Giới thiệu chương trình đào tạo tại trường đại học Hùng Vương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 49)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Giới thiệu chương trình đào tạo tại trường đại học Hùng Vương

Trường Đại học Hùng Vương thực hiện đào tạo đa ngành đáp ứng yêu cầu của người học, từ hình thức đào tạo chính quy đến đào tạo liên thông.

Hiện nay, nhà trường có 6 ngành đào tạo thạc sĩ, 37 ngành đào tạo trình độ đại học hệ chính quy, 22 ngành đào tạo trình độ cao đẳng hệ chính quy, 02 ngành trung cấp chuyên nghiệp.

Sơ đồ 3.2. Chương trình đào tạo tại Trường Đại học Hùng Vương

Nguồn: Phòng đào tạo Trường Đại học Hùng Vương (2017)

- Năm bắt đầu đào tạo trình độ đại học 2004 với 4 ngành đại học (SP Toán, SP Ngữ văn, SP Tiếng Anh, GD Tiểu học).

- Bắt đầu đào tạo thạc sĩ năm 2016 với 2 ngành (Lý luận và PPDH Bộ môn toán).

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu 3.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu

3.2.1.1. Thu thập tài liệu, số liệu đã công bố

Bao gồm: Số liệu về đặc điểm của Trường Đại học Hùng Vương; các lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo trường đại học; các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về nâng cao chất lượng đào tạo; các công trình nghiên

cứu có liên quan... từ năm 2004 – 2016, báo cáo tổng kết năm học của Trường những năm gần đây (Đại học Hùng Vương, Tỉnh Phú Thọ, 2015; Đại học Hùng Vương, Tỉnh Phú Thọ, 2016; Đại học Hùng Vương, Tỉnh Phú Thọ, 2017b)

Nguồn cung cấp: Sách, báo, tạp chí, văn kiện, nghị quyết; các đề tài, luận án, lưu trữ ở các thư viện, văn phòng bộ, ngành, phòng của trường Đại học.

Phương pháp thu thập: tìm, đọc, sách báo, trích dẫn...

Bảng 3.2. Thu thập thông tin, tài liệu đã công bố

Nơi thu thập Thông tin

- Các sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo có liên quan, những báo cáo khoa học đã được công bố và mạng internet… liên quan đến đề tài nghiên cứu

- Các thông tin, tài liệu phục vụ cho nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng đào tạo đại học.

- Trường Đại học Hùng Vương: các khoa, các phòng ban và các trung tâm có liên quan

- Các thông tin, số liệu liên quan đến chương trình đào tạo ngành tài chính ngân hàng, những kết quả đã đạt được và những khó khăn còn tồn tại

- Các cơ quan/tổ chức/đơn vị có liên quan, các cơ sở liên kết đào tạo…

- Các vấn đề có liên quan đến chất lượng đào tạo đại học

3.2.1.2. Thu thập số liệu mới

Số liệu mới được thu thập qua điều tra, phỏng vấn và thảo luận nhóm đối với các giảng viên và sinh viên của trường Đại học Hùng Vương. Biểu phiếu điều tra được xây dựng cho các nhóm đối tượng như sau:

Bảng 3.3. Thu thập số liệu mới

Diễn giải Số phiếu điều tra

1. Sinh viên tại Trường 90

2. Giảng viên của Trường 20

3. Ban lãnh đạo Trường, cán bộ quản lý các phòng, ban, khoa 50 4. Cán bộ quản lý, doanh nghiệp, các trường học 20

5. Sinh viên ra trường 20

Nội dung điều tra tập trung vào một số vấn đề sau:

- Công tác xây dựng nội dung chương trình đào tạo đại học: sự phù hợp giữa lý thuyết và thực hành, các kỹ năng cơ bản của nhà trường cung cấp cho sinh viên.

