2.4.1. Mô hình nghiên cứu
Nghiên cứu này dựa trên mô hình Lý thuyết hành vi có kế hoạch TPB Ajzen (1991), đây là một lý thuyết nền tảng của mô hình nghiên cứu để khảo sát ý định hành vi tiêu dùng sản phẩm. Mô hình này bao gồm ba yếu tố chính “Thái độ”, “Nhận thức kiểm soát hành vi” và “Chuẩn chủ quan”. Trong nghiên cứu cụ thể, tác giả thay đổi yếu tố “Chuẩn chủ quan” thành yếu tố “Ảnh hưởng của xã hội” để mở rộng phạm vi tác động thay vì chỉ có gia đình, bạn bè, người thân có tác động đến ý định mua BHYT Học sinh mà còn có những người xung quanh khác như các phụ huynh khác, hàng xóm, đồng nghiệp, người nổi tiếng… Tác giả bổ sung thêm 2 yếu tố bao gồm “Ý thức tình trạng sức khỏe” và “Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT” xuất phát từ nghiên cứu của Nguyễn Xuân Cường, Nguyễn Xuân Thọ và Hồ Huy Tựu (2014), Nguyễn Văn Tình (2013), Lưu Thị Trang (2016).
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu đề xuất
(Nguồn: Đề xuất của tác giả)
2.4.2. Giả thuyết nghiên cứu Thái độ Thái độ
Thái độ là một khái niệm quan trọng trong các nghiên cứu hành vi tiêu dùng. Thái độ có thể được xem như là một yếu tố thuộc về bản chất của con người được hình thành thông qua quá trình học hỏi. Con người sẽ dùng thái độ để phản ứng lại một cách thiện cảm hoặc ác cảm đới với vật hoặc sự việc cụ thể.
BHYT là một trong những chính sách xã hội của Nhà nước, thể hiện tinh thần cộng đồng trách nhiệm mình vì mọi người - mọi người vì mình trong khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe toàn dân. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác BHYT còn gặp nhiều khó khăn do một số học sinh và phụ huynh chưa nhận thức đầy đủ về quyền lợi khi tham gia BHYT, cho rằng BHYT là hoạt động thương mại của các doanh nghiệp (trong khi đó, BHYT là hình thức bảo hiểm mang tính cộng đồng chia sẻ sâu sắc được áp dụng trong lĩnh vực khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho mọi người, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật BHYT). Đây cũng là thực
Thái độ
Ảnh hưởng của xã hội
Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT Ý thức tình trạng sức khỏe Nhận thức kiểm soát hành vi Quyết định mua BHYT Học sinh H2 + H3 + H4 + H5 + H1 +
trạng đang diễn ra ở nhiều nơi làm ảnh hưởng đến quyết định mua BHYT, vấn đề đặt ra hiện nay là học sinh và phụ huynh chưa thấy hết tầm quan trọng, giá trị của BHYT dẫn tới thái độ chưa thực sự phù hợp. Chính vì vậy, giả thuyết này được phát biểu như sau:
Giả thuyết H1: Thái độ có tác động tích cực tới quyết định mua BHYT Học sinh trên địa bàn huyện Châu Đức. (H1 +)
Ảnh hưởng của xã hội
Về mặt lý thuyết, người tiêu dùng sống trong xã hội sẽ chịu ảnh hưởng rất nhiều từ xã hội. Do nhận thức và thu nhập của người dân tại Việt Nam còn thấp - thì ảnh hưởng của xã hội đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy thay đổi nhận thức của người dân về tiêu dùng, qua đó ảnh hưởng đến ý định mua bảo hiểm y tế học sinh của phụ huynh học sinh. Yếu tố ảnh hưởng của xã hội thể hiện khi người tham gia BHYT Học sinh biết được nhiều người có hoàn cảnh giống con em mình và khuyến khích những những người khác cùng tham gia để được hưởng chế độ BHYT. Chính vì vậy, giả thuyết này được phát biểu như sau:
Giả thuyết H2: Ảnh hưởng từ xã hội có tác động tích cực tới quyết định mua BHYT Học sinh trên địa bàn huyện Châu Đức. (H2 +)
Nhận thức kiểm soát hành vi
Các nghiên cứu trước đây cho thấy yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi đã được xem như một biến khác có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng trong hành vi tiêu dùng. Theo Ajzen (1991), kiểm soát hành vi được nhận thức với việc nhận thức khả năng của người tiêu dùng để thực hiện một hành vi nhất định. Trong nghiên cứu này, yếu tố kiếm soát hành vi của người tham gia BHYT Học sinh thể hiện ở chỗ cha mẹ hiểu biết về các chính sách BHYT và đủ khả năng để tham gia mua BHYT cho học sinh nhằm đảm bảo lợi ích trong tương lai cho con em họ. Chính vì vậy, giả thuyết này được phát biểu như sau:
Giả thuyết H3: Nhận thức kiểm soát hành vi có tác động tích cực tới quyết định mua BHYTHọc sinh trên địa bàn huyện Châu Đức. (H3 +)
Ý thức tình trạng sức khỏe
