Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 81 - 84)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học

4.2.4. Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên

Công tác kiểm tra, đánh giá sinh viên, một mặt giúp Nhà trường thấy được thực trạng kết quả học tập của sinh viên, trên cơ sở đó giúp Nhà trường, các cán bộ quản lý và giảng viên đánh giá lại chất lượng của công tác quản lý, giáo dục của Nhà trường; một mặt, giúp sinh viên thấy được kết quả học tập của mình, trên cơ sở đó là nguồn động lực để sinh viên phấn đấu, tạo phong trào thi đua học tập trong Nhà trường.

Thời gian qua, Nhà trường đã rất chú trọng đến việc đổi mới, cái tiến hình thức, phương pháp thi, kiểm tra nhằm đảm bảo việc đánh giá chất lượng học của sinh viên trong trường một cách chính xác và khách quan nhất.

Việc đánh giá sinh viên của Nhà trường được tiến hành trên hai mặt: kết quả học tập và kết quả rèn luyện về đạo đức, lối sống, tham gia các hoạt động đoàn thể trong trường của sinh viên. Trong đó, việc đánh giá kết quả học tập được thực hiện dưới sự phối hợp của giảng viên bộ môn - tổ bộ môn - khoa chuyên ngành - phòng đào tạo - trung tâm quản lý chất lượng đào tạo của trường; còn việc đánh giá kết quả rèn luyện được thực hiện thông qua sự phối hợp giữa tập thể sinh viên trong lớp - giảng viên chủ nhiệm - Khoa chuyên ngành - phòng công tác học sinh sinh viên. Cuối mỗi học kỳ, việc xét thi đua khen thưởng cho

sinh viên và tập thể lớp được dựa trên kết quả học tập và kết quả rèn luyện. Nếu sinh viên có kết quả học tập cao nhưng ý thức tổ chức kỷ luật kém thi cũng không được xét thi đua khen thưởng.

Quy trình tổ chức hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập được tiến hành như sau: Phòng đào tạo xây dựng tiến độ lên lớp và thời gian kết thúc môn học. Khi kết thúc môn học giảng viên lên danh sách những sinh viên đủ điều kiện dự thi hết môn, đồng thời phòng đào tạo thông báo ngày thi, địa điểm thi gửi xuống trung tâm quản lý chất lượng của trường, trung tâm sẽ chịu trách nhiệm bố trí cán bộ coi thi (thường có 2 cán bộ coi thi, một cán bộ của trung tâm và một của cán bộ của tổ bộ môn trực thuộc khoa), rút thăm đề thi từ ngân hàng đề thi.

Kết thúc học kỳ, các khoa chịu trách nhiệm tổng kết và báo cáo kết quả học tập của sinh viên thuộc chuyên ngành của mình, Phòng công tác học sinh sinh viên chịu trách nhiệm báo cáo kết quả rèn luyện của sinh viên cho phòng Đào tạo và Ban giám hiệu.

Nghiên cứu tiến hành điều tra khảo sát 20 giảng viên về ý thức học tập và rèn luyện của sinh viên đại học, kết quả nghiên cứu được tổng hợp tại bảng số liệu 4.6 cho thấy:

- Về ý thức học tập và nghiên cứu khoa học: có 65% giảng viên cho đánh giá rất tốt và tốt về ý thức này của sinh viên trong trường; có 25% giảng viên cho kết quả đánh giá là chưa tốt; và 10% số giảng viên khi được hỏi đã không đưa ra ý kiến đánh giá về nội dung này;

- Quan hệ với cộng đồng (với thầy cô, bạn bè và quan hệ ngoài xã hội): có 60% giảng viên cho đánh giá rất tốt và tốt về nội dung này; 20% cho kết quả đánh giá là chưa tốt và 20% số giảng viên được hỏi không cho ý kiến về nội dung này;

- Tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động chính trị và phòng chống các tệ nạn xã hội: có 65% giảng viên khi được hỏi cho đánh giá rất tốt và tốt về tiêu chí này; có 20% giảng viên cho kết quả đánh giá là chưa tốt; và 15% số giảng viên khi được hỏi đã không cho ý kiến đánh giá về nội dung này;

- Ý thức chấp hành nội quy, quy chế nhà trường: có 65% giảng viên trong trường cho đánh giá rất tốt và tốt; 10% giảng viên cho đánh giá là chưa tốt và có 25% số giảng viên khi được hỏi đã không cho ý kiến đánh giá về nội dung này;

- Các thành tích đặc biệt trong học tập, nghiên cứu khoa học, và tự rèn luyện của sinh viên: có 50% giảng viên cho kết quả đánh giá rất tốt và tốt; đánh giá chưa tốt chiếm tỷ lệ 30% và 20% không có ý kiến về nội dung này khi được hỏi.

- Ý thức và kết quả tham gia công tác phụ trách lớp, đoàn thể, các tổ chức khác trong Nhà trường: có 75% số giảng viên cho đánh giá là rất tốt và tốt vềnội dung này, đánh giá chưa tốt chiếm tỷ lệ 25%; và 0% số giảng viên không đưa ra ý kiến đánh giá về nội dung này khi được hỏi;

Bảng 4.6. Đánh giá của giảng viên về ý thức học tập và rèn luyện của sinh viên trường ĐHHV

ĐVT: %

Nội dung đánh giá

(n=20) Rất tốt Tốt Chưa tốt Ý kiến khác Ý thức học tập và NCKH 5 60 25 10

Quan hệ với cộng đồng (thầy cô, bạn bè và

quan hệ xã hội) 10 50 20 20

Tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động chính

trị, phòng chống tệ nạn xã hội 20 45 20 15 Ý thức chấp hành nội quy, quy chế nhà trường 25 40 10 25 Các thành tích đặc biệt trong học tập, NCKH, tự

rèn luyện của sinh viên 20 30 30 20

Ý thức và kết quả tham gia công tác phụ trách lớp,

đoàn thể và các tổ chức khác trong nhà trường 30 45 25 0 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Nhìn chung, công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên đã được thực hiện một cách nghiêm túc và khoa học, đảm bảo tính khách quan và công bằng trong đánh giá sinh viên giữa các lớp khác nhau và giữa các chuyên ngành khác nhau. Qua đó đã hạn chế được rất nhiều những thói quen xấu của sinh viên trong thi cử như: chép bài của bạn, quay cóp; đồng thời tạo cho sinh viên sự chủ động trong việc rèn luyện kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp. Đây cũng là một nhân tố góp phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo của sinh viên trong Nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 81 - 84)