Lý thuyết về hành vi có kế hoạch được Ajzen (1991) phát triển và hoàn thiện trên cơ sở lý thuyết về hành động hợp lý. Trong lý thuyết này, ông cho rằng, ý định hành
vi của một người chính là sự sẵn lòng của một người thực hiện hành vi cụ thể, và được dự đoán phần lớn sẽ trở thành hành vi thực tế. Ý định hành vi có kế hoạch bị tác động bởi thái độ, các chuẩn chủ quan và sự nhận thức kiểm soát hành vi. Nhận thức kiểm soát hành vi chính là yếu tố mà Ajzen đề xuất bổ sung vào mô hình hành vi có kế hoạch TPB. Về cơ bản, nhận thức kiểm soát hành vi chính là nhận thức của cá nhân về mức dễ dàng hay khó khăn là một hành vi cụ thể sẽ thực hiện đó; đó có thể là nhận thức về sự sẵn có về tiền, về thời gian, kiến thức, thông tin sản phẩm hay các nguồn lực khác.
Hình 2.2: Mô hình hành vi có kế hoạch (TPB)
(Nguồn: Ajzen, 1991)
Trong đó:
Thái độ dẫn đến hành vi: Là mức độ mà biểu hiện của hành vi đó được chính bản thân cá nhân đánh giá là tích cực hoặc tiêu cực.
Chuẩn chủ quan: Là sức ép xã hội về mặt nhận thức để tiến hành hoặc không tiến hành hành vi nào đó.
Nhận thức kiểm soát hành vi: Nhận thức kiểm soát hành vi nói đến nhận thức của con người về khả năng của họ để thực hiện một hành vi đã quy định.
Thái độ đối với hành vi Chuẩn chủ quan Nhận thức kiểm soát hành vi Ý định hành vi Hành vi
Ý định: Ý định là sự biểu thị về sự sẵn sàng của mỗi người khi thực hiện môt hành vi đã quy định và nó được xem như là tiền đề để trực tiếp dẫn đến hành vi.
Hành vi: Hành vi là sự phản ứng hiển nhiên có thể nhận thấy được thực hiện trong tình huống đã quy định cùng với mục tiêu đã quy định trước đó.