Nhóm yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách xã, phường trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 95 - 99)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc quản lý ngân sách xã tại thị xã Từ Sơn

4.2.1. Nhóm yếu tố khách quan

4.2.1.1. Cơ chế pháp lý, định mức phân bổ Ngân sách xã

Cơ chế pháp lý trong quản lý NSX là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới kết quả của hoạt động quản lý NSX. Cơ chế pháp lý là thước đo, tiêu chuẩn cho việc chấp hành các quy định về lập dự toán, quyết toán và thanh tra xác minh, làm rõ các vấn đề trong quản lý Ngân sách nhà nước cấp cấp xã.

Ngoài ra cơ chế pháp lý về chi tiêu ngân sách, các hồ sơ chứng từ, thủ tục cần có đối với khoản chi ngân sách,… Việc quy định rõ ràng các khoản chi tiêu ngân sách hợp lý, yêu cầu cần có về hồ sơ chứng từ sẽ giúp cho các các cán bộ quản lý cũng như đối tượng nộp, thụ hưởng NSX có căn cứ thực hiện.

Cơ chế pháp lý về thanh tra NS được quy định ở Luật thanh tra bao gồm các quy định liên quan tới thẩm quyền, trình tự thủ tục tiến hành hoạt động thanh tra,… Cơ quan thanh tra phải được trao thẩm quyền mới có thể tiến hành hoạt động thanh tra thuận lợi, đạt kết quả cao; cơ quan thanh tra cũng phải có đủ thẩm quyền để đưa ra các kết luận thanh tra mang tính pháp lý, kiến nghị các hình thức xử lý và yêu cầu các đơn vị thực hiện.

Kết quả đánh giá của đội ngũ cán bộ quản lý về công tác phân bổ dự toán thu, chi NSX trên địa bàn Thị xã Từ Sơn được tổng hợp qua bảng 4.12.

Có thể nhận thấy trong 40 cán bộ quản lý được điều tra có trên 50% cán bộ cho rằng cơng tác phân bổ dự toán thu, chi NSX tại Từ Sơn là phù hợp và đảm bảo tính cơng khai, minh bạch trong phân bổ dự tốn NSX. Tuy nhiên có tới 8/40 cán bộ, chiếm tỷ lệ 20% số cán bộ quản lý điều tra cho rằng sự phù hợp với tiêu chí, định mức, tiêu chuẩn và các quy định khác của Nhà nước có liên quan đến thu, chi NS và điều kiện phân bổ NSNN còn kém, do cán bộ lập dự toán chưa nắm chắc định mức, tiêu chuẩn nhưng lại lập dự tốn theo trí nhớ chủ quan.

các nội dung chi trong dự tốn của định mức phân bổ cịn kém, trên 30% kế tốn được hỏi có câu trả lời là chưa tốt.

Bảng 4.12. Đánh giá của cán bộ quản lý về cơng tác phân bổ dự tốn thu, chi Ngân sách xã trên địa bàn thị xã Từ Sơn

Nội dung Tốt Bình thường Chưa tốt Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%)

Tính kịp thời trong phân bổ ngân sách; 17 42,50 19 47,50 4 10,00

Sự phù hợp với dự toán được duyệt

trong phân bổ ngân sách 21 52,50 16 40,00 3 7,50

Sự phù hợp với tiêu chí, định mức, tiêu chuẩn và các quy định khác của Nhà nước có liên quan đến thu, chi ngân sách và điều kiện phân bổ NSNN

14 35,00 18 45,00 8 20,00

Sự phù hợp so với thực tế trên địa bàn

huyện 16 40,00 20 50,00 4 10,00

Tính cơng khai, minh bạch trong phân

bổ NSNN 29 72,50 11 27,50 0 -

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2016)

Bảng 4.13. Đánh giá của kế toán đơn vị thụ hưởng Ngân sách xã về định mức phân bổ Ngân sách Nhà nước hàng năm của đơn vị mình

Nội dung Tốt Bình thường Chưa tốt Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%)

