THẾ LƯỠNG NAN CỦA NGƯỜI ĂN CHAY

Một phần của tài liệu Ebook Tối nay ăn gì? - Thế lưỡng nan của loài ăn tạp: Phần 2 (Trang 50 - 53)

(tôi vô cùng hy vọng sẽ chỉ là) tạm thời.

THẾ LƯỠNG NAN CỦA NGƯỜI ĂNCHAY CHAY

Giống như mọi người ăn chay có lòng tự trọng (và chúng ta sẽ chẳng là gì nếu không có lòng tự trọng), tôi sẽ chất lên vai các bạn

những thỏa hiệp bắt buộc và sự khác biệt về đạo đức của tôi. Tôi không phải người ăn chay trường (tôi vẫn ăn trứng gà và bơ sữa), vì trứng gà và sữa có thể lấy được từ động vật mà không làm chúng đau đớn hay giết chết chúng - hoặc ít nhất là tôi nghĩ như vậy. Tôi cũng sẵn sàng ăn thịt những động vật không có mặt, như động vật thân mềm, với giả thiết là chúng không có đủ khả năng nhận thức để cảm thấy đau đớn. Không, đây không phải là “chủ nghĩa phát xít” của riêng tôi: nhiều nhà khoa học và nhà triết học về quyền động vật (trong đó có Peter Singer) đã vạch ra ranh giới của nhận thức ngay phía trên vị trí của loài sò. Không ai biết chắc rằng điều này có đúng không, nhưng, bằng cách tin vào điều đó tới chừng nào có bằng chứng khác, tôi đã trở thành một trong số nhiều người quan tâm sâu sắc đến động vật.

Khoảng một tháng sau khi bắt đầu thử nghiệm, tôi vẫn còn thấy miễn cưỡng về chuyện này. Tôi thấy việc làm một bữa tối chay tịnh vừa ý đòi hỏi nhiều suy nghĩ và công sức hơn hẳn (đặc biệt là việc băm chặt); ăn thịt đơn giản là thuận tiện hơn. Việc đó cũng giúp ta dễ hòa đồng hơn, ít nhất là trong một xã hội mà số người ăn chay vẫn chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ (gần đây, tạp chí Time ước tính rằng có khoảng 10 triệu người ăn chay ở Mỹ). Điều khiến tôi thấy khó khăn nhất khi ăn chay là việc đó đã tách tôi ra khỏi những người khác và, dù điều này nghe có vẻ lạ lùng, khỏi toàn bộ kinh nghiệm của loài người theo một cách tinh vi.

Giờ đây những người khác phải điều chỉnh theo tôi, và tôi thấy chuyện đó thật không thoải mái: những hạn chế trong thực đơn mới của tôi làm biến dạng những mối quan hệ chủ - khách cơ bản. Là khách, nếu tôi sơ ý không dặn trước chủ nhà rằng tôi không ăn thịt thì bà ấy sẽ cảm thấy áy náy, còn nếu tôi cho biết điều đó thì bà ấy sẽ chuẩn bị riêng một món cho tôi, và trong trường hợp ấy thì chính tôi lại cảm thấy áy náy. Về vấn đề này, tôi có xu hướng

đồng tình với người Pháp khi họ coi bất kỳ sự hạn chế nào trong thực đơn của cá nhân là hành vi xấu.

Dù người ăn chay là cấp độ tiến hóa cao hơn của con người, nhưng tôi vẫn thấy dường như người đó đã đánh mất điều gì trên con đường tiến hóa, điều mà tôi không sẵn sàng bỏ qua. Dù trong thời gian này tôi cảm thấy khỏe mạnh và có đạo đức, nhưng đồng thời tôi cũng cảm thấy mình bị tách ra khỏi với những truyền thống mà tôi coi trọng: những truyền thống văn hóa như là ăn gà tây vào lễ Tạ ơn, hoặc thậm chí ăn xúc xích ở sân bóng chày, và những truyền thống gia đình như món ức bò của mẹ tôi vào dịp lễ Quá hải. Những bữa ăn mang tính lễ nghi này gắn kết chúng ta với lịch sử của mình theo nhiều con đường - gia đình, tôn giáo, cảnh quan, quốc gia, và, nếu ta muốn ngược thời gian xa hơn nữa, là sinh học. Vì mặc dù con người không còn cần thịt để tồn tại (vì giờ đây khi chúng ta có thể lấy B-12 từ thực phẩm lên men hoặc thực phẩm bổ sung), thì ta đã ăn thịt trong phần lớn thời gian tồn tại trên trái đất. Thực tế này trong lịch sử tiến hóa biểu hiện ở cấu trúc răng của chúng ta, bộ máy tiêu hóa, và có thể cả việc ứa nước miếng khi nhìn thấy một miếng bíp tết chín tới. Ăn thịt giúp chúng ta có thể chất cũng như nhận thức xã hội như hiện tại. Các nhà nhân loại học cho rằng, dưới áp lực của việc săn bắn bộ óc của con người tăng trưởng về kích thước và độ phức tạp, và quanh đống lửa nơi chiến lợi phẩm của cuộc đi săn được nấu chín và chia thành từng phần nhỏ, văn hóa nhân loại bắt đầu đơm hoa.

Nói vậy không có hàm ý rằng chúng ta không thể hoặc không nên đi xa hơn di sản của mình, mà tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng di sản ấy là của chúng ta; dù cho việc từ bỏ thịt có đem lại điều gì cho ta đi nữa, thì ít nhất cũng sẽ làm mất đi điều đó. Ý tưởng trao quyền cho động vật có thể nâng chúng ta lên khỏi thế giới tàn bạo, phi đạo đức của kẻ ăn thịt và con mồi - của lối sống ăn thịt -

nhưng đồng thời nó cũng đòi hỏi sự hy sinh, hay là sự thăng hoa, của một phần căn tính của chúng ta - phần “con” trong chính chúng ta (đây là một trong những điều trớ trêu kỳ quặc hơn của quyền động vật: yêu cầu chúng ta thừa nhận mọi điều chúng ta giống với động vật, để rồi lại hành động hướng đến chúng theo cách ít tính động vật nhất). Không hẳn việc hy sinh tính động vật của chúng ta là điều gì đáng tiếc; không ai tiếc rẻ khi từ bỏ việc hãm hiếp và cướp bóc - cũng là một phần của di sản ta kế thừa. Nhưng ít nhất chúng ta cũng nên thừa nhận rằng ham muốn ăn thịt của con người không phải là vấn đề nhỏ nhặt, hay sở thích ăn uống thuần túy như những nhà bảo vệ quyền động vật nói. Cũng tương tự như vậy, chúng ta có thể gọi tình dục - giờ đây đã không còn nhất thiết là để duy trì nòi giống - chỉ là thú tiêu khiển. Quả thực, việc ăn thịt của chúng ta là thứ gì đó rất sâu xa.

Một phần của tài liệu Ebook Tối nay ăn gì? - Thế lưỡng nan của loài ăn tạp: Phần 2 (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)