II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 Giáo viên: PHT.
2. So sánh tế bào động vật và tế bào thực vật.
tượng ứng.
Cấu trúc Tế bào thực vật Tế bào động vật Thành tế bào
Lục lạp Không bào Trung thể
Câu hỏi 3. Nêu cấu trúc của NST. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ.
HS thảo luận theo nhóm, ghi lại thông tin vào PHT.
Bước 3. Báo cáo và thảo luận.
Đại diện nhóm 1 trình bày kết quả thảo PHT số 1. Đại diện nhóm 2 trình bày kết quả thảo luận PHT số 2. Đại diện nhóm 3 trình bày câu hỏi số 3.
Nhóm khác nghe, nhận xét chéo.
Bước 4. Kết luận, nhận định.
GV chốt kiến thức.
PHT số 1. So sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
Cấu trúc Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực Màng sinh
chất
Màng lipoprotein theo mô hình khảm động
Màng lipoprotein theo mô hình khảm động.
Tế bào chất Chưa phân vùng, chưa có các bào quan phức tạp.
Được phân vùng, chứa nhiều bào quan phức tạp có chức năng khác nhau.
Nhân Chưa phân hóa, chưa có màng nhân. Là phân tử ADN trần dạng vòng nằm trực tiếp trong tế bào chất.
Phân hóa thành nhân tách khỏi tế bào chất bằng màng nhân. Nhân có cấu trúc phức tạp gồm NST (ADN có dạng thẳng liên kết với histon).
2. So sánh tế bào động vật và tế bào thực vật.
Cấu trúc Tế bào thực vật Tế bào động vật
Lục lạp Có Không
Không bào Có không bào lớn Không có hoặc có rất nhỏ
Trung thể Không Có
Câu hỏi 3. Nhiễm sắc thể
-NST ở sinh vật nhân sơ: thường chỉ có 1 NST, ADN không liên kết với histon (ADN trần dạng vòng)
-NST ở tế bào nhân thực: có nhiều NST( bộ NST), ADN liên kết với Protein histon. NST có cấu trúc xoắn phức tạp
Hoạt động 2.2. Vi sinh vật- virut. *Mục tiêu: (4),(10),(14), (17),(18),(190 *Nội dung:
-chứng minh virut là dạng sống chưa có cấu tạo tế bào. -Đặc tính sinh học và ý nghĩa kinh tế của virut.
*Sản phẩm: PHT, câu trả lời của HS. *Tổ chức thực hiện
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
Thời gian 5 phút. Hoàn thành PHT số 5 và trả lời số 4
Câu 4: Chứng minh virut là dạng sống chưa có cấu tạo tế bào. PHT số 5.. Đặc tính sinh học và ý nghĩa kinh tế của vi khuẩn
Đặc tính sinh học Đặc điểm Ví dụ
Phương thức dinh dưỡng( tự dưỡng, dị dưỡng, kí sinh...) Sinh trưởng, phát triển
Sinh sản -có lợi -có hại
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ.
HS thảo luận theo nhóm, ghi lại thông tin vào PHT.
Bước 3. Báo cáo và thảo luận.
Đại diện nhóm 4 trình bày kết quả thảo luận câu số 4.. Đại diện nhóm 5 trình bày kết quả thảo luận PHT số 5. Nhóm khác nghe, nhận xét chéo.
Bước 4. Kết luận, nhận định.
GV chốt kiến thức.
Câu 4. Chứng minh virut là dạng sống chưa có cấu tạo tế bào.
- Virút không có cấu tạo tế bào nên không có bộ máy trao đổi chất và năng lượng riêng cho mình. Virut chỉ thể hiện chức năng như chuyển hóa vật chất,năng lượng, sinh
sản...trong tế bào chủ. Virut không sống ở trạng thái tự do ngoài tế bào, chúng sẽ bị phân giải ngoài môi trường tự do.