Định mức phân bổ dự toán đáp ứng với nhu

cầu Ngân sách thực tế của đơn vị 5 25,00 13 65,00 2 10,00

Tính kịp thời của các nội dung chi trong dự

toán được giao 3 15,00 11 55,00 6 30,00

Tính minh bạch, cơng khai 7 35,00 12 60,00 1 5,00

Tính tự chủ, tự quyết của các đơn vị 3 15,00 9 45,00 8 40,00

Đồng thời với định mức phân bổ NSX như hiện nay cịn thiếu tính tự chủ, tự quyết cho các đơn vị thụ hưởng NSX, điều này được thể hiện bởi có trên 40% kế toán các đơn vị thụ hưởng được hỏi đánh giá định mức phân bổ NSX tại địa bàn hiện nay việc đảm bảo tính tự chủ, tự quyết ở mức kém, thực tế các đơn vị thụ hưởng ngân sách được cấp chi cho sự nghiệp phát triển giáo dục, thể thao, truyền thanh, truyền hình chỉ được cấp dưới 20 triệu đồng ngân sách/năm, với nguồn vốn ngân sách này không đủ để tổ chức chương trình hội thi thể thao, hay các hội thi học sinh giỏi,…. Đây là một bất lợi rất lớn, cản trở việc sử dụng linh hoạt nguồn vốn NSNN làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn NSX.

4.2.1.2. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng (UBND huyện, Chi cục Thuế, Kho bạc Nhà nước…)

Hoạt động quản lý NSX là do nhiều phòng, cơ quan chức năng phối hợp thực hiện, mỗi đơn vị quản lý một lĩnh vực chỉ tiêu trong việc thu, chi NSX. Tuy nhiên những đơn vị nộp và thụ hưởng NS cũng cần phải hợp tác lập báo cáo chính xác tình hình theo u cầu của cơ quan quản lý, và cung cấp đầy đủ hồ sơ chứng từ cho cơ quan quản lý xác minh. Sự hợp tác này không chặt chẽ sẽ dẫn đến quá kiểm soát, quyết toán kéo dài và dễ bị lệch hướng.

Mặt khác, khi Chi cục thuế hoặc các đơn vị ban Ngành khác lập biên bản phạt thì cần phải có, hoặc phịng quản lý đăng ký kinh doanh, đăng ký trước bạ cho người dân cần phải phối hợp với Kho bạc để đốc thúc thực hiện thu, chi các khoản NS theo quy định. Tránh tình trạng nợ thu NSX, và chi NS không kịp thời gây ảnh hưởng để hiệu quả sử dụng nguồn vốn NS.

Bảng 4.14. Đánh giá của đối tượng nộp Ngân sách xã về việc gặp phải khó khăn và những hỗ trợ nhận được từ cơ quan quản lý của người nộp thuế

Nội dung

Thường

xuyên Thi thoảng Không Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%)

Khó khăn trong việc thực hiện

nghĩa vụ nộp NSNN 12 40,00 16 53,33 2 6,67

Công tác hỗ trợ NNT của Cơ

quan thuế trên địa bàn thị xã 9 30,00 14 46,67 7 23,33 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2016)

Khi được hỏi về việc gặp khó khăn gặp phải trong việc q trình thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước của các đối tượng nộp NSX, có tới trên 40% các hộ kinh doanh và hộ dân trả lời thường xuyên gặp phải những khó khăn, do các thông tư thuế thường xuyên thay đổi, văn bản hướng dẫn khó hiểu nên thực thế khơng biết đơn vị mình áp dụng vào trường hợp nào, phải kê khai đóng thuế ra sao; tuy nhiên việc nhận được hỗ trợ NNT của Cơ quan thuế trên địa bàn Từ Sơn thì có tới trên 46% các đối tượng nộp NSX trả lời là chỉ thỉnh thoảng nhận được hỗ trợ và trên 23% trả lời không nhận được hỗ trợ.

