Thực tiễn quản lý Ngân sách xã ở các địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách xã, phường trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 40 - 44)

Phần 2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Thực tiễn quản lý Ngân sách xã ở các địa phương

Ngay sau khi luật NSNN được ban hành, Bộ Tài chính đã khẩn trương ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành Luật; tiếp đó đã mở các lớp tập huấn cho cán bộ chủ chốt ở chính quyền, cán bộ tài chính, cán bộ thuế đồng thời có văn bản chỉ đạo các tỉnh, thành phố tổ chức tập huấn tới từng cơ sở. Trong quá trình thực hiện Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ ban hành thêm nhiều văn bản hướng dẫn bổ sung như: hướng dẫn về quản lý, huy động và sử dụng các khoản đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng của xã; về thực hiện quy chế dân chủ và công

khai tài chính cơ sở. Đến nay tuy chưa được đầy đủ và đồng bộ nhưng các chính sách, chế độ hiện có đã cơ bản tạo được cơ sở pháp lý để tổ chức thực hiện quản lý ngân sách xã thống nhất trong cả nước.

Ngồi ra cơng tác thanh tra kiểm tra NSX bước đầu được các cấp chính quyền địa phương quan tâm, chú trọng. Qua công tác thanh tra đã phát hiện và sử lý nhiều vụ vi phạm chính sách, chế độ tài chính, đặc biệt là những tồn tại ở các vụ bán, đấu thầu đất hoa lợi cơng sản… Từ đó, góp phần cho cơng tác quản lý điều hành xã được chặt chẽ và đang đi dần vào lề nếp.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cơng tác tổ chức quản lý ngân sách xã theo luật NSNN vẫn còn bộc lộ một số tồn tại như:

Việc tổng hợp dự toán và quyết toán NSX vào dự toán và quyết toán NSNN chưa thống nhất và đồng bộ.

Quy trình quản lý thu, chi ngân sách xã có những văn bản hướng dẫn nhưng vẫn chưa bao quát được hết những yêu cầu quản lý, dẫn đến nhiều địa phương tự quy định quy trình quản lý thu, chi ngân sách theo nhận thức riêng của đơn vị mình gây khó khăn cho việc tổng hợp, phân tích tình hình, điều hành NSNN cấp xã, phường.

Mục lục NSNN áp dụng cho cấp xã đã được Bộ ban hành nhưng vẫn còn phức tạp, chưa phù hợp với trình độ chung của cấp xã hiện nay vẫn còn thay thế và bổ sung sửa đổi thường xuyên. Chế độ kế toán ngân sách xã ban hành từ những năm trước đã quá lâu cho nên một số quy định chưa phù hợp, mẫu biểu, sổ sách kế tốn cịn chưa đồng bộ hệ thống tài khoản cịn khá phức tạp nên cịn khó khăn trong việc giám sát, kiểm tra và tổng hợp, phân tích đánh giá về ngân sách xã.

Chưa phân định rõ ràng nội dung thu, chi ngân sách xã với quản lý các hoạt động tài chính khác ở xã( các quỹ ngồi ngân sách, các khoản đóng góp của nhân dân ..) cho nên việc lập, chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách ở một số xã khơng ít địa phương cịn chưa làm đúng theo quy định của Luật; việc quản lý các nguồn tài chính khác ở xã cũng chưa được rõ ràng minh bạch.

Đội ngũ cán bộ chuyên trách về quản lý tài chính và ngân sách xã ở các cấp địa phương chưa được tăng cường đúng mức về số lượng và chất lượng theo yêu cầu của công việc; chưa chuyên nghiệp hóa và sử dụng ổn định cán bộ ngân sách xã theo quy định vẫn cịn hiện tượng thay đổi cán bộ kế tốn xã

sau mỗi kỳ bầu cử HĐND xã, gây lãng phí trong đào tạo và khơng tốt đến chất lượng quản lý cơ sở.

Như vậy sau khi có luật NSNN ra đời và được bổ sung sửa đổi năm 2002 và 2015 thì công tác tổ chức quản lý ngân sách xã về cơ bản đã có sự thay đổi và đạt được những kết qủa khá. Tuy nhiên, trong thực tiễn vận dụng vẫn còn nhiều bất cập thể hiện ở những tồn tại hạn chế như đã trình bày ở trên.

Chính vì vậy, cần phải tiếp tục bổ sung sửa đổi nội dung quản lý, tiếp tục hoàn thiện các chính sách chế độ về ngân sách xã và tăng cường giám sát đôn đốc việc chấp hành các chế độ chính sách đó trong thực tế, khắc phục những hạn chế, tồn tại.

Quản lý thu, chi NSX phải được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục và tồn diện, từ khâu lập dự tốn, chấp hành dự toán đến khâu quyết toán.

Quản lý thu, chi phải phát huy tính dân chủ, cơng khai.

Quản lý thu chi phải được thực hiện và tuân thủ theo đúng luật NSNN, theo các Nghị định, các thông tư hướng dẫn.

2.2.1.1. Kinh nghiệm quản lý ngân sách xã, phường tại tỉnh Hải Dương

Trong những năm qua, cùng với tiến trình đổi mới đất nước, ngân sách xã đã được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Nhờ đó, tình hình ngân sách xã trong cả nước đã có những bước tiến đáng kể. Ngân sách xã đã và đang từng bước thực hiện được vai trò của mình đối với chính quyền cấp cơ sở và góp phần tích cực vào sự nghiệp CNH, HĐH nơng nghiệp nơng thơn.