- Công tác xây dựng tài liệu học tập của Nhà trường;

- Công tác giảng dạy của giảng viên, bao gồm: đánh giá thành tích trong giảng dạy, số lượng và chất lượng giảng dạy, hiệu quả trong giảng dạy;

- Công tác xây dựng cơ sở vật chất;

- Mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo đại học trên các mặt: phương pháp và nội dung giảng dạy, điều kiện phục vụ dạy và học của Nhà trường, phương pháp đánh giá sinh viên của Nhà trường;

- Đánh giá ý thức học tập và rèn luyện của sinh viên trường đại học; - Công tác xây dựng nội dung chương trình đào tạo đại học: sự phù hợp giữa lý thuyết và thực hành, các kỹ năng cơ bản Nhà trường cung cấp cho sinh viên.

- Khả năng đáp ứng yêu cầu công việc khi sinh viên ra trường.

3.2.2. Phương pháp điều tra – khảo sát

Phương pháp điều tra – khảo sát là phương pháp sử dụng một hệ thống các câu hỏi theo những nội dung xác định nhằm thu thập nhưng thông tin khách quan nói lên nhận thức và thái độ của người được điều tra (có thể là cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên, phụ huynh sinh viên,…). Phương pháp này có hai hình thức cơ bản:

- Phương pháp phỏng vấn: Là phương pháp dùng hệ thống các câu hỏi miệngđể người được phỏng vấn trả lời bằng miệng nhằm thu được nhưng thông tin nói lên nhận thức hoặc thái độ của người được hỏi.

- Phương pháp điều tra bằng an – két: Là phương pháp dùng hệ thống câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn trên giấy theo những nội dung xác định, người được hỏi sẽ trả lời bằng cách viết trong một thời gian nhất định. Phương pháp này cho phép điều tra, thăm dò ý kến đồng loạt của nhiều người nên thường được sử dụng trong các cuộc điều tra xã hội học, trong nghiên cứu khoa học giáo dục…

Ngoài hai hình thức cơ bản trên, hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, phương pháp điều tra – khảo sát còn có thể được tiến hành trên mạng internet.

Trong nghiên cứu, đánh giá chất lượng đào tạo, đối tượng điều tra khảo sát khá rộng, có thể bao gồm các nhà quản lý giáo dục các cấp, người sử dụng lao động, người dạy, người học… Chính vì vậy, cần phải thực hiện chọn mẫu điều tra (giới hạn đối tượng điều tra) bằng các phương pháp: chọn mẫu ngẫu nhiên, chọn máy móc hoặc chọn phân loại.

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

+ Công cụ xử lý bằng phần mềm excel: Để tổng hợp, vẽ đồ thị, biểu đồ, kiểm định, so sánh số liệu thu thập được.

+ Sử dụng phương pháp xử lý thông tin theo cách: Phân tổ định tính, Phân tổ định lượng.

3.2.4. Phương pháp phân tích

+ Phương pháp phân tích thống kê

Sinh viên đang học tại trường được phân theo các tiêu thức ngành học, khóa học, theo năng lực học tập và rèn luyện tại trường.

Giảng viên được phân loại theo trình độ, ngành đào tạo, độ tuổi.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp được phân loại theo ngành đào tạo, kết quả học tập tại trường và chất lượng công việc sau khi tốt nghiệp.

+ Phương pháp so sánh

Phương pháp này được sử dụng để so sánh giữa thực tế những kiến thức, kỹ năng mà sinh viên trường đại học đã được đào tạo với những kiến thức, kỹ năng mà họ cần phải có trong tương lai để đáp ứng được yêu cầu công việc; so sánh những kiến thức và kỹ năng mà sinh viên đại học đang có với nhu cầu của các doanh nghiệp về những năng lực cần thiết của một nhân viên trong thực tiễn thực hiện công việc. Trên cơ sở đó xác định khoảng năng lực còn thiếu hụt và đề xuất chương trình đào tạo với những nội dung đào tạo cụ thể cho sinh viên đại học.

So sánh kết quả học tập của sinh viên giữa các khóa, các ngành học, các năm học so với mục đích đạt chuẩn.

khi tốt nghiệp giữa các ngành học, các khóa học so với mức đạt chuẩn.

- So sánh trình độ, độ tuổi, trình độ thâm niên, số lượng của giảng viên giữa các ngành học, các năm học của trường so với chuẩn chất lượng đào tạo.

