Nội dung nghiên cứu của quản lý Ngân sách xã,phường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách xã, phường trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 26 - 36)

Phần 2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.6. Nội dung nghiên cứu của quản lý Ngân sách xã,phường

Quản lý ngân sách xã bao gồm ba khâu nối tiếp nhau, đó là: lập dự tốn ngân sách (bao gồm chuẩn bị và quyết định dự toán ngân sách); chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách. Lập dự tốn ngân sách là cơng việc khởi đầu có ý nghĩa quyết định đến tồn bộ các khâu của chu trình quản lý ngân sách. Lập dự tốn ngân sách thực chất là lập kế hoạch (dự toán) các khoản thu - chi của ngân sách trong một năm ngân sách.

2.1.6.1. Lập dự toán ngân sách xã

Quản lý ngân sách xã bao gồm ba khâu nối tiếp nhau, đó là: lập dự tốn ngân sách (bao gồm chuẩn bị và quyết định dự toán ngân sách); chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách. Lập dự toán ngân sách là cơng việc khởi đầu có ý nghĩa quyết định đến tồn bộ các khâu của chu trình quản lý ngân sách. Lập dự tốn ngân sách thực chất là lập kế hoạch (dự toán) các khoản thu - chi của ngân sách trong một năm ngân sách (Hồ Thị Duyên, 2011).

Lập dự toán ngân sách nhà nước là khâu mở đầu của chu trình ngân sách nhằm xác định mục tiêu, nhiệm vụ, động viên nguồn lực cho ngân sách và phân phối các nguồn lực đó. Đây là khâu quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả của các khâu chấp hành, kế toán và quyết toán nhà nước.

Hàng năm, trên cơ sở hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân cấp trên, Uỷ ban nhân dân xã lập dự toán thu, chi ngân sách năm sau trình Hội đồng nhân dân xã quyết định.

* Yêu cầu lập dự toán

- Lập theo đúng nội dung, mẫu biểu, mục lục Ngân sách nhà nước, thời hạn qui định.

- Tuân theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức - Đảm bảo nguyên tắc cân đối ngân sách

- Phải căn cứ vào điều kiện và nguồn kinh phí để lựa chọn các hoạt động/dự án cần ưu tiên bố trí vốn tránh dàn trải.

* Căn cứ lập dự toán

Theo Hồ thị Duyên,2011 dự toán ngân sách xã hàng năm được xây dựng dựa trên các căn cứ sau:

- Các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội của xã thể hiện trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội xã.

- Chính sách, chế độ thu ngân sách nhà nước, cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách xã và tỷ lệ phân chia nguồn thu do Hội đồng nhân dân tỉnh quy định.

- Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách hiện hành như: chế độ tiền lương cán bộ công chức xã, chi cho hoạt động của các ban ngành đoàn thể…

- Số kiểm tra về dự toán ngân sách xã do Uỷ ban nhân dân huyện thông báo. - Tình hình thực hiện dự tốn ngân sách xã năm trước và một số năm liền kề, ước thực hiện ngân sách năm hiện hành.

- Dự báo những xu hướng và vấn đề có tác động đến ngân sách xã năm kế hoạch.

* Trình tự lập dự tốn ngân sách xã:

Ban Tài chính xã phối hợp với cơ quan thuế hoặc đội thu thuế xã (nếu có) tính tốn các khoản thu ngân sách nhà nước trên địa bàn (trong phạm vi phân cấp cho xã quản lý). Các ban, tổ chức thuộc UBND xã căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và chế độ định mức, tiêu chuẩn chi lập dự tốn chi của đơn vị tổ chức mình.

Ban Tài chính xã lập dự tốn thu, chi và cân đối ngân sách xã trình UBND xã báo cáo Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã để xem xét gửi UBND thị xã và Phịng tài chính thị xã. Thời gian báo cáo dự toán ngân sách xã do UBND cấp tỉnh quy định.

Đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, Phịng tài chính thị xã làm việc với UBND xã cân đối thu, chi ngân sách xã thời kỳ ổn định mới theo khả năng bố trí cân đối chung của ngân sách địa phương. Đối với các năm tiếp theo của thời kỳ ổn định, Phịng tài chính thị xã chỉ tổ chức làm việc với UBND xã về dự tốn ngân sách khi UBND xã có u cầu.