Hiện nay, chi phí khám bệnh ở các bệnh viện và chi phí thuốc cao nên mỗi lần đi khám bệnh, nếu không có thẻ BHYT, người dân sẽ mất một số tiền lớn, chưa kể các chi phí xét nghiệm, kiểm tra khác… Vì vậy, BHYT được xem như là tấm phao cứu sinh cho người bệnh. Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Phúc và Cao Việt Cường (2014) thì đa số những người dân mua BHYT tự nguyện là những người có tình trạng sức khỏe không tốt. Bên cạnh đó, người mua BHYT sẽ có xu hướng mua nhiều hơn khi họ xảy ra bệnh trước thời điểm mua bảo hiểm (Lammers và Wamerdam, 2010) vì thực tế là người mua BHYT biết rõ tình trạng sức khỏe của mình hơn người bán bảo hiểm. Vì vậy, tình trạng sức khỏe sẽ ảnh hưởng đến quyết định mua BHYT. Chính vì vậy, giả thuyết này được phát biểu như sau:
Giả thuyết H4: Ý thức tình trạng sức khỏe có tác động tích cực tới quyết định mua BHYT Học sinh trên địa bàn huyện Châu Đức. (H4 +)
Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT
Chất lượng khám, chữa bệnh BHYT có tác động rất lớn đến việc mở rộng đối tượng tham gia và từ đó, tác động đến nguồn thu quỹ BHYT. Chất lượng khám, chữa bệnh liên quan đến giá thuốc, kỹ thuật điều trị, cách cư xử, giao tiếp của đội ngũ y, bác sỹ, thủ tục hành chính, quy trình khám, chữa bệnh... khi người dân đến khám, chữa bệnh BHYT. Chất lượng khám, chữa bệnh tốt, người tham gia BHYT hài lòng, ủng hộ tích cực và ngược lại. Vì vậy, chất lượng dịch vụ khách chữa bệnh BHYT sẽ tác động đến đối tượng tham gia BHYT Học sinh. Chính vì vậy, giả thuyết này được phát biểu như sau:
Giả thuyết H5: Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT có tác động tích cực tới quyết định mua BHYT Học sinh trên địa bàn huyện Châu Đức. (H5 +)
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trong Chương 2 tác giả giới thiệu cơ sở lý thuyết về BHYT. Từ đó, xây dựng mô hình nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định mua BHYT Học sinh. Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan của các tác giả trong và ngoài nước, 05 giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu được đề xuất. Đây là cơ sở để tác giả trình bày phương pháp nghiên cứu trong chương tiếp theo.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thiết kế nghiên cứu
3.1.1. Quy trình nghiên cứu
Qui trình nghiên cứu trình bày thông qua sơ đồ sau:
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
(Nguồn: Đề xuất của tác giả)
Quy trình nghiên cứu được thực hiện từng bước như sau: Trước tiên xác định được mục tiêu nghiên cứu, tổng hợp lý thuyết liên quan đến đề tài, đưa ra mô hình nghiên cứu, kế tiếp là đưa ra các thang đo sơ bộ, thực hiện nghiên cứu định tính bằng
Mô hình nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết Thang Thảo luận nhóm
đo sơ bộ
Điều chỉnh thang đo Thang đo
chính Khảo sát (n=250)
Đánh giá độ tin cậy thang đo
Phân tích nhân tố khám phá
Phân tích hồi quy tuyến tính bội
Kết luận và đề xuất hàm ý quản trị
Phân tích tương quan
Đánh giá mức độ phù hợp mô hình Kiểm định vi phạm mô hình
kỹ thuật thảo luận nhóm với số lượng 8 chuyên gia để hiệu chỉnh thang đo sơ bộ, sau đó xây dựng thang đo chính thức, bước kế tiếp thực hiện nghiên cứu định lượng (tiến hành chọn mẫu, khảo sát bằng bảng câu hỏi với n= 250). Bước kế tiếp là xử lý dữ liệu thu thập được để kiểm định thang đo và phân tích dữ liệu dựa trên kết quả Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá, phân tích tương quan, phân tích hồi quy để khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua BHYT Học sinh, kiểm định giả thuyết nghiên cứu, thảo luận kết quả và đưa ra một số hàm ý quản trị. 3.1.2. Nghiên cứu định tính
3.1.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
Sau khi tìm hiểu cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đó có liên quan về BHYT Học sinh, tác giả nhận thấy có khá nhiều yếu tố tác động. Tuy nhiên, ứng với mỗi không gian và thời gian khác nhau thì các yếu tố tác động khác nhau và kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ tác động của các yếu tố này cũng khác nhau. Vì vậy, nhằm xác định các yếu tố cũng như thang đo nghiên cứu phù hợp để đưa vào mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động, tác giả đã thực hiện nghiên cứu định tính. Dàn bài thảo luận được hình thành từ việc tổng hợp và kế thừa có chọn lọc thang đo của các nghiên cứu trước đây.
