Tài chính và quản lý tài chính phục vụ đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 84 - 88)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học

4.2.5. Tài chính và quản lý tài chính phục vụ đào tạo

Tài chính và công tác quản lý tài chính có vai trò góp phần thực hiện thành công các mục tiêu của Nhà trường. Nhà trường xác định rõ: Trường Đại học Hùng Vương chỉ có thể phấn đấu ổn định và phát triển để thực hiện tốt các nhiệm vụ đào tạo và NCKH khi công tác quản lý tài chính của trường được thực hiện một cách minh bạch và hiệu quả. Vì thế, trong suốt quá trình phát triển, đặc biệt là những năm gần đây, trường luôn chú trọng đến công tác quản lý tài chính với định hướng rõ ràng là khai thác, quản lý các nguồn thu, chi một cách hiệu quả, tiết kiệm. Trường xây dựng kế hoạch phân bổ, sử dụng các nguồn tài chính hướng tới mục tiêu tự chủ, tạo được các nguồn tài chính hợp pháp, phục vụ hiệu quả cho hoạt động đào tạo của trường. Thực hiện tốt công tác tài chính và quản lý tài chính sẽ góp phần không nhỏ trong việc tạo dựng một thương hiệu đào tạo, NCKH của Trường Đại học Hùng Vương

Trường Đại học Hùng Vương là một trường công lập, được giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính. Hằng năm, Trường Đại học Hùng Vương đều xây dựng phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tài chính, các nguồn thu của đơn vị là hợp pháp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được nêu rõ tạiquy chế chi tiêu nội bộ. Trường Đại học Hùng Vương đã xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để phát huy mọi tiềm lực của đơn vị, khai thác và sử dụng các nguồn thu nhằm đạt được mục tiêu của Trường, đồng thời có chính sách khuyến khích cho các đơn vị, cá nhân trong trường chủ động và sáng tạo khai thác các nguồn thu sự nghiệp hợp pháp cho trường thông qua viêc phân bổ kinh phí phí cho hoạt động tạo nguồn thu, sử dụng kinh phí tiết kiệm hiệu quả để trích lập nguồn kinh phí chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ Hằng năm, Nhà trường xây dựng kế hoạch dự toán phân bổ và tỷ lệ sử dụng các nguồn thu đáp ứng các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của trường.

Việc sử dụng các nguồn thu được thực hiện đúng các quy định Nhà nước, chế độ kế toán và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị đã được Hội nghị công nhân viên chức thông qua các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh đầy đủ, công khai, minh bạch vào hệ thống sổ sách, báo cáo quyết toán của Trường được sở tài chính phê duyệt và thanh tra, kiểm toán định kỳ Trường Đại học Hùng Vương đã đánh giá tình hình thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính trong đó đã nêu ra những thuận lợi và khó khăn của đơn vị.

Bảng 4.17. Bảng thống kê nguồn thu của Trường Đại học Hùng Vương

STT

Nguồn kinh

phí

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tổng số (tr.đ) Tỷ lệ (%) So sánh/ 2013 (%) Tổng số (tr.đ) Tỷ lệ (%) So sánh/ 2014 (%) Tổng số (tr.đ) Tỷ lệ (%) So sánh/ 2015 (%) 1 Ngân sách nhà nước cấp 63.978 63,00 100,00 71.825 63,00 1,12 69.597 64,00 97,00 2 Thu sự nghiệp 36.798 36,00 101,00 40.004 35,00 1,09 37.955 35,00 95,00 3 Nguồn khác 1.025 01,00 1,33 1.756 2,00 1,71 1.323 1,00 75,00 Cộng 101.801 101 113.586 100 1,12 108.875 100 96

Nguồn: Phòng kế hoạch – tài chính (2017)