Quy trình lập dự tốn NSX được quy định cụ thể tại Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 cho xã, được cụ thể ở Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23 tháng 06 năm 2003 và quyết định phân cấp nguồn thu ngân sách của Hội đồng nhân dân tỉnh trong thời kỳ ổn định ngân sách như sau:

Hướng dẫn lập dự toán:

Bước (1): Uỷ ban nhân dân huyện hướng dẫn và giao số kiểm tra dự toán ngân sách cho các xã.

Bước (2): Uỷ ban nhân dân xã tổ chức hội nghị triển khai xây dựng dự toán ngân sách xã và giao số kiểm tra cho các ban ngành, đoàn thể.

Lập và tổng hợp dự toán ngân sách xã.

Bước (3): Các ban ngành, đồn thể, kế tốn xã lập dự tốn ngân sách xã. Bước (4): Uỷ ban nhân dân xã làm việc với các ban ngành, đồn thể về dự tốn ngân sách; kế tốn tổng hợp và hồn chỉnh dự toán ngân sách xã.

Bước (5): Uỷ ban nhân dân xã trình Thường trực Hội đồng nhân dân xã xem xét cho ý kiến về dự toán ngân sách xã.

Bước (6): Căn cứ vào ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân xã, Uỷ ban nhân dân xã hồn chỉnh lại dự tốn ngân sách và gửi Phịng Tài chính - Kế hoạch huyện.

Bước (7): Phịng Tài chính huyện tổ chức làm việc về dự tốn ngân sách với các xã đối với năm đầu của thời kỳ ổn định hoặc khi Uỷ ban nhân dân xã có yêu cầu ở những năm tiếp theo của thời kỳ ổn định ngân sách; tổng hợp và hồn chỉnh dự tốn ngân sách huyện báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện.

Phân bổ và quyết định dự toán ngân sách xã:

Bước (8): Uỷ ban nhân dân huyện giao dự tốn ngân sách chính thức cho các xã.

Bước (9): Uỷ ban nhân dân xã hồn chỉnh lại dự tốn ngân sách xã gửi đại biểu Hội đồng nhân dân xã trước phiên họp của Hội đồng nhân dân xã về dự toán ngân sách; Hội đồng nhân dân xã thảo luận và quyết định dự toán ngân sách.

Bước (10): Uỷ ban nhân dân xã giao dự toán cho ban, ngành, đoàn thể, đồng gửi Phịng Tài chính - Kế hoạch huyện, Kho bạc nhà nước huyện; thực hiện cơng khai dự tốn ngân sách xã trước ngày 31/12 (Bộ Tài chính, 2003).

a) Lập dự tốn thu ngân sách xã

- Xác định các nguồn thu ngân sách xã năm kế hoạch.

Nguồn thu của xã được xác định căn cứ vào việc phân cấp nguồn thu trong từng thời kỳ. Căn cứ theo Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23 tháng 06 năm 2003 và quyết định phân cấp nguồn thu ngân sách của Hội đồng nhân dân tỉnh trong thời kỳ ổn định ngân sách, nguồn thu ngân sách xã bao gồm:

+ Các khoản thu ngân sách xã được hưởng 100%.

+ Các khoản thu ngân sách xã được hưởng theo tỷ lệ % phân chia.

+ Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên. Nguồn thu của ngân sách xã ở năm kế hoạch (năm X+1) có thể thay đổi so với năm báo cáo (năm X) trong trường hợp phân cấp ngân sách tại địa phương do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định có thay đổi hoặc có các nguồn thu mới hay nguồn thu hiện hành được các cấp có thẩm quyền bãi bỏ trong năm kế hoạch. Ngồi ra, xã có thể thảo luận và quyết định thêm các nguồn thu đóng góp tự nguyện của nhân dân trong xã, các hoạt động tài chính khác của xã, các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

- Xác định dự toán thu ngân sách xã năm kế hoạch.

