Để tiến hành phân tích tương quan, tác giả tiến hành tính giá trị trung bình cộng của các biến độc lập và phụ thuộc trên cơ sở đã phân loại và sắp xếp lại nhóm các yếu tố sau kiểm định độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá. Kết quả phân tích tương quan nhằm kiểm tra mối quan hệ giữa các biến phụ thuộc và biến độc lập có sự tương quan với nhau hay không trước khi chạy mô hình hồi quy.
Bảng 4.14: Ma trận hệ số tương quan
TD AH NT YT CL QD
TD Tương quan Pearson Sig. (2 đuôi) 1 AH Tương quan Pearson 0,455
** 1
Sig. (2 đuôi) 0,000
NT Tương quan Pearson 0,372
** 0,414** 1 Sig. (2 đuôi) 0,000 0,000
YT Tương quan Pearson 0,502
** 0,400** 0,435** 1 Sig. (2 đuôi) 0,000 0,000 0,000
CL Tương quan Pearson 0,444
** 0,422** 0,352** 0,377** 1 Sig. (2 đuôi) 0,000 0,000 0,000 0,000
QD Tương quan Pearson 0,609
** 0,624** 0,564** 0,628** 0,578** 1 Sig. (2 đuôi) 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả)
Căn cứ trên kết quả phân tích tương quan của các biến Bảng 4.14 cho thấy yếu tố Quyết định mua BHYT Học sinh có mối quan hệ tích cực với tất cả các biến độc lập khi hệ số tương quan Pearson đều lớn hơn 0 và có ý nghĩa ở mức 5% (các giá trị Sig. < 0,05) nên có thể kết luận các biến độc lập này có thể đưa vào mô hình để giải thích cho biến phụ thuộc Quyết định mua BHYT Học sinh. Như vậy, sau khi phân tích tương quan giữa các biến độc lập, phụ thuộc với nhau và các biến này đều thỏa điều kiện để đưa vào phân tích hồi quy, bao gồm (1) Thái độ, (2) Ảnh hưởng của xã hội, (3) Nhận thức kiểm soát hành vi, (4) Ý thức tình trạng sức khỏe và (5) Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT.