Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách xã, phường trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 46)

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình

Từ Sơn là một trong những vùng đất ở thuộc Trần Kinh Bắc xưa nay là tỉnh Bắc Ninh, một vùng quê giầu truyền thống văn hiến, cách mạng và anh hùng, quê hương của Nhà Lý- vương triều khai lập Thăng Long- Đông Đô ( Hà Nội), triều đại mở đầu cho việc xây dựng nền độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc và làm rạng danh của Đại Việt.

Để phù hợp với trình độ quản lý, để khai thác có hiệu quả hơn mọi tiền năng, thế mạnh của từng vùng, nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương theo yêu cầu của công cuộc đổi mới. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố Nghi định số 68/1999/NĐ-CP ngày 9/8/1999 về việc chia tách huyện Tiên Sơn thành hai huyện Tiên Du và thị xã Từ Sơn.

Thị xã Từ Sơn được tái lập có 07 phường ( Đông Ngàn, Đình Bảng, Châu Khê, Trang Hạ, Tân Hồng, Đồng Nguyên, Đồng Kỵ) và 05 xã (Phù Chẩn, Tam Sơn, Tương Giang, Phù Khê, Hương Mạc) với tổng dân số năm 2014 là 160.984 người là một thị xã có mật độ dân số đông so với cả nước.

Thị xã Từ Sơn nằm ở phía Tây tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm tỉnh 13 km về phía Tây Nam, hơn nữa còn là địa bàn nằm ở cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội cách thủ đô Hà Nội 18 km về phía Đông Bắc. Là một vùng châu thổ sông Hồng, địa hình bằng phẳng, có tổng diện tích tự nhiên 6.133 ha, chiếm 7,4% diện tích tự nhiện của tỉnh, bao gồm 07 phường và 05 xã.

Về địa giới hành chính: Phía Bắc giáp với huyện Yên Phong có dòng sông Ngũ Huyện Khê làm ranh giới, phía Đông giáp huyện Tiên Du; phía Tây Và Nam giáp các huyện Đông Anh, Gia Lâm (Hà Nội).

Thị xã Từ Sơn có tuyến quốc lộ 1A, tỉnh lộ 295B và tuyến đường sắt huyết mạch giao thông từ Hà Nội lên biên giới Lạng Sơn chạy qua. Từ trung tâm thị xã còn có nhiều đường bộ nối liền các vùng kinh tế trong và ngoài tỉnh hình thành lên mạng lưới giao thông rất thuận lợi, tạo cho thị xã có thế mạnh trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa và tiêu thụ sản phẩm.

Với vị trí địa lý như trên tạo điều kiện thuận lợi cho Từ Sơn trong giao lưu kinh tế, mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ, đô thị, khai thác lợi thế nguồn nhân lực để phát triển sản xuất hàng hóa.

3.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên

* Tài nguyên đất

Đất là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, không thể tái tạo được và bị giới hạn về mặt không gian. Thực chất của việc quy hoạch sử dụng đất đai là bố trí sử dụng tài nguyên này một cách hợp lý và có hiệu quả cao nhất về mặt kinh tế cũng như bền vững về môi trường. Muốn có một phương án quy hoạch sử dụng đất tốt và hợp lý, trước hết phải nắm vững tài nguyên đất cả về số lượng lẫn chất lượng. Diện tích tự nhiên của thị xã năm 2014 là: 6,133 trong đó tính hết năm 2014 hiện trạng cơ cấu sử dụng đất của thị xã như sau:

- Đất nông nghiệp 2,672 ha, trong đó đất trồng cây hàng năm 2,616 ha, đất nuôi trồng thủy sản 181ha;

- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 3,255 ha trong đó đất ở đô thị 415 ha, đất ở nông thôn 379 ha, đất sản xuất thương mại dịch vụ là 2,461 ha.

* Tài nguyên mặt nước

Thị xã Từ Sơn có nguồn mặt nước tương đối dồi dào bao gồm sông Ngũ Huyện Khê, ngòi Ba xã và hàng trăm ha mặt nước ao hồ. Sông Ngũ Huyện Khê là nguồn mặt nước chủ yếu của Thị xã và là ranh giới với huyện Yên Phong. Sông Ngũ Huyện Khê chảy từ Châu Khê qua Hương Mạc, Tam Sơn rồi chảy sang huyện Yên Phong, dài khoảng 10km. Sông Ngũ Huyện Khê nối liền với sông Cầu, rất thuận lợi cho tưới tiêu. Tuy nhiên sông Ngũ Huyện Khê hiện nay bị ô nhiễm do nguồn nước thải từ các làng nghề, cần có sự quy hoạch phát triển đa mục tiêu nhằm đảm bảo cảnh quan môi trường kết hợp với phát triển kinh tế.

