HẠNH PHÚC CỦA ĐỘNG VẬT

Một phần của tài liệu Ebook Tối nay ăn gì? - Thế lưỡng nan của loài ăn tạp: Phần 2 (Trang 58 - 67)

Ăn chay có vẻ không phải là một phản ứng không hợp lý đối với sự tồn tại của một điều sai trái như vậy. Ai lại muốn trở thành kẻ đồng lõa gây ra đau khổ cho những con vật này bằng cách ăn thịt chúng? Ta muốn ném thứ gì đó vào những bức tường của những cái máng địa ngục đó, dù cho đó là Kinh Thánh, chứa đựng lời kêu gọi nhân từ đối với các loài vật ta nuôi, hoặc một quyền mới được ghi trong hiến pháp, hoặc cả một trung đội những người bảo vệ quyền động vật mặc bộ quần áo hóa trang giống gà quyết tâm đột nhập và giải phóng lũ gà bị cầm tù. Trong bóng tối của những trang trại công nghiệp này, quan niệm của Coetzee về “tội tác tày trời này” dường như không hề cường điệu chút nào.

Dù vậy, vẫn có những hình ảnh khác về động vật ở những loại trang trại khác đối lập với những hình ảnh ác mộng đó. Tôi đang nghĩ đến lũ gà mái mà tôi thấy ở Trang trại Polyface, tản ra trên khắp đồng cỏ vào một sáng tháng Sáu, mổ những bãi phân bò và cỏ, thỏa mãn mọi bản năng của loài gà. Hoặc hình ảnh vui vẻ của bầy lợn mà tôi chứng kiến ở chuồng gia súc vào tháng Ba, nhìn lũ lợn thiến, những cái mông hồng và những cái đuôi xoắn tít chổng ngược, dũi mũi qua lớp phân trộn dày để tìm những miếng ngô lên

men. Đúng là những trang trại như vậy chỉ là một điểm sáng trên toàn bộ tảng đá nguyên khối của chăn nuôi hiện đại, tuy nhiên chính sự tồn tại của những trang trại đó, và cái khả năng mà chúng gợi nghĩ tới, khiến ta nhìn nhận toàn bộ quan điểm về quyền động vật dưới một ánh sáng khác.

Đối với nhiều người bảo vệ quyền động vật, thậm chí Trang trại Polyface cũng là một “trại hành quyết” - một ga xép nơi những sinh vật có số phận được định đoạt chờ đến ngày hẹn với đao phủ. Nhưng quan sát cuộc sống của những loài vật này cũng đồng nghĩa với việc ta bắt đầu nhìn nhận sự việc tương tự diệt chủng này như là sự tưởng tượng ủy mị đúng như bản chất của nó. Có lẽ cũng giống như cách chúng ta có thể nhận ra nỗi đau của động vật nếu thấy, thì sự vui vẻ của động vật cũng không thể nhầm lẫn được, và trong tuần ở trang trại tôi đã chứng kiến vô số lần như vậy.

Đối với bất kỳ con vật nào, hạnh phúc dường như nằm ở cơ hội thể hiện đặc điểm sinh vật của chúng - tức bản chất của loài lợn hay chó sói hay gà. Aristotle đã nói về “hình thái sự sống đặc trưng” của mỗi sinh vật. Đối với các loại vật nuôi (trường hợp động vật hoang dã lại khác) thì cuộc sống tốt đẹp, nếu ta muốn gọi như vậy, đơn giản là không tồn tại, không thể đạt được, nếu rời xa con người - rời xa trang trại của con người và, do đó, tách rời việc ăn thịt của chúng ta. Với tôi, đây là khía cạnh mà các nhà bảo vệ quyền động vật để lộ sự thiếu hiểu biết sâu sắc về sự vận hành của tự nhiên. Nếu ta nghĩ về thuần hóa như một hình thái chiếm hữu nô lệ hay thậm chí bóc lột là hiểu sai toàn bộ mối quan hệ đó - là áp đặt quan điểm về quyền lực của con người lên thứ mà thực tế là ví dụ cho thuyết hỗ sinh hay sự cộng sinh giữa các loài.

