công tác tiêu thụ sản phẩm máy
Hiện nay có thể kể tên các đối thủ cạnh tranh cung cấp máy phát điện trên thị trường như:
+ Các công ty có sản phẩm có giá rẻ, nguồn gốc xuất xứ không phải từ các nước G7 mà cung cấp các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc như : Cummins, Shangchai, Karma…Cụ thể đó là Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Hà Nội, Công ty TNHH Minh Anh, Công ty TNHH King Power…Các Công ty này hiện đang kinh doanh trên các đoạn thị trường nhỏ lẻ, do vậy không phải là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Cát Lâm.
+ Đối với các sản phẩm có yêu cầu sản phẩm nhập khẩu đồng bộ (Động cơ, đầu phát, bộ chuyển nguồn tự động, thùng dầu, vỏ chống ồn…) có nguồn gốc xuất xứ từ các nước G7 thì đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Công ty TNHH TM-DV-XD Thiên Hòa An, Công ty TNHH Thiên Việt… có các sản phẩm được nhập khẩu từ các nước như Nhật Bản, Anh, Đức, Pháp, Italy, Mỹ. Sản phẩm nhập khẩu của các công ty này có giá đắt hơn so với các sản phẩm được lắp ráp trong nước khoảng 30% về giá thành. Sản phẩm nhập khẩu của Cát Lâm có thể cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm nhập khẩu khác của đối thủ chính là sản phẩm máy phát điện Bruno xuất xứ từ Italy.
+ Đối với sản phẩm xuất xứ từ các nước G7 được lắp ráp tại Việt Nam thì đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Công ty CP chế tạo máy DZĩ AN, Công ty TNHH MTV Thương mại - Dịch vụ Hữu Toàn với các sản phẩm cạnh tranh như: Ivico, Jonhdere, Deuzt, Perkins, Volvo, Doosan. Sản phẩm cạnh tranh của Cát Lâm là Mitsubishi, Honda – Nhật Bản, Jonhdere – Mỹ, Doosan – Hàn Quốc. Năng lực về kinh nghiệm, sản xuất, tài chính… của đối thủ và Công ty là tương đương nhau.
Số lượng các công ty tham gia vào thị trường cung cấp máy phát điện ngày càng tăng cùng với sự gia tăng về quy mô của thị trường. Điều này cũng đồng nghĩa với việc công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trong số các đối thủ trên, có công ty thương mại Sài Gòn Ban Mai và công ty TNHH Hữu Toàn được coi là có tiềm lực cạnh tranh mạnh. Họ thuộc vào những đối thủ dẫn đầu thị trường, với mục tiêu là cung cấp cho khách hàng những sản phẩm với mức giá thấp nhất nên cạnh tranh của họ chủ yếu tập trung vào giá, tuy nhiên khả năng đáp ứng dịch vụ của họ cho khách hàng là thấp và đây là điểm yếu chính của họ. Để đối phó với họ, công ty Cát Lâm một mặt cần phải cố gắng hạn chế được những khoản chi phí không cần thiết để có thể đưa ra được một mức giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh, mặt khác tập trung đánh vào điểm yếu của đối thủ bằng cách tăng hoạt động dịch vụ sau bán, quan tâm hơn nữa đến lợi ích cho khách hàng.
Công ty đều có mối quan hệ mật thiết với các tổ chức tài chính – tín dụng như hệ thống các ngân hàng, tổ chức tín dụng, các công ty bảo hiểm luôn luôn mở rộng, liên kết với các ngân hàng, tài chính tín dụng để cơ thể giao dịch, duy trì các hoạt động kinh doanh.
Khi tham gia vào kinh doanh, đôi khi dù chỉ là một đoạn thị trường duy nhất, công ty có thể gặp các đối thủ cạnh tranh. Vì quy mô thị trường là có hạn, từng đối thủ cạnh tranh luôn luôn tìm mọi cách đưa ra những độc chiêu để giành khách hàng. Do tính hấp dẫn của mỗi đối thủ cạnh tranh khác nhau nên khách hàng có thách thức khác nhau trong việc lựa chọn các sản phẩm cạnh tranh. Đối với thị trường viễn thông, ngân hàng, kho bạc… nhu cầu về sản phẩm máy phát điện là rất thường xuyên, mặt khác nhà cung ứng sản phẩm là rất nhiều, khả năng tiếp cận lại dễ dàng vì thế Công ty đã có những chính sách về sản phẩm, giá, con người rõ ràng, riêng biệt.
Công ty còn có một thế mạnh nữa là chỉ chuyên về máy phát điện với các sản phẩm có uy tín, thương hiệu và đảm bảo về chất lượng của các hãng lớn như máy phát điện Bruno, máy phát điện Mitsubishi và sản phẩm CaPo được nhập khẩu để lắp ráp tại các thị trường nổi tiếng như Nhật Bản, Mỹ, Italia….Việc công ty chỉ tập trung vào các sản phẩm máy phát điện đã tạo cho công ty chú trọng, tập trung vào việc nâng cao chất
Thật vậy, nói đến sản phẩm máy phát điện Cát Lâm, khách hàng nghĩ ngay đến sản phẩm nhập khẩu Bruno với chất lượng đảm bảo, mẫu mã, kiểu dáng bắt mắt, giá cả hợp lý. Với sản phẩm lắp ráp trong nước thì không thể không nghĩ tới máy phát điện Capo với giá rất cạnh tranh, chất lượng không kém gì so với các sản phẩm nhập khẩu từ các nước G7.
Công ty đã tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm khi công ty nhập một số vật tư, thiết bị như thép chống rỉ, giao trấn, sơn tĩnh điện để chế tạo, sản xuất ra những chiếc vỏ hoàn toàn khác biệt với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh về mẫu mã, kích thước, độ dày, đặc biệt giảm độ ồn mà động cơ và đầu phát phát ra với âm thanh nhỏ nhất.
Tuy nhiên do chưa có vốn lớn, công ty chưa phát triển mạnh kênh phân phối. Hình thức bán hàng của công ty hiện nay là bán trực tiếp từ công ty tới khách hàng và thông qua các chi nhánh tại Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Công ty chưa phân phối sản phẩm tới các đại lý bán hàng và do vậy thông tin về sản phẩm của công ty bị hạn chế hơn các đối thủ cạnh tranh trong ngành.
Việc thực hiện các hoạt động hậu mãi của công ty chưa được tốt bằng một số đối thủ cạnh tranh như công ty TNHH Hữu Toàn, công ty Dzĩ an. Và thị phần của công ty được đánh giá là 12% so với công ty TNHH Hữu Toàn là 14% và công ty cổ phần Dzĩ an là hơn 16%. Là công ty chuyên về cung cấp sản phẩm máy phát điện, trong khi các công ty Hữu Toàn, Dzĩ an và một số công ty khác phát triển thị trường ở cả các ngành khác, công ty TNHH Cát Lâm có lợi thế hơn các công ty đó, và có thể tập trung đầu tư vào sản phẩm máy phát điện để đạt được mục tiêu trở thành nhà cung cấp máy phát điện hàng đầu.
Hiện tại, theo như ước tính của công ty, thị trường máy phát điện của Việt Nam có giá trị khoảng 500 tỷ đồng một năm và đang có xu hướng tăng cao, trong khi đó doanh thu của công ty mới chỉ đạt khoảng 3/10 tức là khoảng trên 100 tỷ đồng một năm, chưa tương xứng với uy tín của công ty(theo đánh giá chung thì Cát Lâm là một trong ba công ty mạnh nhất trong lĩnh vực cung cấp máy phát điện).