PHT số 5: Đặc tính sinh học và ý nghĩa kinh tế của vi khuẩn Đặc tính sinh học Đặc điểm Ví dụ Phương thức dinh dưỡng -Hoá tự dưỡng -Hoá dị dưỡng -Quang tự dưỡng -Quang dị dưỡng -VK nitrat hoá -E. Coli
-Vi khuẩn lam -VK tía
Sinh trưởng, phát triển
Sinh trưởng nhanh- tăng nhanh số lượng tế bào trong quần thể theo đơn vị thời gian
VK E.coli tăng gấp đôi số lượng tế bào qua 20 phút trong môi trường nuôi cấy liên tục
Sinh sản -Phân đôi -Nảy chồi -E.coli -Xạ khuẩn -có lợi -có hại -Sử dụng trong công nghệ lên men, công nghiệp điều chế khánh sinh, vãcin... -Gây bệnh cho cây trồng và vật nuôi
-Sản xuất bia, rượu, sữa chua,....
-Virut gây bệnh khảm ở thuốc lá, cà chua. Virut HIV gây bệnh AIDS ở người..
Hoạt động 2.3. Sinh học cơ thể
*Mục tiêu: (6),(7),(8),(9),(11),(14),(16). *Nội dung:
-phương thức chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vạt và động vật. -Cảm ứng ở thực vạt và động vật.
-Sinh trưởng và phát triển ở động vạt và thực vật. -Sinh sản ở thực vật và động vật.
*Sản phẩm: PHT của HS, câu trả lời của HS. *Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ Nhóm 1+2 PHT số 6+7
PHT số 6. So sánh về phương thức chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật.
Phương thức chuyển hoá
thực vật động vật
trao đổi nước và các chất khoáng Tiêu hoá
vận chuyển, phân phối chất và bài
tiết Hô hấp Quang hợp PHT số 7: đặc điểm chính cảm ứng ở thực vật và động vật. Phương thức cảm ứng thực vật Động vật Hướng động ứng động vận động Nhóm 3+4: PHT số 8,9.
PHT số 8. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật và động vật.
Phương thức Đặc tính Ví dụ Sinh trưởng Phát triển PHT số 9. Sinh sản ở thực vật và động vật. Phương thức sinh sản Thực vật động vật Vô tính hữu tính Ứng dụng thực tế
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
HS thảo luận theo nhóm, thực hiện yêu cầu của giáo viên. Bước 3. Báo cáo và thảo luận:
Nhóm 1 trình bày nội dung PHT số 6→nhóm 2 nhận xét→các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Nhóm 2 trình bày nội dung PHT số 7→nhóm 1 nhận xét→các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Nhóm 3 trình bày nội dung PHT số 8→nhóm 4 nhận xét→các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Nhóm 4 trình bày nội dung PHT số 9→nhóm 3 nhận xét→các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4. Kết luận và nhận định.
PHT số 6.. So sánh về phương thức chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật.
Phương thức chuyển hoá
thực vật động vật
trao đổi nước và các chất khoáng
Hấp thụ nuớc và muối khoáng qua rế là chủ yếu
Cơ chế: hấp thu nuớc: thụ động Hấp thu chất khoáng: chủ động hoặc thụ động
CO2 khuếch tán vào cây qua khí khổng ở lá
-ĐV bậc thấp trao đổi trực tiếp qua bề mặt cơ thể
-ĐV bậc cao thông qua hệ hô hấp, tiêu hoá, tuần hoàn, bài tiết
Tiêu hoá Không có hệ tiêu hoá Có hệ tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá. Có hệ Enzim xúc tác quá trình tiêu hoá: biến đổi chất dinh dưỡng phức ctạp thành các chất đơn giản cơ thể hấp thụ được vận chuyển,
phân phối chất và bài tiết
Vận chuỷen các chất trong cây thông qua dòng mạch gỗ, dòng mạch rây. Hơi nước được thoát ra ngoài qua khí khổng
Phân phối các chất nhờ hệ tuần hoàn và hệ bài tiết
Hô hấp Thu O2 và nhả CO2quá trình hô hấp diễn ra ở ti thể
Sự trao đổi khí O2 và CO2 chủ yếu qua khí khổng
Thu O2 và nhả CO2quá trình hô hấp diễn ra ở ti thể
Bao gồm hô hấp ngoài và hô hấp trong
Quang hợp Xảy ra tại lục lạp của cây 6CO2 +6H2O→ C6H12O6 +6O2
Không có QH
PHT số 7. Cảm ứng ở thực vật và động vật.