Thu ngân sách xã chịu tác động của hai nhân tố là đối tượng thu và mức thu. Căn cứ xác định số đối tượng thu hay mức thu tính cho một đối tượng thu năm (X+1) dựa vào các văn bản sửa đổi, bổ sung hay ban hành mới thay thế cho các văn bản đang có hiệu lực thi hành năm báo cáo quy định về các khoản thu (thuế, phí, lệ phí, các khoản đóng góp...). Kế tốn xã cũng cần phối hợp với các bộ phận thống kê xã, cơ quan thuế, cán bộ ủy nhiệm thu (nếu có) và Hội đồng tư vấn thuế xã tính tốn các khoản thu ngân sách xã.

Tỷ lệ % ngân sách xã được hưởng từ từng khoản thu ngân sách phân chia theo tỷ lệ % được xác định căn cứ vào quyết định về phân cấp nguồn thu cho ngân sách xã của Hội đồng nhân dân tỉnh.

b) Lập dự toán chi ngân sách xã

Các đơn vị căn cứ vào chính sách chế độ, tiêu chuẩn định mức chi, biên chế và nhiệm vụ hoạt động của mình quản lý để tính tốn dự trù các khoản chi tiêu. Uỷ ban nhân dân xã làm việc cụ thể từng đơn vị, xem xét, thẩm định lại nội dung tính tốn từng nội dung chi. Trên cơ sở dự toán chi tiết của các đơn vị đã được kiểm tra kỹ lưỡng, Uỷ ban nhân dân xã tổng hợp dự toán chi theo Mục lục

Ngân sách nhà nước (Chương, Loại, Khoản, Mục) và phân bổ theo từng lĩnh vực trình Hội đồng nhân dân xã quyết định (Bộ Tài chính, 2003).

Khi lập dự toán chi cần lưu ý phân biệt khoản chi cam kết và chi đề xuất mới. Chi cam kết: Là các khoản chi để thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ, quyết định… của cấp có thẩm quyền có hiệu lực thực hiện trong năm X+1. Quản lý chi cam kết có nhiệm vụ:

- Giúp phân biệt với chi đề xuất mới.

- Đây là những thông tin rất quan trọng để xã thảo luận khi xem xét ưu tiên trước hết cần gắn với những chính sách/hoạt động đã cam kết, tránh đầu tư dàn trải.

- Xác định trách nhiệm giải trình của người ra quyết định chính sách/hoạt động, tránh tình trạng ra quyết định không dựa trên cơ sở nguồn lực tài chính vững chắc.

Chi đề xuất mới: Là các khoản chi để thực hiện các chính sách và hoạt động mà Uỷ ban nhân dân xã đề xuất nhưng chưa được các cấp có thẩm quyền quyết định. Mục đích của Chi đề xuất mới là:

- Giúp phân biệt với chi cam kết.

- Giúp cho chính quyền xã thấy được tính khả thi của các chính sách, hoạt động mới mà Uỷ ban nhân dân xã đề xuất.

- Đây là những thông tin rất quan trọng để xã thảo luận đưa ra các danh mục dự án/hoạt động ưu tiên gắn với nguồn lực tài chính, tránh tình trạng chính sách, chế độ đưa ra nhưng khơng có nguồn bảo đảm (Bộ Tài chính, 2003).

2.1.6.2. Tổ chức thực hiện thu, chi ngân sách

a) Tổ chức thực hiện thu

Ngoài nguồn ngân sách thu theo dự tốn được lập trình UBND cấp trên, Ngân sách xã cịn có một nguồn thu là nguồn thu bổ sung từ ngân sách cấp trên.

Nguồn thu bổ sung cân đối ngân sách và bổ sung theo mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách xã. Số bổ sung cân đối ngân sách xã được xác định từ năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách và được giao ổn định từ 3 đến 5 năm. Số thu bổ sung theo mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách xã được xác định hàng năm và xã phải sử dụng kinh phí theo đúng mục tiêu quy định. Kế toán xã căn cứ các văn bản pháp luật có liên quan, số kiểm tra dự

toán ngân sách theo từng mục tiêu do huyện thông báo để xác định dự toán các khoản thu bổ sung có mục tiêu. Riêng dự toán thu bổ sung để thực hiện các chính sách, chế độ mới do cấp trên ban hành có hiệu lực năm kế hoạch mà chưa được bố trí trong dự tốn ngân sách xã của năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách thì Kế tốn xã căn cứ vào các quy định về đối tượng chi, mức chi, các nguồn bảo đảm cho việc thực hiện các văn bản chính sách chế độ mới đó để xác định (Bộ Tài chính, 2003).