Nguồn nước ngầm: Qua thực tế sử dụng của người dân trong thị xã cho thấy mực nước ngầm có độ sâu trung bình từ 2-5m, chất lượng nước tốt, có thể khai thác phục vụ sinh hoạt và tưới cho các cây trồng tại các vườn gia đình trong mùa khô, góp phần tăng sản phẩm và thu nhập cho nông dân.

3.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội

3.1.2.1. Kết quả phát triển kinh tế - xã hội của thị xã

Cùng với sự phát triển của cả nước, trong những năm qua kinh tế Bắc Ninh nói chung và kinh tế thị xã Từ Sơn nói riêng có những bước phát triển đáng kể. Sản xuất hàng hóa phát triển, có cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Sản xuất nông, công nghiệp phát triển và thích ứng với cơ chế thị trường. Sản xuất kinh doanh phát triển Thị xã Từ Sơn có nhiều làng nghề phát triển truyền thống.

Đến nay, trên địa bàn thị xã có 14 khu, cụm công nghiệp trong đó lớn nhất là KCN VSIP, Khu công nghiệp Tiên Sơn, KCN HaNaKa. Có trên 800 doanh nghiệp thuê đất trong các khu công nghiệp để sản xuất kinh doanh. Điều này vừa góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cải thiện đời sống nhân dân.

Qua số liệu về cơ cấu giá trị sản xuất các ngành thì chúng ta thấy đã có sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế qua các năm theo hướng tăng dần tỷ trọng CN-TTCN và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm, thủy sản. Trong đó giá trị sản xuất ngành CN-TTCN có tỷ trọng lớn trong các ngành, từ 80,85 năm 2014 trong cơ cấu kinh tế của thị xã. Tỷ trọng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản trong cơ cấu kinh tế giảm dần, năm 2012 chiếm 4,67% thì đến năm 2014 chỉ còn chiếm 3,71% cơ cấu giá trị toàn thị xã. Còn ngành dịch vụ cũng có tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất qua các năm, cơ cấu giá trị sản xuất đứng thứ hai sau ngành CN-TTCN. Chỉ tiêu tính trên 1 ha của hộ gia đình, nhân khẩu và người lao động tăng đều qua các năm, trung bình tăng khoảng trên dưới 10%/năm.

Sản xuất thương mại thị xã hình thành một số vùng dân cư tập trung có truyền thống sản xuất một số mặt hàng như: Nghề sơn mài Đình Bảng, thủ công mỹ nghệ mộc ở Phù Khê và Đồng Kỵ, Hương Mạc, Tam Sơn, rèn sắt ở Đa hội (Châu Khê), dệt Hồi quan (xã Tương Giang), làm bún Yên Lã ( phường Tân Hồng)… Huy động mọi nguồn lực đầu tư, khuyến khích các tổ chức, cá nhân có điều kiện tham gia mở rộng các hoạt động thương mại và phát triển các loại hình dịch vụ phù hợp với phát triển kinh tế thị trường, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Khuyến khích đầu tư các trung tâm thương mại và giới thiệu sản phẩm cải tạo trỉnh trang lại chợ. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng kịp thời các nhu cầu sinh hoạt của nhân dân và các khách du lịch đến thăm quan các làng nghề.

Bảng 3.1. Kết quả phát triển kinh tế của thị xã (2012-2014)

(Tính theo giá thị trường)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%)

1. Tổng giá trị sản xuất

(GTSX) Triệu đồng 3.229.954 100 3.586.148 100 3.835.640 100

1.1. Ngành nông, lâm, ngư

nghiệp Trđ 150.726 4,67 147.325 4,11 142.125 3,71 - Nông nghiệp Trđ 145.124 96,28 141.206 95,85 135.128 95,08 - Lâm nghiệp Trđ 172 0,11 165 0,11 168 0,12 - Thuỷ sản Trđ 5.430 3,6 5.954 4,04 6.829 4,8 1.2. Ngành công nghiệp- TTCN Trđ 2.601.205 80,53 2.895.203 80,73 3.101.205 80,85 1.3. Ngành dịch vụ Trđ 478.023 14,8 543.620 15,16 592.310 15,44 2. Chỉ tiêu BQ/ha 2.1. GTSX/hộ Trđ/hộ 75,25 81,32 83,64 2.2. GTSX/khẩu Trđ/khẩu 23,24 28,12 30,15 2.3. GTSX/LĐ Trđ/LĐ 42,51 45,31 47,24

Nguồn: UBND thị xã Từ Sơn (2016)

3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng

Hiện nay 12 xã, phường có điện lưới quốc gia, phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân địa phương, góp phần quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế chính trị địa phương.