Sau khi có Luật NSNN, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hải Dương đã liên tiếp chỉ đạo tăng cường công tác quản lý NSX. Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở ban ngành nhìn chung cơng tác quản lý ngân sách xã ở Hải Dương có những chuyển biến khá tích cực cả về chất lượng công tác quản lý của các cấp cũng như việc khai thác các nguồn lực tại chỗ đảm bảo điều kiện vật chất cho chính quyền cấp xã đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ quản lý cấp cơ sở.

Quản lý thu NSX ở Hải Dương cơ bản đã bám sát kế hoạch thu ngân sách, đặc biệt là các chỉ tiêu pháp lệnh thuế, các nguồn thu tại xã. Tích cực vận động nhân dân địa phương đóng góp tạo nguồn lực xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng tại địa phương.

Quản lý chi đã có những chuyển biến tích cực chi thường xuyên đã đáp ứng được nhu cầu càng tăng về các sự nghiệp. Công tác quản lý chi theo định mức ( khốn chi đã có những hiệu quả).

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động tài chính NSX ở Hải Dương hiện nay cịn nhiều vấn đề khó khăn, yếu kém. Khơng thể bao quát hết tình hình đặc điểm của từng xã. Trước hết là sự hiểu biết của người dân, của một số đại biểu HĐND cấp xã còn hạn chế. Sự thiếu hiểu biết đã không tạo cơ hội cho họ trong việc quản lý, giám sát và đóng góp ý kiến vào việc xây dựng NSX. Chất lượng giám sát, kiểm tra NSX ở một số nơi không đạt yêu cầu và mong muốn của nhân dân. Mặt khác, cũng do không hiểu biết đầy đủ, toàn diện về NSX cho nên một số người dân đã có những khiếu kiện kéo dài, gây khó khăn cho chính quyền các cấp trong việc giải thích và xử lý các vụ kiện trên. Để từng bước giải quyết những vấn đề trên tỉnh Hải Dương đã tập trung vào một số giải pháp sau:

Tăng cường và nâng cao vai trò hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo giám sát quản lý điều hành NSX của cấp ủy Đảng, HĐNS xã, các đoàn thể của các xã và sự giám sát của nhân dân, nhằm hạn chế những sai sót, lãng phí trong việc sử dụng và điều hành ngân sách.

Công tác quản lý NSX phải được chú trọng, đối với cán bộ quản lý NSX, Nhà nước cần phải có chế độ đãi ngộ cho phù hợp với công việc họ đảm nhận để nâng cao tinh thần trách nhiệm, và phải có chính sách đào tạo đội ngũ quản lý NSX để nâng cao trình độ chun mơn, đáp ứng được yêu cầu của công việc quản lý NSX hiện nay.

Nâng cao kiến thức cho người dân trong việc kiểm tra, giám sát, quản lý NSX. Đây là việc làm hết sức cần thiết và phù hợp với mong muốn của ngành tài chính đã đề ra cùng như của các cấp chính quyền địa phương.

Thực hiện tốt việc công khai trước nhân dân trong q trình lập dự tốn, quyết tốn các khoản thu đóng góp của nhân dân. Từ đó tạo niềm tin trong dân và các nguồn đóng góp của nhân dân ngày càng tăng, nguồn thu từ các loại thuế cũng tăng. Thu cơ bản đã đáp ứng được những nhiệm vụ chi thường xuyên, chi đầu tư XDCB, kinh tế xã hội có bước phát triển, cơ sở vật chất được tăng cường, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt.

2.2.1.2. Kinh nghiệm quản lý ngân sách xã, phường tại tỉnh Bắc Giang

Tỉnh Bắc Giang là một tỉnh thuần nông là chủ yếu nhưng lại là một tỉnh làm tốt công tác quản lý NSX, các khoản thu ngân sách chủ yếu là các loại phí, thuế, thu từ quỹ đất cơng ích và thu hoa lợi cơng sản; thu huy động đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại địa phương do HĐND xã quyết định. Áp dụng vào luật NSNN những năm qua nhờ xây dựng dự tốn ngân sách sát với tình hình tại các địa phương, mặt khác tích cực chủ động khai thác nguồn thu sẵn có và sử dụng đúng mục đich, cơng khai, minh bạch trong q trình triển khai, thực hiện đã tạo điều kiện cho các xã tích cực đầu tư các cơng trình phúc lợi tại địa phương.

Để đạt được những kết quả trên Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Giang đã liên tiếp chỉ đạo tăng cường công tác quản lý NSX và đã thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Phải có sự vào cuộc của tất cả các cấp ủy đảng và chính quyền nhằm chỉ đạo và tuyên truyền, vận động để các cấp, các ngành và nhân dân thấy rõ vai trò và tầm quan trọng của NSX trong giai đoạn hiện nay.

Xây dựng và củng cố hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước cấp xã, Nhà nước cần phải có cơ chế, chính sách đồng bộ khuyến khích tạo địn bẩy kinh tế để các xã, phường khai thác tiềm năng sẵn có trên các địa bàn, tăng tính chủ động, sáng tạo của NSX, huy động nguồn thu vào NSX để tự trang trải nhu cầu chi tiêu của xã, phường.

Việc lập dự toán NSX phải từ cơ sở để bám sát tình hình thực tế tại mỗi địa phương; tận dụng nguồn thu một cách triệt để, xây dựng dự toán chi hợp lý ưu tiên những nhiệm vụ chi cần thiết và đảm bảo công khai, minh bạch hạn chế thấp nhất tình trạng lãng phí xảy ra.

Công tác quản lý NSX phải được chú trọng, đối với cán bộ quản lý NSX, Chủ tịch UBND xã, kế toán xã phải thường xuyên được bồi dưỡng về nghiệp vụ chun mơn và có tinh thần trách nhiệm cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách xã, phường trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)