Bảng 4.11.
Bảng 4.11 cho thấy tỷ lệ các món thanh toán sai bị trả lại còn chiếm tỷ lệ cao, xong đang có xu hướng giảm dần từ 9,44% năm 2012 xuống còn 5,12% năm 2014. Trong đó các món thanh toán sai chủ yếu do sai yếu tố ghi trên chứng từ, sai mục lục ngân sách và sai chế độ tiêu chuẩn định mức; các món thanh toán sai bị trả lại do những lỗi sai này chiếm tỷ lệ khoảng trên dưới 30% tổng số món thanh toán sai bị trả lại.
Đồng thời có một thực tế xảy ra trên địa bàn là các khoản chi vượt dự toán, phần lớn các khoản thu vượt dự toán bị từ chối quyết toán, và yêu cầu trả lại Ngân sách, tuy nhiên vẫn tồn tại những khoản thu vượt dự toán được chấp nhận quyết toán do căn cứ vào thực tế phát sinh khoản chi thực tế đúng luật Ngân sách chưa thể dự toán hết trong dự toán, ví dụ các khoản chi khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh, hạn hán, cháy nổ,… Các khoản vượt dự toán này UBND xã sẽ làm tờ trình xin cấp thêm Ngân sách từ cấp trên.
4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TẠI THỊ XÃ TỪ SƠN TẠI THỊ XÃ TỪ SƠN
Để tìm hiểu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới việc quản lý NSX trên địa bàn thị xã Từ Sơn, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn lấy ý kiến đánh giá của các cản bộ quản lý NSX, kế toán các đơn vị thụ hưởng và các đối tượng nộp ngân sách xã. Ý kiến đánh giá của các đối tượng điều tra về các chỉ tiêu đánh giá các quy định, tình hình thực hiện quản lý NSX và ý thức của các đối tượng liên quan đến NSX được chia thành 03 mức: Tốt, trung bình và kém. Đây là các mức đánh
giá theo nhận định cảm quan của đối tượng điều tra, lựa chọn tốt tức là các đối tượng cảm thấy chỉ tiêu đánh giá đã được thực hiện một cách phù hợp nhất, tốt nhất trong hoàn cảnh quản lý NSX thực tế hiện nay; mức trung bình hoặc bình thường là chỉ tiêu đánh giá được thực hiện trên địa bàn ở mức tạm chấp nhận; kém hoặc chưa tốt là việc thực hiện các chỉ tiêu đánh giá ở mức chưa đạt yêu cầu tối thiểu.