Trên các tuyến đường quốc lộ, hệ thống chiếu sáng đã được xây dựng hoàn chỉnh, các tuyến đường trung tâm, các tuyến đường chính đô thị, các tuyến đường trong các khu công nghiệp, một số tuyến đường liên xã, thôn cũng có hệ thống chiếu sáng do dân tự quản 100% các xã, phường đều đã có đường dây điện thoại vì hiện nay tỷ lệ bình quân hộ sử dụng điện thoại di động của thị xã khá cao. Mạng lưới thông tin liên lạc phát triển mạnh. Hệ thống truyền thanh, truyền hình đã được sửa chữa và nâng cấp đảm bảo cung cấp kịp thời những thông tin kinh tế - xã hội, chủ trương đường lối, chính sách của thị xã.

Giao thông thủy lợi: Đến nay trên địa bàn thị xã có 02 quốc lộ, một tiểu lộ và đường sắt lối liền với thành phố Bắc Ninh và thủ đô Hà Nội, có 61% đường liên xã và 383 đường làng ngõ xóm được bê tông hóa. Hệ thống thủy lợi, trạm bơm cầu cống khá hoàn chỉnh tạo thuận lợi cho việc tưới tiêu nước hàng năm.

3.1.2.3. Y tế - Giáo dục

Trên địa bàn thị xã hiện có một trung tâm y tế và 12 trạm y tế xã, phường. Công tác quy hoạch và xây dựng các trạm y tế các xã, phường được coi trọng. Nhìn chung các trạm y tế được xây dựng kiên cố và trang bị tương đối đầy đủ, phục vụ khá tốt việc khám và chữa bệnh thông thường cho nhân dân. Mạng lưới y tế từ thị xã đến thôn xóm được quan tâm khá toàn diện và con người và phương tiện khám chữa bệnh. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhiều kỹ thuật mới được áp dụng trong công tác khám chữa bệnh ở Bệnh viện đa khoa và các trạm y tế xã, phường. Trong những năm qua y tế thị xã đã thực hiện tốt chương trình quốc gia về y tế, tiêm đủ miễn dịch và các loại vắc xin.

Trong những năm qua sự nghiệp giáo dục, đào tạo đã được cấp ủy, chính quyền các ban ngành đoàn thể thị xã Từ Sơn hết sức quan tâm. Đội ngũ giáo viên ổn định và từng bước được nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ, quy mô các cấp học, cơ cấu học sinh, hệ thống giáo dục được quản lý chặt chẽ và tương đối phát triển; tích cực triển khai kiên cố hóa trường học, xây dựng trường học chuẩn quốc gia, xã hội hóa giáo dục.

Tiếp tục xây dựng kỷ cương, kỷ luật, nâng cao chất lượng giáo dục. Công tác giáo dục đã tích cực triển khai các trương trình, kế hoạch công tác và thực hiện tốt cuộc vận động, phong trào thi đua đi vào chiều sâu có hiệu quả. Chất lượng giáo dục tăng ở tất cả các tiêu chí: chất lượng đại trà ổn định và ngày càng thực chất hơn ở tất cả các bậc học, chất lượng mũi nhọn tăng hơn năm trước, kỷ cương nề nếp được giữ vững. Quy mô trường lớp được duy trì và mở rộng, đến năm 2014 số học sinh tăng so với các năm trước là 18 lớp với 1.273 học sinh. Tiểu học tăng 9 lớp, THCS tăng 9 lớp có 40/50 trường đạt chuẩn quốc gia.

