Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách xã, phường trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 53)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.3. Đánh giá chung

* Thuận lợi

Do việc quan tâm chú trọng tới giáo dục nên dân trí của người dân trên địa bàn được nâng lên, từ đó tính tự giác chấp hành nộp Ngân sách của người dân tăng lên, giảm bớt áp lực cho việc quản lý thu NSX trên địa bàn.

Giá trị sản xuất của toàn thị xã Từ Sơn không ngừng tăng lên qua các năm điều này cho thấy đời sống người dân được nâng cao đáng kể và đồng nghĩa với việc người dân lao động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tăng cường khả năng đóng góp vào ngân sách xã.

Thêm vào đó, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nơng nghiệp sang công nghiệp, Dịch vụ cũng làm tăng nguồn thu cho NSX (vì đối với những ngành nghề này nguồn tỷ lệ thu ngân sách cao).

Nhìn chung thị xã Từ Sơn có sự phát triển kinh tế tương đối đồng đều giữa các xã, phường, cơ sở hạ tầng cũng khá đồng bộ từ đó việc phân chia nhiệm vụ chi NSX khơng cần phải phân loại theo tiêu chí khu vực.

* Khó khăn

Phần lớn diện tích đất nơng nghiệp của thị xã đã được chuyển đổi mục đích sử dụng sang xây dựng các khu cơng nghiệp, tuy nhiên vẫn tồn tại những làng, xóm thuần nơng nghiệp có sự khác biệt lớn về phát triển kinh tế so với những khu cơng nghiệp nhộn nhịp, gây khó khăn cho việc phân chia nhiệm vụ chi ngân sách cho từng khu vực. Việc tăng đầu tư ngân sách cho XDCB phục vụ cho các khu công nghiệp tại một số xã sẽ làm giảm nguồn đầu tư ngân sách cho các xã nghèo, dẫn đến phân cách giàu nghèo giữa các địa bàn ngày càng lớn.

Nguồn thu ngân sách tại các xã có có sự cao, thấp khác nhau; trong khi đó nhu cầu chi ngân sách lại có xu hướng đối lập, từ đó dẫn tới việc mất cân bằng ngân sách, gây khó khăn trong việc cân đối nhiệm vụ thu, chi NSX giữa các xã, phường.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách xã, phường trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 53)