Về nguồn thu của Nhà trường

Nguồn Ngân sách nhà nước cấp: Trường Đại học Hùng Vương được sự quan tâm tạo điều kiện của Nhà nước, UBND tỉnh Phú Thọ và các Sở ngành liên quan đã giúp đỡ về kinh phí đầu tư cơ sở vật chất bằng các nguồn kinh phí không thường xuyên (không thực hiện chế độ tự chủ tài chính) và kinh phí hoạt động thường xuyên. Điều đó khẳng định sự quan tâm của Nhà nước, UBND tỉnh Phú Thọ đối với sự phát triển giáo dục đại học khu vực Trung Bắc nói chung và của Trường Đại học Hùng Vương nói riêng, Nhà trường thực hiện tự chủ tài chính không đồng nghĩa là nhà nước cắt giảm ngân sách.

Nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp: Nhà trường chủ động tìm kiếm tăng thêm các nguồn thu ngoài hoạt động đào tạo theo chỉ tiêu nhà nước giao như liên doanh liên kết để khai thác dịch vụ nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản nhà nước, thực hiện tuyển sinh sinh viên quốc tế cả diện Hiệp định và tự túc kinh phí (Lào, Thái Lan, Trung quốc) và trao đổi sinh viên với các trường đại học trên thế giới; thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học mang lại nguồn thu từ cấp tỉnh, cấp bộ, cấp nhà nước, các nguồn kinh phí thực hiện xã hội hóa...mang lại nguồn thu cho nhà trường để đầu tư cơ sở vật chất, tăng thêm thu nhập cho cán bộ.

Trên cơ sở mở rộng các hoat động dịch vụ, tăng nguồn thu, cùng với nguồn kinh phí ngân sách nhà nước giao đã từng bước nâng cao chất lượng cung

cấp dịch vụ công cho xã hội; tạo điều kiện cho người dân ngày càng có nhiều cơ hội được lựa chọn, tiếp cận các dịch vụ có chất lượng ngày càng cao.

Nguồn ngân sách Nhà nước cấp cho Trường Đại học Hùng Vương tăng hàng năm, nhìn chung đủ đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên của trường. Tuy nhiên chưa có chiến lược, định hướng và biện pháp tổ chức thực hiện và quản lý theo kế hoạch để đáp ứng được mục tiêu đào tạo của trường trong dài hạn, đặc biệt là trong thời kỳ trường đang nỗ lực xây dựng mô hình trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực như hiện nay.

Nguồn tài chính của trường vẫn còn phụ thụ thuộc nhiều vào nguồn ngân sách Nhà nước cấp hàng năm. Nguồn thu sự nghiệp chủ yếu của trường là từ học phí, trong khi tỉ trọng từ các hợp đồng nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ hay những đóng góp khác rất ít khiến cho nguồn thu không bền vững, chủ yếu dưa vào quy mô tuyển sinh. Các nguồn thu khác từ hoạt động hợp tác đào tạo quốc tế còn ít cho thấy trường chưa khai thác hết tiềm lực hiện có cả về khả năng của đội ngũ cán bộ giảng dạy cũng như tận dụng các trang thiết bị hiện có.

Mức thu học phí như hiện nay không đáp ứng được chi phí đào tạo, Nhà nước quy định mức trần học phí thấp. Sinh viên sư phạm được miễn học phí và không được ngân sách nhà nước cấp bù kinh phí đào tạo, lượng sinh viên tuyển mới ngày càng khó khăn. Trong khi đó, theo xu hướng đào tạo Đại học công lập trong giai đoạn tới, các trường Đại học công lập ngày càng được tự chủ hơn về tài chính. Lộ trình tăng học phí của Trường trong thời gian qua đã được thực hiện theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 15/5/2010 của Chính phủ cho giai đoạn 2010-2015, Nghị định số 86/2015/NĐ-CP từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021, nghị định 16/2015/NĐ-CP và quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh về mức trần học phí. Tuy nhiên, việc thực hiện cải cách này vẫn còn nhiều hạn chế về việc phân loại nhóm ngành, mức học phí vẫn còn thấp, chưa phù hợp với chi phí đào tạo thực tế của các nhóm ngành và các loại hình đào tạo bậc đại học. Việc chuyển đổi học phí từ khoản phí sang cơ chế giá gặp khó khăn, không có hướng dẫn, nếu thực hiện đúng lộ trình tăng học phí theo Nghị định 16/2015/NĐ- CP sẽ gặp phản ứng từ người học do điều kiện kinh tế, nhận thức và mức độ thụ hưởng dịch vụ đào tạo chưa tương xứng với học phí.

