Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách xã, phường trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 53 - 55)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin

Đề tài được thực hiện trên phạm vi tất cả các xã, phường trong thị xã Từ Sơn, cụ thể là 5 xã, 07 phường thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

3.2.1.1. Thu thập tài liệu thứ cấp

Dữ liệu thưa cấp bao gồm: các báo cáo về tình hình cơ bản của thị xã, tình hình thu, chi ngân sách của các xã, phường trong thị xã; các chủ trương chính sách của Nhà nước Việt Nam về quản lý sử dụng NSNN; tình hình thực hiện ngân sách của các nước và một số địa phương của Việt Nam và các nghiên cứu trước đây có liên quan.

Các dữ liệu này có liên quan đến q trình nghiên cứu của đề tài đã được cơng bố chính thức ở các cấp, các ngành: HĐND, UBND thị xã Từ Sơn, Chi cục Thống Kê thị xã Từ Sơn như: Báo cáo kinh tế xã hội thị xã Từ Sơn (từ năm 2012-2014); Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thị xã Từ Sơn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; báo cáo thu, chi ngân sách thị xã Từ Sơn từ năm 2012 đến năm 2014…

+ Các thông tin liên quan đến đề tài ở các báo, tạp chí, các trang web của Bộ cơng thương, Bộ Tài chính, Tổng cục thống kê, cổng thơng tin điện tử Bắc Ninh…

+ Ngoài ra là các nguồn dữ liệu tác giả tiến hành thu thập trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương pháp ghi chép, nghiên cứu thực địa, truy cập vào các trang website, nghiên cứu các bài báo, tạp chí, các cơng trình nghiên cứu khoa học có liên quan trước đó…

Các dữ liệu này được tìm đọc, phân tích và trích dẫn đầy đủ.

3.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Các dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu này chủ yếu là lấy ý kiến của các cán bộ quản lý, cán bộ công chức xã, phường sử dụng ngân sách.

Phương pháp thu thập chủ yếu là phỏng vấn theo phiếu điều tra đối tượng phỏng vấn, điều tra là Chủ tài khoản các xã, phường, cán bộ công chức cấp xã, phường, (12/12 xã phường) cán bộ làm cơng tác tại Ban tài chính các xã, phường và phịng tài chính thị xã. Đồng thời để làm rõ hơn tình hình sử dụng NSX, đặc biệt là công tác quản lý thu NSX trên địa bàn, đề tài cũng tiến hành phỏng vấn, điều tra đối với một số doanh nghiệp, hộ dân có sản xuất kinh doanh trên địa bàn thị xã. Nội dung điều tra chi tiết theo phiếu điều tra.

Bảng 3.3. Số lượng và cơ cấu mẫu điều tra

TT Đối tượng điều tra Số phiếu điều tra

1 Cán bộ quản lý 40

- Lãnh đạo HĐND, UBND huyện 2

- Cán bộ phòng TC-KT, cán bộ chi cục thuế,KBNN 14

- Chủ tịch UBND xã, phường 12

- Cán bộ tài chính xã, phường 12

2 Cán bộ xã (cán bộ văn phòng thống kê 5 người, cán bộ tư pháp – hộ tịch 5 người, cán bộ địa chính – xây dựng 5 người, cán bộ văn hố – xã hội 5 người)

20

3 Doanh nghiệp, hộ dân sản xuất kinh doanh - Doanh nghiệp

- Hộ dân sản xuất kinh doanh

30

10 20

Tổng cộng 90

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách xã, phường trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 53 - 55)