Thuần hóa động vật là quá trình phát triển của sự tiến hóa, chứ không phải về chính trị. Đây chắc chắn không phải là một chế độ cai trị mà bằng cách nào đó con người đã áp đặt lên động vật từ

khoảng một vạn năm về trước. Thay vào đó, quá trình thuần hóa diễn ra khi một vài loài thích nghi đặc biệt tốt khám phá ra, qua quá trình chọn lọc thử sai mà Darwin đã nêu ra, chúng có khả năng tồn tại và phát triển mạnh mẽ trên cơ sở liên minh với con người hơn là tồn tại một cách độc lập. Con người cung cấp thức ăn và bảo vệ động vật để đổi lấy sữa, trứng gà, và - đúng vậy - cả thịt của chúng cho con người. Cả hai phía đều được biến đổi bởi mối quan hệ mới: động vật bị thuần hóa và mất đi bản năng hoang dã (chọn lọc tự nhiên có xu hướng loại bỏ những đặc điểm không quan trọng) và con người đổi lối sống săn bắt - hái lượm lấy cuộc sống ổn định của người làm nông nghiệp (con người cũng thay đổi về mặt sinh học, phát triển những đặc điểm mới như khả năng tiêu hóa đường lactose ở người lớn).

Xét từ góc độ của động vật, giao kèo với loài người hóa ra là một thành công vĩ đại, ít nhất là cho tới thời của chúng ta. Bò, lợn, chó, mèo và gà đã phát triển mạnh, trong khi tổ tiên hoang dã của chúng tàn lụi dần (hiện chỉ còn 10.000 con sói ở Bắc Mỹ nhưng có tới 50 triệu con chó nhà). Dường như việc mất đi sự tự chủ cũng chẳng phiền hà gì đối với những sinh vật này. Các nhà bảo vệ quyền động vật cho rằng thật sai trái khi đối xử với động vật giống như là phương tiện thay vì mục đích, tuy nhiên chính sự vui vẻ của một con vật thuần hóa như chó nhà đã đóng vai trò phương tiện cho mục đích của con người. Tự do là thứ cuối cùng mà sinh vật đó muốn có (điều này có thể giải thích tại sao nhiều người bảo vệ quyền động vật thể hiện sự coi thường đối với các loài đã thuần hóa). Nói rằng một trong những con gà giò nuôi trong chuồng cửa Joel Salatin “ưa thích cuộc sống tự do hơn” là để lộ sự thiếu hiểu biết về sở thích của loài gà, ít nhất là ở trang trại của Salatin, vốn chỉ tập trung xung quanh việc làm thế nào để không bị một con chồn xơi tái.

Tuy nhiên, có lẽ sẽ an toàn khi nói rằng sở thích của loài gà không bao gồm việc sống cả cuộc đời trong một cái chuồng công nghiệp chật chội. Sự khác biệt chủ yếu về đạo đức giữa CAFO và một trang trại tốt là CAFO tước đoạt một cách có hệ thống “hình thái sự sống đặc trưng” của các loài động vật trong đó.

Nhưng chẳng phải đơn giản là những con gà của Salatin đã đổi loài động vật ăn thịt này sang một loài khác - đổi chồn lấy con người? Đúng vậy, và đối với loài gà thì đây có lẽ không phải là giao dịch tồi. Ban đầu, chính lý do tiến hóa đã đẩy các loài bước vào mối quan hệ với con người. Vì, dù ngắn ngủi, nhưng tuổi thọ của động vật trong trang trại có thể còn ngắn hơn nữa trong thế giới bên ngoài hàng rào đồng cỏ hay chuồng gà (lợn, thường có khả năng tồn tại ở nơi hoang dã, là trường hợp ngoại lệ với nguyên tắc đó). Cuộc sống nơi hoang dã thật tàn bạo. Một con gấu sẽ ăn sống nuốt tươi một con cừu cái đang cho con bú, bắt đầu từ bầu vú. Thông thường, động vật ở nơi hoang dã không được hưởng cái chết tốt đẹp giữa đồng loại thân yêu.

Điều này đưa chúng ta đến với trường hợp của động vật hoang dã. Chính sự tồn tại của việc ăn thịt trong tự nhiên, động vật ăn thịt động vật, đã dẫn đến sự bối rối cùng cực trong các bài viết về quyền động vật. “Phải thừa nhận rằng, sự tồn tại của động vật ăn thịt thật sự đặt ra một vấn đề cho quan điểm đạo đức của phong trào Giải phóng Động vật, và rằng liệu chúng ta có nên làm bất cứ điều gì để giải quyết vấn đề này không”, Peter Singer viết (như là sự cần thiết của lực lượng gìn giữ hòa bình chẳng hạn!) Một số người bảo vệ quyền động vật tập cho chó và mèo của họ ăn chay (xin lưu ý rằng: những con mèo này sẽ sẽ cần thực phẩm bổ sung dinh dưỡng mới sống được). Matthew Scully, trong cuốn Dominion[87], một hướng bàn luận về quyền động vật theo tinh thần bảo thủ Cơ đốc giáo, gọi việc ăn thịt là “sự xấu xa nội tại

trong thiết kế của tự nhiên… nằm trong số những điều khó hiểu nhất”. Thực vậy sao? Ở một công trình khác, thừa nhận sự đau đớn vô cớ gây ra bởi những kẻ ăn thịt (như là mèo), Scully chỉ trích “khả năng suy thoái đến mức độ nào về đạo đức của động vật”. Suy thoái đạo đức ư?