- Về phần chi Nguồn kinh phí chi thường xuyên của Trường Đại học Hùng Vương bao gồm dự toán kinh phí chi thường xuyên do ngân sách nhà nước

cấp, nguồn thu để lại theo quy định từ nguồn thu sự nghiệp, thu khác.

Các khoản chi thường xuyên của Trường Đại học Hùng Vương bao gồm: Chi tiền lương; chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý.

Để có cơ sở đánh giá một cách khái quát, toàn diện thực trạng nội dung chi, cơ cấu chi giai đoạn 2014-2016, tác giả tổng hợp số liệu về nội dung chi, cơ cấu chi giai đoạn 2014-2016 tại trường qua các bảng biểu sau:

Bảng 4.18. Thống kê nguồn chi giai đoạn 2014 – 2016 tại trường ĐHHV

STT Nội dung chi

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng số (tr.đ) Tỷ lệ (%) Tổng số (tr.đ) Tỷ lệ (%) Tổng số (tr.đ) Tỷ lệ (%) 6150 Học bổng học sinh, sinh viên 1.590 1,99 1.544 1,93 1,190 1,49 6550 Vật tư văn phòng 2.963 3,71 2.964 3,71 2,089 2,61 6600

Thông tin, tuyên truyền,

liên lạc 1.284 1,61 1.311 1,64 1,110 1,39

6900

Sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn và duy tu, bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng từ kinh phí thường xuyên

3.909 4,89 1.193 1,49 1,222 390,00

7000

Chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành

19.130 23,93 19.538 24,41 19,118 23,06

Tiểu nhóm

0135: Đầu tư vào tài sản

1.908 2,39 3.396 4,24 4,840 5,84

9000

Mua, đầu tư tài sản vô

hình 0 0,00 81 0,10 1,269 1,59

9050

Mua sắm tài sản dùng cho công tác chuyên môn

1.908 2,39 3.315 4,15 3,571 4,47

Nguồn: Phòng kế hoạch tài chính – Trường Đại học Hùng Vương (2017)

Tài chính của nhà trường được phân bổ đúng quy định, phù hợp nhiệm vụ của đơn vị và quy hoạch tổng thể của nhà trường. Để làm được điều này, hằng năm căn cứ chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao; Quyết định giao chỉ tiêu biên chế; dự toán kinh phí sửa chữa, cải tạo, đầu tư cơ sở vật chất, nhà trường xây

dựng báo cáo dự toán Ngân sách năm trình Ủy ban nhân dân Tỉnh và Sở Tài chính Phú Thọ duyệt. Từ đó, nhà trường thực hiện các hoạt động theo kế hoạch cấp trên giao dưới sự thẩm tra của Sở Tài chính Trường Đại học Hùng Vương ban hành Quyết định phân bổ dự toán ngân sách nhà nước theo từng nội dung hoạt động chuyên môn đúng quy định, phù hợp nhiệm vụ của đơn vị và quy hoạch tổng thể của nhà trường.

Định mức sử dụng các nguồn kinh phí đã được phân bổ được cụ thể hóa bằng Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, được công khai có sự thống nhất tất cả các đơn vị trực thuộc, được Ban thường vụ, phòng, ban, trung tâm, khoa tổ, công đoàn trường, đoàn thanh niên cộng sản HCM thông qua. Hằng năm, các quy định về sử dụng nguồn kinh phí đã được cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ được rà soát lại, những điểm bất cập, không phù hợp với thực tế và các văn bản hiện hành sẽ được điều chỉnh cho phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 84 - 88)