Theo Nguyễn Văn Thắng (2017), một nhóm thảo luận tốt nhất là từ 6 đến 12 người. Nếu đạt tỷ lệ đồng thuận trên 75% tổng số các chuyên gia thì biến quan sát được giữ lại để đo lường khái niệm nghiên cứu (Hardesty và Bearden, 2004). Nghiên cứu định tính được tác giả sử dụng phương pháp thảo luận nhóm với 8 chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực BHYT. Mục đích nhằm xem xét điều chỉnh, bổ sung các yếu tố tác động đến ý định mua BHYT Học sinh, điều chỉnh thang đo phù hợp với điều kiện thực tế của địa bàn huyện Châu Đức. Bước nghiên cứu này cũng nhằm kiểm tra mức độ rõ ràng của từ ngữ, khả năng diễn đạt hay sự trùng lắp nội dung nếu có của các phát biểu trong thang đo để có sự điều chỉnh phù hợp với điều kiện nghiên cứu.
Trước khi tiến hành thảo luận nhóm, tác giả lấy ý kiến của các chuyên gia để thống nhất thời gian và địa điểm thảo luận nhóm sao cho thuận tiện nhất và phù hợp với mọi đối tượng, đồng thời, tác giả sẽ đề cập trước nội dung thảo luận nhóm để các chuyên gia có thời gian chuẩn bị. Nghiên cứu định tính được thực hiện tại địa điểm cụ thể trong thời gian 60 phút, đồng thời tác giả là người điều khiển buổi thảo luận này dựa vào dàn bài thảo luận nhóm do tác giả soạn sẵn.
Nội dung dàn bài thảo luận gồm 02 phần:
-Phần 1: Gồm các câu hỏi khám phá và khẳng định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu lý thuyết đề xuất ở Chương 2.
-Phần 2: Gồm các thang đo tác giả đưa ra và nhờ sự đóng góp ý kiến của các thành viên tham gia thảo luận nhằm bổ sung, điều chỉnh biến quan sát đo lường các thành phần của thang đo.
Qua thảo luận, các phát biểu trong thang đo được hiệu chỉnh cho rõ nghĩa hơn. Cuộc thảo luận được tiến hành cho đến khi nào không còn có thêm ý kiến mới thì dừng lại.
Thang đo sơ bộ sau khi hiệu chỉnh được gọi là thang đo chính thức và được sử dụng trong nghiên cứu định lượng. Đó là thang đo Likert 5 điểm với sự lựa chọn từ 1 đến 5 như sau: 1: Rất không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Bình thường; 4: Đồng ý; 5: Rất đồng ý.
Về mô hình nghiên cứu: Các thành viên của nhóm thảo luận đều thống nhất rằng các yếu tố tác động do tác giả đề xuất trong chương 2 là những yếu tố quan trọng và phù hợp.
Bảng 3.1: Kết quả nghiên cứu định tính điều chỉnh mô hình nghiên cứu Các yếu tố Số lượng đồng ý của các
chuyên gia Tỷ lệ đồng ý (%) Đồng ý Không đồng ý Thái độ 8 0 100
Ảnh hưởng của xã hội 8 0 100
Nhận thức kiểm soát hành vi 7 1 87,5
Ý thức tình trạng sức khỏe 7 1 87,5
Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT
7 1 87,5
(Nguồn: Kết quả thảo luận nhóm)
Về thang đo: Các thành viên của nhóm thảo luận đều thống nhất hiệu chỉnh thang đo các thành phần nghiên cứu cho phù hợp với tình hình thực tế.