3.1.2.4. Dân số và lao động

Với vai trò đô thị cửa ngõ của tỉnh Bắc Ninh, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội; có vị trí đặc biệt quan trọng là trung tâm công nghiệp, là đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh và của cả vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, thị xã Từ Sơn có nền kinh tế phát triển, có hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và hạ tầng dịch vụ tốt, có nhiều điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Bên cạnh đó chất lượng sống đô thị và nông thôn ngày một được cải thiện nâng cao, vì vậy đây sẽ là một sự thu hút được lực lượng lớn lao động và dân cư trên địa bàn tỉnh cũng như trong vùng Thủ đô Hà Nội về làm việc và sinh sống.

Cùng với sự gia tăng dân số, ngành nghề truyền thống phát triển nên lực lượng lao động thị xã không ngừng tăng lên. Chất lượng của nguồn nhân lực được thể hiện chủ yếu qua trình độ học vấn, trình độ học vấn của thị xã Từ Sơn tương đối cao.

Trình độ phát triển nguồn nhân lực còn thể hiện qua trình độ phân công lao động theo nhóm, ngành.

Năm 2014 dân số trung bình của thị xã là 160.984 người, mật độ dân số trung bình 2.601 người/km2 và có sự chênh lệch khá lớn giữa các xã, phường trên địa bàn thị xã: cao nhất là phường Đông Ngàn với mật độ 7.340 người/km2 và thấp nhất là xã Tam sơn với mật độ dân số 1.666 người/km2. Điều này cho thấy mức độ phát triển kinh tế giữa các khu vực cũng như sự đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn thị xã. Trong những năm gần đây, dân số thị xã Từ Sơn có xu hướng tăng nhanh, đóng góp một lượng lao động dồi dào, làm nền tảng để phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên sự gia tăng diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế không đáp ứng kịp đã làm cho nhu cầu về nhà ở, đất xây dựng, đất canh tác, lương thực, thực phẩm tăng theo tạo nên

sức ép rất mạnh, kéo theo đó là vấn đề an ninh, trật tự xã hội và môi trường cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.

Bảng 3.2. Dân số trung bình năm 2014 của thị xã Từ Sơn theo đơn vị hành chính

STT Tên đơn vị Tổng số (người) Số nữ (người) Tỷ lệ nữ (%)

1 P. Đông Ngàn 10.395 5.323 51,21 2 P. Đồng Kỵ 16.024 7.789 48,61 3 P. Trang Hạ 7.298 3.646 49,96 4 P. Đồng Nguyên 15.520 7.980 51,42 5 P. Châu Khê 16.038 7.823 48,78 6 P. Tân Hồng 11.825 5.792 48,98 7 P. Đình Bảng 18.379 9.869 53,70 8 X. Tam sơn 13.091 7.190 54,92 9 X. Hương Mạc 15.658 7.627 48,71 10 X. Tương Giang 12.012 5.991 49,88 11 X. Phù Khê 10.272 4.887 47,58 12 X. Phù Chẩn 14.472 9.287 64,17 Toàn thị xã 160.984 83.204 51,68

Nguồn: Chi cục Thống kê thị xã Từ Sơn (2016) Cùng với sự gia tăng dân số, ngành nghề truyền thống phát triển nên lực lượng lao động của thị xã không ngừng tăng lên. Chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện chủ yếu qua trình độ học vấn và đặc biệt là trình độ chuyên môn kỹ thuật.

Mặc dù còn khó khăn về vốn, khả năng đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm cho số người trong độ tuổi lao động tăng thêm hàng năm.

Trong những năm qua bằng nhiều hình thức, thị xã đã thực hiện chương trình quốc gia giải quyết việc làm và lồng ghép các dự án, đã có những biện pháp tích cực để giải quyết việc làm cho người lao động. Trong những năm tới, cùng với sự phát triển kinh tế xã, cần đặc biệt chú trọng phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động nhằm nâng cao đời sống của nhân dân và ổn định chính trị, xã hội trên địa bàn thị xã.

3.1.3. Đánh giá chung

* Thuận lợi

Do việc quan tâm chú trọng tới giáo dục nên dân trí của người dân trên địa bàn được nâng lên, từ đó tính tự giác chấp hành nộp Ngân sách của người dân tăng lên, giảm bớt áp lực cho việc quản lý thu NSX trên địa bàn.

Giá trị sản xuất của toàn thị xã Từ Sơn không ngừng tăng lên qua các năm điều này cho thấy đời sống người dân được nâng cao đáng kể và đồng nghĩa với việc người dân lao động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tăng cường khả năng đóng góp vào ngân sách xã.

Thêm vào đó, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách xã, phường trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 46)