- So sánh cơ sở vật chất của trường giữa các năm học so với đạt chuẩn. - Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức về chất lượng đào tạo của trường.

3.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

- Chỉ tiêu đánh giá chất lượng giảng viên: trình độ chuyên môn: tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng, trung cấp; trình độ tin học và ngoại ngữ;

- Chỉ tiêu phản ánh cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ dạy của Nhà trường;

- Chỉ tiêu đánh giá tài liệu học tập;

* Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng dạy

- Chỉ tiêu đánh giá công tác xây dựng nội dung chương trình đào tạo: phù hợp, bình thường hay chưa phù hợp;

- Chỉ tiêu đánh giá nội dung chương trình đào tạo: sự phù hợp giữa lý thuyết và thực hành, các kỹ năng cơ bản cung cấp cho người học;

- Chỉ tiêu đánh giá công tác xây dựng tài liệu học tập: tốt, khá, trung bình; - Chỉ tiêu đánh giá công tác giảng dạy của giáo viên:

+ Đánh giá thành tích trong giảng dạy: tham gia viết sách, các giải thưởng trong giáo dục…

+ Đánh giá số lượng và chất lượng trong giảng dạy: có sáng kiến đổi mới, tham gia các chương trình bồi dưỡng…

+ Đánh giá hiệu quả giảng dạy: thiết kế và trình bày bài giảng phù hợp, cập nhật kiến thức mới…

+ Tham gia đánh giá và phát triển chương trình đào tạo

- Chỉ tiêu đánh giá công tác xây dựng cơ sở vật chất: tốt, khá, trung bình - Chỉ tiêu đánh giá ý thức học tập và rèn luyện của sinh viên: tốt, chưa tốt

* Chỉ tiêu đánh giá chất lượng học

truyền đạt của giáo viên, thời gian giao lưu với sinh viên

- Đánh giá ý thức và sự tham gia học tập của sinh viên: tham gia đầy đủ các buổi học, có biểu hiện tích cực trong giờ học, sinh viên tự học

- Đánh giá phương pháp đánh giá của Nhà trường: đánh giá công bằng, chính xác, cho điểm phù hợp, đề thi vừa sức

- Đánh giá nội dung giảng dạy: nội dung đầy đủ, có cập nhật và có tính thực tiễn.

- Đánh giá điều kiện phục vụ công tác dạy và học: tài liệu, thư viện, phòng học.

- Đánh giá phương pháp tổ chức đánh giá của Nhà trường: hình thức tổ chức thi.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG, TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG, TỈNH PHÚ THỌ

4.1.1. Mục tiêu, sứ mạng của Nhà trường

4.1.1.1. Mục tiêu của Nhà trường

Ngay từ khi thành lập, trên cơ sở sứ mạng đã công bố, Trường ĐHHV đã xác định mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể của nhà trường trong Kế hoạch xây dựng và phát triển Trường ĐHHV giai đoạn 2003-2010.

Mục tiêu của trường ĐHHV được rà soát, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình nhà trường và đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH từng giai đoạn. Trong giai đoạn 2011-2016, căn cứ vào Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH của tỉnh Phú Thọ và các tỉnh lân cận được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhà trường đã điều chỉnh mục tiêu tổng quát được xác định trong Chiến lược phát triển trường ĐHHV giai đoạn 2010-2015, để thực hiện mục tiêu đã đề ra, Chiến lược phát triển giai đoạn 2010-2015 đã cụ thể hóa trong 08 chương trình công tác gồm: Đào tạo, NCKH, Hợp tác quốc tế, Tổ chức cán bộ, Xây dựng cơ sở vật chất, Thanh tra, khảo thí và Đảm bảo chất lượng, Tài chính, Quản lý và điều hành.

