ĐIỀU KHÔNG TƯỞNG VỀ ĂN CHAY TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Ebook Tối nay ăn gì? - Thế lưỡng nan của loài ăn tạp: Phần 2 (Trang 67 - 71)

như chẳng có mấy giá trị), giống như các quyền phù hợp với chúng ta và phục vụ cho các mục đích của chúng ta ngày nay.

ĐIỀU KHÔNG TƯỞNG VỀ ĂN CHAYTRƯỜNG TRƯỜNG

Suy ngẫm về những vấn đề trên từ ưu thế của một trang trại, hoặc thậm chí một khu vườn, là thừa nhận quyền động vật là thiển cận và có tính thành thị. Quyền động vật chỉ có thể phát triển mạnh mẽ trong một thế giới mà con người đã đánh mất kết nối với thế giới tự nhiên, nơi động vật không còn đem lại bất kỳ sự đe dọa nào đối với chúng ta (một diễn biến khá gần đây), và việc chúng ta làm chủ tự nhiên dường như không còn bị thách thức. “Trong cuộc sống thường nhật của chúng ta,” Singer viết, “không có xung đột quyền lợi nghiêm trọng giữa con người và các động vật không phải con người.” Một tuyên bố như vậy rõ ràng giả định về một phiên bản thành phố của “cuộc sống bình thường”, chắc chắn là cuộc sống mà không có người nông dân nào - trên thực tế, không người làm vườn nào - công nhận.

Người nông dân sẽ chỉ ra cho người ăn chay trường thấy rằng thậm chí họ cũng có “xung đột quyền lợi nghiêm trọng” với các loài

động vật khác. Ngũ cốc mà họ ăn được thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp thường xé nát lũ chuột đồng, trong khi bánh xe máy kéo nghiền nát chuột chũi trong hang, còn thuốc trừ sâu làm chim sẻ đang bay cũng rơi xuống; sau khi thu hoạch thì chúng ta lại tiêu diệt các loài động vật phá hoại mùa màng. Giết động vật có lẽ là điều không thể tránh được cho dù chúng ta chọn ăn cách nào. Nếu nước Mỹ đột nhiên lựa chọn toàn thực đơn ăn chay, không rõ liệu tổng số động vật bị giết mỗi năm có giảm đi không, vì để có đủ lương thực cho mọi người, đồng cỏ và đất chăn thả dành cho động vật phải nhường chỗ cho những loại cây trồng chuyên canh hơn. Nếu mục đích của chúng ta là giết càng ít động vật càng tốt, con người có lẽ nên thử ăn những loài động vật có khả năng sống ở vùng đất ít được trồng trọt nhất: bíp tết cỏ cho mọi người.

Điều không tưởng về ăn chay trường dường như cũng khiến cho người dân ở nhiều vùng trên cả nước phải nhập khẩu toàn bộ thực phẩm từ những nơi xa xôi. Chẳng hạn như ở bang New England, tình trạng đất đai nhiều đồi núi và gạch đá đã mặc định một nền nông nghiệp dựa trên cỏ và động vật kể từ thời kỳ Thanh giáo. Trên thực tế, cảnh quan New England, với những mảng rừng và cánh đồng thoai thoải nối tiếp nhau bao quanh bởi những bức tường đá, theo nghĩa nào đó là nơi tạo ra các loài vật nuôi sống ở đó (và đến lượt nó lại tạo ra người ăn chúng). Thế giới đầy rẫy những nơi mà cách tốt nhất, nếu không phải cách duy nhất, để lấy được thực phẩm từ đất là chăn thả (và săn bắn) động vật trên đó - đặc biệt là động vật nhai lại, loài duy nhất có thể chuyển đổi cỏ thành protein.

Từ bỏ ăn thịt động vật là từ bỏ niềm tin vào những nơi này như là môi trường sống của con người, tất nhiên trừ phi chúng ta sẵn sàng phụ thuộc hoàn toàn vào một chuỗi thực phẩm quốc gia công nghiệp hóa cao. Khi ấy chuỗi thực phẩm đó đến lượt nó lại phụ

thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và phân bón hóa học nhiều hơn hiện tại, vì thực phẩm sẽ phải di chuyển xa hơn và chất dinh dưỡng cho đất - dưới dạng phân bón - sẽ rất thiếu thốn. Trên thực tế, khó có khả năng xây dựng được một nền nông nghiệp thực sự bền vững khi không có động vật để xoay vòng chất dinh dưỡng và hỗ trợ sản xuất thực phẩm tại địa phương. Nếu chúng ta lo ngại cho sức khỏe của tự nhiên - hơn là sự nhất quán nội tại của nguyên tắc đạo đức hay trạng thái tinh thần của chúng ta - thì khi đó việc ăn thịt động vật đôi khi lại là điều đạo đức nhất mà ta có thể làm.