Đồng thời khi được hỏi về hiệu quả của công tác hỗ trợ NNT trên địa bàn cùng với việc giải quyết khiếu nại của NNT thì có tới trên 63% các hộ kinh doanh, hộ dân được hỏi cho rằng công tác này chưa được thực hiện tốt hay thực hiện ở mức bình thường. Phần lớn khi NNT yêu cầu hỗ trợ từ cơ quan thuế về những vướng mắc của đơn vị mình trong việc kê khai, tính tốn mức thuế phải nộp, hay những văn bản cần thực hiện để nộp lên cơ quan thuế thì hầu hết nhận được câu trả lời là về đọc thông tư số…, nghị định số,…; tuy nhiên những thông tư, nghị định này thực tế rất khó hiểu, khơng cụ thể khiến NNT rất khó xác định mình nằm trong trường hợp nào.

Bảng 4.15. Đánh giá của đối tượng nộp Ngân sách xã về hiệu quả công tác hỗ trợ người nộp thuế và công tác giải quyết khiếu nại của người nộp thuế

Nội dung Tốt Bình thường Chưa tốt Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%)

Hiệu quả công tác hỗ trợ NNT của Cơ quan thuế trên địa bàn huyện

11 36,67 16 53,33 3 10,00 Công tác giải quyết khiếu nại

của NNT 9 30,00 15 50,00 6 20,00

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2016) Qua đó, có thể nhận thấy việc hỗ trợ thông tin cho NNT trong quản lý NSX tại thị xã Từ Sơn còn chưa được quan tâm đúng đắn, đây là một trong những yếu tố gây nên tình trạng nợ đọng thuế tại địa bàn.

4.2.1.3. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát trong quản lý Ngân sách xã

Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện thu, chi NSX là một khâu quan trọng không thể thiếu trong hoạt động quản lý NSX. Đây là công tác nhằm phát hiện kịp thời, sửa chữa những sai phạm trong lập, quyết toán NSX; đồng thời

cũng mang tính răn đe, nâng cao ý thức chấp hành các quy định, pháp luật về quản lý NSNN của các đối tượng nộp và thụ hưởng NS.

Theo đánh giá của 90 đối tượng điều tra thì hiện nay thị xã Từ Sơn đã triển khai được nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra về số lượng đã đáp ứng yêu cầu thực tế tại địa phương, tuy nhiên việc phát hiện các sai phạm chưa đạt hiệu quả cao, có trên 12% số đối tượng điều tra có câu trả lời khả năng phát hiện sai phạm trong quản lý NSX cịn kém. Thực tế thì các sai phạm khi thanh tra sẽ lập tức được cán bộ thanh tra phát hiện, tuy nhiên trên hồ sơ biên bản thanh tra thường con số phát hiện giảm đi rất nhiều, và chỉ còn những doanh nghiệp khơng có khoản bồi dưỡng cho cán bộ thanh tra được ghi đúng sai phạm trên biên bản. Đây cũng là một trong những lý do mà việc xử lý các sai phạm, cũng như tính cơng khai, minh bạch trong thanh tra kiểm tra NSX tại Thị xã Từ Sơn cịn chưa thật sự hiệu quả, có trên 15% đối tượng điều tra đánh giá các chỉ tiêu này còn chưa tốt.

Bảng 4.16. Đánh giá của cán bộ, kế tốn, đối tượng nộp Ngân sách về cơng tác thanh tra, kiểm tra thu chi Ngân sách trên địa bàn thị xã

Nội dung Tốt Bình thường Chưa tốt Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%)

Số lượng cuộc thanh tra, kiểm tra so

với yêu cầu thực tế 32 35,56 48 53,33 10 11,11

Khả năng phát hiện các sai phạm

trong quản lý NSNN trên địa bàn 31 34,44 48 53,33 11 12,22 Kết quả xử lý các sai phạm được phát

hiện (khả năng thu hồi cho NSNN) 28 31,11 44 48,89 18 20,00 Tính cơng khai, minh bạch 29 32,22 47 52,22 14 15,56

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2016) Mặt khác, kết quả xử lý các sai phạm được phát hiện cịn có tới 20% số cán bộ đánh giá là chưa tốt, do chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa đồn thanh tra và các đơn vị giám sát thực hiện kết quả thanh tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách xã, phường trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 95 - 99)