Trường ĐHHV tiếp tục rà soát điều chỉnh mục tiêu vào năm 2016. Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020 và của các tỉnh lân cận; trên cơ sở yêu cầu của UBND tỉnh Phú Thọ, Trường ĐHHV đã xây dựng Đề án củng cố, đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo Trường ĐHHV giai đoạn 2016-2020, định hướng 2030, trong đó chỉ rõ mục tiêu chung là: “Xây dựng Trường Đại học Hùng Vương trở thành cơ sở đào tạo đại học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng ngang tầm với các trường đại học có uy tín ở khu vực trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học; thực hiện tốt sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao; một trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ và khu vực”.

Không chỉ được xác định phù hợp với mục tiêu đào tạo trình độ đại học quy định tại Luật Giáo dục và sứ mạng tuyên bố của nhà trường; không chỉ được định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh, mà mục tiêu mà Trường ĐHHV đã tuyên bố luôn được

quan tâm triển khai thực hiện. Trên cơ sở mục tiêu tổng quát trong từng giai đoạn, nhà trường cụ thể hóa thành các mục tiêu cụ thể trên các lĩnh vực: nhân sự, đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ,... Đồng thời, nhà trường đã chuyển tải các mục tiêu đó thành các mục tiêu đào tạo cụ thể về kiến thức, kỹ năng, thái độ của từng ngành thể hiện qua các chương trình đào tạo. Thông qua việc thực hiện mục tiêu giáo dục của các ngành học, các chương trình đào tạo, trường thực hiện cụ thể hóa sứ mạng đã tuyên bố với xã hội là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển toàn diện về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất và thái độ phục vụ xã hội, đẩy mạnh đào tạo theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng. Bên cạnh đó, nhà trường còn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra các ngành đào tạo đại học phù hợp với mục tiêu giáo dục. Tiến hành rà soát, chỉnh lý mục tiêu giáo dục của các ngành học để đảm bảo sự nhất quán giữa mục tiêu giáo dục với chuẩn đầu ra.

Trên cơ sở mục tiêu chung, mục tiêu của từng ngành, chương trình đào tạo, nhà trường xây dựng các mục tiêu ngắn hạn trong từng năm học, với sự tham gia của tất cả các đơn vị trong trường, nhằm đảm bảo quá trình đào tạo được triển khai đầy đủ và tạo điều kiện cho giảng viên và sinh viên chủ động xây dựng kế hoạch giảng dạy và học tập phù hợp. Kế hoạch năm học được thông qua và được phổ biến, triển khai rộng rãi trong toàn trường bằng nhiều hình thức: hội nghị cán bộ, công nhân viên chức, tuần sinh hoạt chính trị cho sinh viên đầu năm học; đại hội Đảng và các đoàn thể, công bố rộng rãi trên Website. Để đảm bảo việc duy trì, thực hiện đúng mục tiêu đã đặt ra, định kỳ hàng tháng, nhà trường đều tổ chức họp Ban chấp hành Đảng bộ, họp giao ban lãnh đạo các đơn vị nhằm kiểm tra, nhắc nhở, rà soát tiến độ thực hiện các mục tiêu đề ra. Đồng thời, cuối mỗi năm học, nhà trường tổ chức tổng kết năm học từ cấp bộ môn, cấp khoa đến cấp trường nhằm đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ trong năm từ đó điều chỉnh, bổ sung mục tiêu, xây dựng kế hoạch cho năm học mới phù hợp với thực tiễn phát triển của nhà trường.

4.1.1.2. Sứ mạng của Nhà trường

Trường ĐHHV được thành lập ngày 29/4/2003 theo Quyết định số 81/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở Trường Cao đẳng sư phạm Phú Thọ.

Ngay từ khi mới thành lập, Trường ĐHHV đã xác định sứ mạng của mình trong Kế hoạch Xây dựng và phát triển Trường ĐHHV giai đoạn 2003-2010, đó là: “Trường ĐHHV là trường đại học đa ngành, đa cấp đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao; Một trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Phú Thọ và khu vực”. Sứ mạng của trường Đại học Hùng Vương được khẳng định rõ ràng, mang tính chiến lược, cũng chính là lời tuyên bố, cam kết về những trọng trách mà nhà trường xác định là chủ yếu nhất của mình đối với sự nghiệp đào tạo nguồn nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)