Tư tưởng Thanh giáo là mạch chảy ngầm xuyên suốt các tác phẩm của các nhà triết học về động vật, đó là nỗi lo thường trực không chỉ về tính động vật của chúng ta mà còn cả tính động vật của các loài vật. Họ không muốn gì hơn là lôi chúng ta ra khỏi “sự xấu xa nội tại” của tự nhiên - và sau đó mang theo cả các loài vật nữa. Ta bắt đầu tự hỏi liệu có phải thật ra đối tượng mà họ đang tranh luận không phải là bản thân tự nhiên.

Nhưng dù mọi chuyện có được hình dung như thế nào đối với những người sống tách rời thế giới tự nhiên, thì việc ăn thịt không phải là vấn đề đạo đức hay chính trị; cả chuyện đó cũng là vấn đề cộng sinh. Dù loài sói có tàn bạo đối với các cá thể hươu, thì cả đàn vẫn phụ thuộc vào nó để tồn tại. Nếu không có những loài ăn thịt làm công việc chọn lọc đối với cả đàn, thì lũ hươu sẽ tàn phá chính môi trường sống của chúng và chết đói - tất cả đều sẽ cùng phải gánh chịu hậu quả, không chỉ hươu mà cả các loài thực vật chúng ăn và mọi loài khác phụ thuộc vào những thực vật đó. Về mặt nào đó thì “cuộc sống tốt đẹp” cho loài hươu, và thậm chí cho cả đặc điểm sinh vật của chúng, đã được rèn luyện trong cuộc thử thách gắt gao của việc ăn thịt, phụ thuộc vào chính sự tồn tại của loài sói. Theo cách tương tự, cuộc sống của gà phụ thuộc vào sự tồn tại của con người. Có lẽ không phải từng con gà, mà là cả loài gà. Chắc chắn loài gà sẽ đi đến chỗ tuyệt chủng nếu ta cho chúng quyền được sống.

Từ rất lâu trước khi được thuần hóa (cùng với nhóm động vật mà chúng ta chọn nuôi), lối sống ăn thịt của con người dựa trên

một nhóm loài khác trong tự nhiên hoang dã. Hành động săn bắt của con người, nhìn từ phía vô số các sinh vật trong rất nhiều môi trường sống, đơn giản chỉ là một thực tế của tự nhiên. Đối với chúng, chúng ta là sói. Và giống như cách loài hươu tiến hóa một loạt đặc điểm cụ thể dưới áp lực bị săn đuổi bởi loài sói (sự nhanh nhẹn, giác quan nhạy bén, màu lông, v.v.), những loài động vật mà con người săn bắt cũng tiến hóa như vậy. Ví dụ, việc săn bắt của con người thực sự đã giúp hình thành loài bò rừng bizon ở vùng bình nguyên Bắc Mỹ mà các hóa thạch cho thấy đã thay đổi cả về thể chất lẫn hành vi sau khi người Anh Điêng xuất hiện. Trước đó, bò rừng bizon không sống thành đàn, chúng có cặp sừng lớn và rộng hơn rất nhiều. Đối với một loài động vật sống trong môi trường mênh mông như Đại bình nguyên và phải đối mặt với loài động vật ăn thịt có tổ chức cao được trang bị giáo mác, việc tập hợp thành đàn lớn là cách phòng vệ tốt nhất, vì như vậy chúng có thể cảnh báo cho nhau; tuy nhiên cặp sừng lớn và mở rộng lại gây khó khăn cho việc sống gần nhau như vậy. Chính việc săn bắt của con người đã chọn lọc ra hành vi bầy đàn và tư thế vươn thẳng của cặp sừng cho bò bizon xuất hiện trong hồ sơ hóa thạch không lâu sau khi người săn bắt xuất hiện. “Dù là một biểu tượng của “miền Tây hoang dã,” Tim Flannery viết trong cuốn The Eternal Frontier[88] lịch sử sinh thái của Bắc Mỹ, “nhưng bò rừng bizon chính là sản phẩm của con người, vì chúng được định hình bởi người Anh Điêng.”

