Nâng cao chất lượng của giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 57 - 59)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1. Thực trạng nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học Hùng Vương,

4.1.2. Nâng cao chất lượng của giảng viên

chất lượng đào tạo của các đơn vị nhà trường. Giảng viên là người truyền thụ kiến thức, thiết kế và tổ chức các hoạt động của người học, hướng nghiệp và khơi nguồn cảm hứng, hứng thú trong quá trình học tập của học sinh. Người giảng viên còn có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kích thích khả năng sáng tạo của học sinh, giúp học sinh hình thành những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Vai trò của giảng viên là rất quan trọng điều này được thể hiện ở chỗ: dạy nghề và dạy người, trang bị kiến thức, hướng dẫn kỹ năng, nhân cách, đạo đức, thái độ nghề nghiệp và phẩm chất giúp cho người học có thể tự tin khi ra trường nhằm đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của thị trường lao động. Đó cũng là cơ sở để khẳng định vị thế và chất lượng đào tạo của nhà trường trong điều kiện hiện nay nếu như muốn tồn tại và phát triển.

Bảng 4.1. Đội ngũ giảng viên trường Đại học Hùng Vương

Diễn giải 2014 2015 2016 So sánh (%) SL (GV) Tỷ lệ (%) SL (GV) Tỷ lệ (%) SL (GV) Tỷ lệ (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 BQ Tổng 311 100 320 100 325 100 102.89 101.5 102.19 1. Phó giáo sư 12 3.85 15 4.68 17 5.25 125.00 113.33 119.16 2.Tiến sĩ 67 21.54 70 21.89 74 22.76 104.47 105.71 105.09 3.Thạc sĩ 195 62.71 204 63.75 210 64.61 104.61 102.94 103.77 4.Đại học 37 11.90 31 9.68 24 7.38 83.78 77.41 80.59 Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ, Trường Đại học Hùng Vương (2017)

Số liệu bảng 4.1 thể hiện chất lượng đội ngũ giảng viên trường Đại học Hùng Vương giai đoạn 2014 – 2016 kết quả như sau:

- Toàn trường năm 2014: có 311 giảng viên; trong đó giảng viên có học vị phó giáo sư có 12 người, chiếm tỉ lệ 3.85%; giảng viên có học vị tiến sĩ có 67 người, chiếm tỷ lệ 21.54%; giảng viên có học vị thạc sĩ có 195 người, chiếm tỷ lệ 62.71%; trình độ đại học có 37 giảng viên, chiếm tỷ lệ 11.90%.

- Năm 2015, toàn trường có 320 giảng viên; trong đó: trong đó giảng viên có học vị phó giáo sư có 15 người, chiếm tỉ lệ 4.68%; giảng viên có học vị tiến sĩ có 70 người, chiếm tỷ lệ 21.89%; giảng viên có học vị thạc sĩ có 204 người, chiếm tỷ lệ 63.75%; trình độ đại học có 31 giảng viên, chiếm tỷ lệ 9.68%.

- Năm 2016, toàn trường có 325 giảng viên; : trong đó giảng viên có học vị phó giáo sư có 17 người, chiếm tỉ lệ 5.25%; giảng viên có học vị tiến sĩ có 74 người, chiếm tỷ lệ 22.76%; giảng viên có học vị thạc sĩ có 210 người, chiếm tỷ lệ 64.61%; trình độ đại học có 24 giảng viên, chiếm tỷ lệ 7.38%.

Như vậy, trong 3 năm 2014 – 2016, tổng số giảng viên trong toàn trường đã liên tục thay đổi với mức tăng bình quân 97,32%/năm; trong đó giảng viên có học vị phó giáo sư tăng 62,22%; giảng viên có học vị tiến sĩ tăng 15,27%/năm, giảng viên có học vị thạc sĩ tăng 8,24%/năm, giảng viên trình độ đại học giảm so với các năm trước do cán bộ giảng viên đã có ý thức tự học và nâng cao trình độ.

Thông qua các số liệu tổng hợp của phòng tổ chức cán bộ trong năm học 2016 - 2017 ta thấy tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học chiếm tỷ lệ rất lớn ở các khoa và bộ môn. Có được điều này là do trong những năm học gần đây, nhà trường liên tục tuyển mới nhiều giảng viên trẻ để đáp ứng yêu cầu tăng quy mô đào tạo. Lực lượng này có thuận lợi là ham học hỏi, năng động, cầu tiến, khả năng cập nhật kiến thức và công nghệ mới nhanh,…Có nhiều người đã đi học cao học và một số người đi nghiên cứu sinh ngay khi chưa kết thúc thời hạn tập sự. Cùng với đó, việc có kiến thức công nghệ thông tin cũng giúp các giảng viên trẻ rất nhiều trong việc lấy thông tin, thiết kế bài giảng sinh động, sáng tạo, áp dụng công nghệ vào giảng dạy một cách thuận lợi. Tuy nhiên bên cạnh mặt mạnh như vậy, là những giảng viên trẻ, kinh nghiệm thực tế và kinh nghiệm giảng dạy chưa có nhiều, thậm chí có những giảng viên mới, đã tốt nghiệp đại học khi về trường nhưng vẫn chưa được đào tạo nghiệp vụ sư phạm dẫn đến phương pháp giảng dạy còn hạn chế, khả năng truyền thụ kiến thức chưa thực sự tốt… điều này cũng ảnh hưởng một phần đến chất lượng đào tạo sinh viên của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)