Đổi mới hình thức tuyển sinh, gắn với việc tìm việc làm cho sinh viên(

có cam kết việc làm và thu nhập cho sinh viên sau khi ra trường); phấn đấu quy

mô đến năm 2020 giữ ổn định từ 6.500- 7000 sinh viên.

- Nâng cao chất lượng đào tạo: Thực hiện việc rà soát, đánh giá chương

trình đào tạo, phấn đấu từ 10- 15% chương trình tham khảo quốc tế và 10- 15 chương trình đào tạo được kiểm định chất lượng quốc gia; hiện đại hóa giáo trình, bài giảng, cơ sở học liệu. Tổ chức kiểm tra đánh giá trình độ đầu ngoại ngữ cho sinh viên K15, quy định mức chuẩn đầu ra, kỹ năng mềm cho sinh viên K12,13,14. Đề cao trách nhiệm của các khoa, bộ môn trong việc đề xuất các biện pháp mang tính đột phá và kế hoạch cụ thể của từng khoa, bộ môn trong công tác tuyển sinh, đào tạo, thực tập - rèn nghề, tìm kiếm việc làm cho sinh viên; đảm bảo 8- 10% chương trình đào tạo có mời giảng viên ngoài trường và mời các nhà tuyển dụng tham gia đánh giá chương trình đào tạo, gắn đào tạo thực hành rèn nghề, nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học và kỹ năng mềm, lấy người học là trung tâm của quá trình đào tạo, đón đầu nhu cầu về phát triển nghề và các hoạt động hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 88 - 91)