Mãi cho đến khi xuất hiện súng trường và thị trường buôn bán toàn cầu cho các sản phẩm da sống, sừng và lưỡi bò rừng bizon, những người săn bắt Anh Điêng và bò rừng bizon sống trong mối quan hệ cộng sinh, bò rừng bizon cung cấp đồ ăn và quần áo cho những người săn bắt, trong khi người săn bắt, bằng cách chọn lọc đàn bò và buộc chúng phải di chuyển thường xuyên, giúp giữ cho

đất đồng cỏ có sức khỏe tốt. Việc ăn thịt được bện chặt vào tấm vải của tự nhiên, và tấm vải đó sẽ nhanh chóng rời ra nếu nó kết thúc theo cách nào đó, nếu con người nỗ lực “làm điều gì đó để giải quyết vấn đề này”. Nhìn từ phía của con thú bị săn thì việc ăn thịt thật kinh hoàng, nhưng từ phía cả bầy - và vốn gien của bầy - thì việc này là tuyệt đối cần thiết. Vậy chúng ta ủng hộ quan điểm của bên nào? Của từng con bò rừng bizon hay cả loài Bò rừng bizon? Từng con lợn hay loài Lợn? Câu trả lời phụ thuộc phần lớn vào cách ta chọn trả lời câu hỏi đó.

Người cổ đại nhìn nhận về động vật giống với nhà sinh thái học hiện đại hơn là nhà triết học về động vật - nghĩa là như một loài, thay vì một tập hợp các cá thể. Trong quan điểm cổ đại “chúng vừa có thể chết, vừa bất tử,” John Berger viết trong bài “Quan sát Động vật”. “Máu của con vật cũng chảy như máu con người, nhưng giống loài của chúng thì bất tử bởi mỗi con sư tử là loài Sư tử, mỗi con bò là loài Bò.” Mà, khi ta nghĩ về điều đó, có lẽ đó chính là cách các loài trong tự nhiên nhìn nhận về nhau.

Ấy là cho tới nay. Vì các nhà bảo vệ quyền động vật mới chỉ quan tâm đến từng cá thể. Tom Regan, tác giả cuốn The Case for Animal Rights[89] thẳng thừng khẳng định rằng đó là vì “các loài không phải là các cá thể…quan điểm về quyền động vật không công nhận bất cứ quyền đạo đức nào của loài, kể cả sự tồn tại.” Singer tán thành, nhấn mạnh rằng chỉ có các cá thể có cảm giác mới có thể biết đến quyền lợi. Nhưng chắc chắn là loài nào cũng quan tâm - chẳng hạn, đến sự tồn tại của loài mình, hay sự lành mạnh của môi trường sống - giống như một quốc gia, một cộng đồng hay một doanh nghiệp vậy. Việc các nhà bảo vệ quyền động vật chỉ quan tâm đến quyền của từng cá thể có thể hiểu được nếu giả định nó bắt nguồn từ nền văn hóa theo chủ nghĩa cá nhân tự do, nhưng điều đó có nghĩa như thế nào trong tự nhiên? Chẳng phải từng cá

thể động vật là đối tượng thích hợp cho mối quan tâm về đạo đức của chúng ta khi chúng ta cố gắng cứu một loài có nguy cơ tuyệt chủng hay khôi phục một môi trường sống?

Khi tôi viết những dòng này, thì một nhóm xạ thủ được Cục Công viên Quốc gia và Ủy ban Bảo vệ Thiên nhiên thuê đang tiêu diệt hàng nghìn con lợn hoang ở đảo Santa Cruz, cách bờ biển phía Nam California ba chục ki lô mét. Việc tàn sát này là một phần của một kế hoạch đầy tham vọng nhằm khôi phục môi trường sống trên đảo và cứu loài cáo của đảo, một loài đang có nguy cơ tuyệt chủng và chỉ còn thấy trên một vài hòn đảo ở Nam California. Để cứu loài cáo này, Cục Công viên Quốc gia và ủy ban Bảo vệ Thiên nhiên trước tiên phải xóa bỏ một chuỗi những biến đổi sinh thái phức tạp do con người gây ra từ hơn một thế kỷ trước.

Đó là khi giống lợn này lần đầu xuất hiện ở Santa Cruz, do các chủ trại chăn nuôi nhập khẩu. Mặc dù việc chăn nuôi lợn trên đảo đã chấm dứt từ những năm 1980, nhưng số lợn xổng chuồng hồi đó

Một phần của tài liệu Ebook Tối nay ăn gì? - Thế lưỡng nan của loài ăn tạp: Phần 2 (Trang 58 - 67)