I. DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁ
4. Hoạt động Vận dụng *Mục tiêu: (8),(9),(10),(11)
*Mục tiêu: (8),(9),(10),(11)
*Nội dung: câu hỏi 3 SGK T203. *Sản phẩm: đáp án câu 3.
Bài 3. Hãy giải thích vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không thể kéo dài, quá 6 mắt xích.
Trả lời:
- Do một phần năng lượng bị thất thoát dần qua nhiều cách ở mỗi bậc dinh dưỡng: + Năng lượng mất qua hô hấp, tạo nhiệt ở mỗi bậc dinh dưỡng.
+ Năng lượng mất qua chất thải (thải qua bài tiết, phân, thức ăn thừa,... hoặc năng lượng mất qua rơi rụng như rụng lá ở thực vật, rụng lông, lột xác của động vật,...) ở mỗi bậc dinh dưỡng.
- Chuỗi thức ăn (hoặc bậc dinh dưỡng) càng lên cao năng lượng tích luỹ càng ít dần và đến mức nào đó không còn đủ duy trì của một mắt xích (của một bậc dinh dưỡng). Khi một mắt xích (thực chất là một loài, hoặc nhóm cá thể cùa một loài) có số lượng cá thể quá ít (nhỏ hơn kích thước tối thiểu của quần thể) sẽ không thể tồn tại.
*Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm đôi, trả lời câu hỏi 4 SGK T203.
Thực hiện nhiệm vụ
Định hướng, giám sát - HS thảo luận theo nhóm và
trả lời câu hỏi
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện một nhóm trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời.
- Nhóm khác nghe và bổ sung.
Kết luận, nhận định
Tiết PPCT Bài 46: THỰC HÀNH- QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG BẾN VỮNG NGUỒN TÀI
NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Ngày soạn / /
Ngày dạy / /
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm, lấy ví dụ minh họa về các dạng tài nguyên thiên nhiên.
- Phân tích được tác động của việc sử dụng tài nguyên không khoa học làm cho môi trường bị suy thoái, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống con người.
- Chỉ ra được các biện pháp chính để sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và hạn chế ô nhiễm môi trường.