- Nội dung tổ chức chấp hành thu ngân sách xã:

Uỷ ban nhân dân xã có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thuế đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác vào Ngân sách nhà nước.

Về nguyên tắc, các khoản thu Ngân sách nhà nước được nộp qua ngân hàng hoặc nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước, trường hợp tại các địa bàn có khó khăn trong việc nộp qua ngân hàng hoặc nộp tại Kho bạc nhà nước thì cơ quan thu được trực tiếp thu, hoặc uỷ nhiệm cho tổ chức, cá nhân thu tiền mặt từ người nộp, sau đó phải nộp đầy đủ, kịp thời vào Kho bạc nhà nước. Đối với các khoản thu thuộc nhiệm vụ thu của Uỷ ban nhân dân xã, cũng phải tuân thủ nguyên tắc là phải nộp vào Kho bạc nhà nước theo chế độ quy định. Đối với các xã ở xa Kho bạc nhà nước được phép để tại xã sử dụng và định kỳ làm thủ tục thu, chi ngân sách qua Kho bạc nhà nước (Bộ Tài chính, 2008).

Các khoản thu Ngân sách nhà nước bằng hiện vật, bằng ngày công lao động được quy đổi ra đồng nội tệ theo giá hiện vật, giá ngày công lao động được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại thời điểm phát sinh để hạch toán thu Ngân sách nhà nước.

Cơ quan thu (Thuế, Hải quan, Tài chính và các cơ quan khác được Chính phủ cho phép hoặc được Bộ Tài chính ủy quyền), Ban tài chính xã có trách nhiệm phối hợp với KBNN trong việc tổ chức quản lý, tập trung nguồn thu NS xã, thường xuyên kiểm tra, đối chiếu để đảm bảo mọi nguồn thu của NSNN phải được tập trung đầy đủ, kịp thời vào KBNN (Bộ Tài chính, 2008).

Các khoản thu khơng đúng chế độ phải được hồn trả cho đối tượng nộp. Các khoản thu đã tập trung vào Ngân sách nhà nước nhưng được miễn giảm hoặc hồn trả, thì Kho bạc nhà nước hồn trả cho các đối tượng nộp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nguồn thu bổ sung từ ngân sách huyện cho xã đã được thơng báo theo dự tốn từ đầu năm. Căn cứ vào dự toán được duyệt, đối chiếu với nhu cầu sử dụng kinh phí ngân sách xã, xã chủ động rút dự toán bổ sung từ ngân sách huyện đảm bảo nhu cầu chi.

Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác vào NS xã đúng chế độ quy định. Chính quyền xã, các tổ chức, cá nhân khơng được phép giữ lại nguồn thu NS xã để lập quỹ ngoài NS trái với chế độ quy định (Bộ Tài chính, 2003).

b) Tổ chức chi ngân sách xã

Chấp hành Ngân sách nhà nước là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế, tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi ghi trong kế hoạch ngân sách năm trở thành hiện thực. Do đó, góp phần thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã. Cũng qua việc chấp hành ngân sách sẽ bảo đảm kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức về kinh tế - tài chính của nhà nước, đánh giá sự phù hợp giữa chính sách với thực tiễn.

Về nguyên tắc: Các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được Ngân sách nhà nước hỗ trợ thường xuyên phải mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Tài chính; chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính và Kho bạc nhà nước trong q trình thanh tốn, sử dụng kinh phí. Các khoản thanh tốn về cơ bản theo nguyên tắc chi trả trực tiếp qua Kho bạc nhà nước. Kế toán xã cần căn cứ vào dự toán chi cả năm đã được Uỷ ban nhân dân xã phân bổ chi tiết theo mục lục ngân sách đã gửi Kho bạc trước ngày 31/12 để thực hiện chi trả cho các hoạt động theo dự toán (Quốc hội, 2015).

Kế toán xã cần xem xét kỹ lưỡng nhu cầu sử dụng kinh phí của các đơn vị, và trình chủ tịch xã ký thủ tục chi ngân sách theo quy định. Việc chấp hành các khoản chi thường xuyên của ngân sách phải căn cứ vào tiến độ thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách xã, phường trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 26 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)