Kết quả như sau:
Thang đo “Thái độ”: thống nhất 4 biến quan sát.
Thang đo “Ảnh hưởng của xã hội”: thống nhất 4 biến quan sát.
Thang đo “Nhận thức kiểm soát hành vi”: thống nhất 4 biến quan sát. Thang đo “Ý thức tình trạng sức khỏe”: thống nhất 3 biến quan sát.
Thang đo “Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT”: thống nhất 5 biến quan sát.
Có 5 nhóm biến chính thức (với 20 biến quan sát) cho biến độc lập và 3 biến quan sát cho 1 biến phụ thuộc (Quyết định mua BHYT Học sinh) mà các chuyên gia tham gia thảo luận nhóm tiến hành hiệu chỉnh thang đo.
Dựa vào kết quả nghiên cứu định tính, tác giả bổ sung thêm thang đo các thành phần đặc điểm cá nhân (giới tính, độ tuổi, thu nhập hàng tháng trung bình) để hình thành bảng câu hỏi chính thức cho nghiên cứu định lượng. Nội dung chi tiết về thang đo cũng như các thành phần thang đo được trình bày cụ thể hơn trong mục 3.2. 3.1.3. Nghiên cứu định lượng
3.1.3.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu
Thứ nhất, phương pháp chọn mẫu: Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng với tỷ lệ mẫu được phân bổ theo tiêu thức tỷ lệ số trường tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông trung học rên địa bàn huyện Châu Đức. Lý do để chọn phương pháp chọn mẫu này là để giúp cho mẫu nghiên cứu có tính chất đại diện cao cho tổng thể nghiên cứu.
Thứ hai, kích thước mẫu: Một số nghiên cứu về kích thước mẫu được các nhà nghiên cứu đưa ra. Mô hình lý thuyết của Bollen (1989) cho rằng kích thước mẫu ít nhất là 5 quan sát cho một tham số cần ước lượng.
Theo Hair và cộng sự (2006) kích thước mẫu tối thiểu phải ≥ m x 5, trong đó m là số biến quan sát. Vậy, với 22 biến quan sát trong nghiên cứu này kích thước mẫu tối thiểu phải ≥ 23 x 5 = 115 quan sát.
Theo Tabachnick và Fidell (2007), để phân tích hồi quy tốt nhất thì kích thước mẫu phải đảm bảo tối thiểu theo công thức: n ≥ 50 + 8p. Với n: là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết và p: là số lượng biến độc lập trong mô hình (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Nên kích thước mẫu tốt nhất cho hồi quy tối thiểu là: 50 + 8 x 5 = 90 quan sát trở lên.
Tuy nhiên, để đảm bảo số lượng mẫu tối thiểu theo các phương pháp trên được tổng hợp lại là 115, và số lượng nghiên cứu càng nhiều sẽ càng làm tăng độ tin cậy cho kết quả nghiên cứu nên tác giả sẽ khảo sát dự kiến (sau khi đã loại bỏ các phiếu khảo sát không đáng tin cậy) là 250 mẫu, đây là số lượng mẫu khá lớn, cao hơn nhiều so với yêu cầu lượng mẫu tối thiểu. Ngoài ra, với phương pháp chọn mẫu phân tầng theo tỷ lệ số trường trên địa bàn huyện Châu Đức, số lượng quan sát 250 mẫu được dự kiến phân bổ theo bảng sau:
Bảng 3.2: Phân bổ số lượng mẫu khảo sát
STT Trường Số trường Tỷ lệ (%) Số người khảo sát (Người) 1 Tiểu học 22 49 122 2 Trung học cơ sở 18 40 100 3 Phổ thông trung học 5 11 28 Tổng 45 100 250
(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Vũng Tàu 2019 và tính toán của tác giả) 3.1.3.2. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát
Sau khi thực hiện thảo luận nhóm, dựa trên thang đo sơ bộ tác giả thiết kế bảng câu hỏi nghiên cứu sơ bộ với hình thức câu hỏi đóng.
Bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ sẽ được tham vấn một số phụ huynh đã và đang mua BHYT Học sinh cho con em mình để xem họ có hiểu được các phát biểu hay không? (đánh giá về mặt hình thức là bước kiểm tra mức độ phù hợp về mặt từ ngữ, ngữ pháp