Phương thức cảm ứng
thực vật Động vật
Hướng động phản ứng của cây với tác nhân kích thích có hướng xác định ứng động phản ứng của cây với kích
thích không định hướng ( tự vệ, bắt mồi,...)
vận động Phản ứng với kích thích môi
trường bằng vận động cơ, tuyến tiết thông qua hệ cơ quan cam giác và thần kinh. động vật có hoạt động tập tính phức tạp, thích nghi nhanh với thay đổi của môi trường.
PHT số 8. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật và động vật.
Phương thức Đặc tính Ví dụ
Sinh trưởng Gia tăng kích thước, khối lượng tế bào, mô, cơ quan.
Sự mọc dài ra của rễ cây, tăng khối lượng
Phát triển Không chỉ có sinh trưởng mà đồng thời có sự biến đổi về hình thái cơ quan, cơ thể
Cây trưởng thành ra hoa kết trái Gà trống trưởng thành mọc mào, có cựa... PHT số 9. Sinh sản ở thực vật và động vật. Phương thức sinh sản Thực vật động vật
Vô tính thường xuyên xảy ra. SS sinh dưỡng: hình thành cá thể mới từ các bộ phận của cây: rễ, thân, lá, củ
Ít khi xảy ra. chủ yếu ở thực vật bậc thấ: nảy chồi ( thuỷ tức), phân mảnh ( giun dẹp).
hữu tính Hình thành giới tính. Gồm 3 quá trình: hình thành hạt phấn và túi phôi, thụ phấn, thụ tinh
Hình thành con đực ,con cái. gồm 3 quá trình: giảm phân hình thành tinh trùng và trứng, thụ tinh, nguyên phân và biệt hoá tế bào Ứng dụng thực tế Giâm chiết ghép, nuôi cấy
mô tế bào, lai giống
Công nghệ thụ tinh, lai giống, cấy truyền phôi...
3.Hoạt động 3. Luyện tập
*Mục tiêu: (12),(13),(14),(17),(18),(19).
*Nội dung: ứng dụng tập tính của động vật vào đời sống. *Sản phẩm: câu trả lời của học sinh.
*Tố chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ ( trước buổi học)
Em hãy cho biết, con người đã vận dụng kiến thức về tập tính ở động vật vào đời sống như thế nào?
Bước 2. Học sinh thực hiện nhiệm vụ ( ở nhà)
HS tìm hiểu thông tin trên các trang web, trả lời câu hỏi của giáo viên.
Bước 3. Báo cáo và thảo luận ( thực hiện trên lớp)
GV gọi 1 HS đứng tại chỗ trình bày đáp án câu hỏi. HS khác nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4. Kết luận và nhận định.
GV nhận xét khả năng thuyết trình của HS.
Chuẩn hóa kiến thức: Ứng dụng tập tính ở động vật vào đời sống. -Giải trí: nuôi thú làm xiếc: chó làm toán, cá voi làm toán,..
-An ninh quốc phòng: nuôi hó nghiệp vụ để phát hiện tội phạm, tìm kiếm ma túy.. -Nông nghiệp: làm bù nhìn.
4. Hoạt động 4. Vận dụng.
*Mục tiêu: (15),(16),(17),(18),(19).
*Nội dung: sản phẩm ứng dụng của VSV vào đời sống hàng ngày. *Sản phẩm: Các sản phẩm ứng dụng VSV do HS làm.
*Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ ( trước buổi học)
Nhóm 1. Làm sữa chua dứa đủ 25 cốc, làm xoài dầm.
Nhóm 2. Làm sữa chua thanh long/ dưa hấu đủ 23 cốc, nộm rau muống Nhóm 3. Làm sữa chua xoài đủ 23 cốc, kim chi.
Nhóm 4. Làm sữa chua nếp cẩm đủ 23 cốc, dưa chuột góp.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ.
HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà: phân công mua nguyên liệu, làm dưa, quay hình.
Bước 3. Báo cáo và thảo luận.
HS nộp sản phẩm, đại diện nhóm thuyết trình cách tiến hành làm.
Bước 4. Kết luận, nhận định.
GV đánh giá sản phẩm của mỗi nhóm. Cho cả lớp thưởng thức sản phẩm. Chia tay , chúc HS thi tốt.