LIỆU NHỮNG LÝ DO NÀY đã đủ hợp lý để tôi từ bỏ thuyết ăn chay hay chưa? Liệu tôi có thể ăn thịt của loại gà được sống vui vẻ và nuôi dưỡng theo cách bền vững mà lương tâm không thấy vướng bận hay chưa? Tôi cứ nghĩ ngợi mãi về định nghĩa của Ben Franklin rằng một sinh vật có lý trí là sinh vật có thể đưa ra được lý do cho bất kỳ điều gì mình muốn làm. Vì thế tôi quyết định sẽ tìm đến Peter Singer để hỏi xem ông nghĩ gì. Tôi ấp ủ kế hoạch lái xe đưa ông từ Princeton xuống gặp Joel Salatin và các vật nuôi trong trang trại của anh, nhưng Singer đang ở nước ngoài, vì thế tôi đành phải trao đổi qua e-mail. Tôi hỏi quan điểm của ông về “trang trại tốt” - nơi mà động vật sống theo bản năng tự nhiên và, trong chừng mực mà chúng ta nhìn thấy được, không phải đau khổ.

“Tôi đồng ý với anh rằng sẽ tốt hơn khi những loài động vật này được sống và chết, thay vì không được sống chút nào…,” Singer trả lời tôi. Vì người theo thuyết vị lợi chỉ quan tâm đến tổng hòa của hạnh phúc và nỗi đau, và việc giết một con vật không có ý niệm gì về cái chết không nhất thiết sẽ gây ra nỗi đau, Trang trại Tốt sẽ gia tăng hạnh phúc của động vật miễn là ta thay thế những động vật bị giết mổ bằng động vật mới. Tuy nhiên, cách suy nghĩ này

không ngăn cản sự sai trái của việc giết thịt những loài vật “cảm nhận được sự tồn tại của chúng, và có khả năng ưa thích tương lai của chính mình”. Nói cách khác, việc ăn thịt gà hay thịt bò là được phép nhưng có lẽ không nên ăn thịt lợn (loài thông minh hơn). Tuy nhiên, ông nói tiếp, “Tôi không đủ tự tin về luận điểm của mình để có thể kết tội ai đó mua thịt của một trong những trang trại này.”

Singer tiếp tục bày tỏ rằng ông không tin những trang trại này có thể áp dụng trên quy mô lớn, vì sức ép từ thị trường sẽ khiến các chủ trang trại phải cắt giảm chi phí dẫn đến gây tổn hại cho động vật. Thêm nữa, vì thực phẩm được nuôi trồng nhân đạo sẽ đắt hơn, chỉ những người khá giả mới có đủ tiền chi trả cho protein động vật được nuôi theo cách có thể biện giải về đạo đức. Đây là những điểm quan trọng cần phải xét đến, nhưng chúng cũng không làm thay đổi điều mà tôi thấy là sự nhượng bộ thiết yếu: việc ăn thịt động vật có vấn đề ở cách thức thực hiện chứ không phải ở nguyên lý.

Điều này cho tôi thấy rằng những người quan tâm đến động vật nên làm sao để đảm bảo những con vật mà họ ăn không phải chịu đau khổ, và cái chết của chúng diễn ra nhanh chóng và không đau đớn - nói các khác vì lợi ích của động vật, thay vì quyền động vật. Trên thực tế, “cuộc sống hạnh phúc và cái chết nhân từ” là cách Jeremy Bentham biện giải cho việc ăn thịt của mình. Đúng vậy, chính cha đẻ của triết lý về quyền động vật cũng là người ăn thịt. Trong một đoạn hiếm khi được trích dẫn của nhà bảo vệ quyền động vật, Bentham bảo vệ quyền ăn thịt dựa trên căn cứ là “chúng ta có lợi từ điều đó, còn chúng thì không bị tổn hại…Cái chết của chúng trong tay chúng ta thường, và có thể là luôn luôn, nhanh chóng hơn, và nhờ đó mà cũng đỡ đau đớn hơn, so với cái chết chờ chúng trong chu trình không thể tránh khỏi của tự nhiên.”

xảy ra trong lò giết mổ, nhưng lập luận này cho thấy rằng ít ra một người theo thuyết vị lợi có thể biện giải về lý thuyết cho việc ăn những loài vật được nuôi và giết một cách nhân đạo. Việc ăn thịt động vật hoang dã bị bắn nhanh gọn cũng có thể được miễn thứ theo cách lý giải tương tự. Bản thân Singer cũng có ý như vậy trong cuốn Animal Liberation, khi ông hỏi, “Tại sao…người đi săn bắn một con hươu để lấy thịt lại phải bị chỉ trích nhiều hơn người mua giăm bông ở siêu thị? Rốt cuộc thì có lẽ loài lợn được nuôi tập trung phải chịu đựng nhiều đau khổ hơn.”

Tất cả những điều nói trên đã khiến tôi cảm thấy khá thoải mái về việc ăn thịt và đi săn - cho tới khi tôi nhớ lại rằng những người theo thuyết vị lợi này cũng có thể biện minh cho việc giết những trẻ mồ côi chậm phát triển. Họ không thấy việc giết chóc có vấn đề gì giống như đối với những người khác, trong đó có tôi.

Một phần của tài liệu Ebook Tối nay ăn gì? - Thế lưỡng nan của loài ăn tạp: Phần 2 (Trang 67 - 71)