Giả định liên hệ tuyến tính
Giả định đầu tiên là giả định liên hệ tuyến tính. Phương pháp được sử dụng là đồ thị phân tán Scatterplot với giá trị phần dư chuẩn hóa trên trục hoành và giá trị dự đoán chuẩn hóa trên trục tung. Dựa vào đồ thị, ta thấy phần dư không thay đổi theo một trật tự nào đó đối với giá trị dự đoán. Hay nói cách khác, Hình 4.2 cho ta thấy phần dư phân tán ngẫu nhiên trong một vùng xung quanh đường đi qua tung độ bằng 0. Vậy giả định về liên hệ tuyến tính không bị vi phạm.
Thái độ
Ảnh hưởng của xã hội
Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT Ý thức tình trạng sức khỏe Nhận thức kiểm soát hành vi Quyết định mua BHYT Học sinh 0,260 0,196 0,261 0,215 0,191
Hình 4.2: Biểu đồ phân tán
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả)
Giả định phân phối chuẩn của phần dư
Để dò tìm sự vi phạm giả định phân phối chuẩn của phần dư, ta dùng các công cụ biểu đồ Histogram và đồ thị P-P plot. Dựa vào hình 4.3, ta thấy phần dư có phân phối chuẩn với giá trị trung bình gần bằng 0 và độ lệnh chuẩn gần bằng 1 (cụ thể là 0,990). Như vậy, giả định phân phối chuẩn của phương sai phần dư không bị vi phạm.
Hình 4.3: Biểu đồ histogram phần dư chuẩn hóa
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả)
Căn cứ vào hình 4.4 đồ thị P-P plotphần dư chuẩn hóa, ta thấy các điểm quan sát không phân tán quá xa đường thẳng kỳ vọng, nên ta có thể kết luận là giả định phân phối chuẩn phần dư không bị vi phạm.
Hình 4.4: Đồ thị P-P plot phần dư chuẩn hóa
Kiểm định hiện tượng tự tương quan
Giả định tiếp theo về hiện tượng tự tương quan (tính độc lập của phần dư) cũng cần được kiểm định. Ta dùng đại lượng thống kê Durbin – Watson với số mẫu quan sát bằng 250 và số biến độc lập là 5 ta thấy đại lượng d = 2,043 (Xem Bảng 4.15) rơi vào miền chấp nhận giả thuyết (1 < d < 3) không có tự tương quan chuỗi bậc nhất. Do vậy, ta có thể kết luận các phần dư là độc lập với nhau.
Kiểm định đa cộng tuyến
Cũng theo kết quả phân tích hồi quy (Xem Bảng 4.17), hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation factor – VIF) đạt giá trị lớn nhất là 1,592 và tất cả đều nhỏ hơn 10. Điều này cho thấy các biến độc lập không có quan hệ chặt chẽ với nhau nên không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra.
Tóm lại, qua các kết quả kiểm định trên cho thấy các giả định của hàm hồi quy tuyến tính không bị vi phạm và mô hình hồi quy đã xây dựng là phù hợp với mẫu nghiên cứu.
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Trong chương này, tác giả đã trình bày đặc điểm mẫu nghiên cứu, thực hiện việc kiểm định độ tin cậy của các thang đo thông qua công cụ Cronbach’s Alpha, tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA). Tiếp theo đó, tác giả thực hiện phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính đa biến để đo lường mức độ quan trọng của các yếu tác động tới quyết định mua BHYT Học sinh trên địa bàn huyện Châu Đức, đồng thời kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu. Kết quả kiểm định cho thấy các giả thuyết đưa ra gồm H1, H2, H3, H4 và H5 đều được chấp nhận ở mức ý nghĩa 5% gồm 5 yếu tố như trong mô hình nghiên cứu. Chương 5 tiếp theo sẽ trình bày kết luận đề tài và một số kiến nghị hàm ý quản trị rút ra cũng như hạn chế, hướng nghiên cứu tiếp theo.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ 5.1. Kết luận
Trên cơ sở tiếp cận những hệ thống lý thuyết nghiên cứu về BHYT đã đề cập ở trên, đề tài đã xây dựng được mô hình nghiên cứu gồm 23 biến quan sát, cấu thành 05 yếu tố ảnh hưởng đến Quyết định mua BHYT Học sinh (Quyết định mua gồm 3 biến quan sát). Nghiên cứu dựa vào kết quả thảo luận các chuyên gia nhằm hiệu chỉnh mô hình và thang đo nháp để hình thành mô hình và thang đo chính thức. Nghiên cứu chính thức tiến hành đánh giá độ tin cậy các thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích tương quan bằng hệ số tương quan Pearson và phân tích mô hình hồi quy tuyến tính.
Từ kết quả phân tích mô hình lý thuyết rút ra từ quá trình khảo sát 250 phụ huynh tại 45 trường tiểu học, trung học cở sở, phổ thông trung học trên địa bàn huyện Châu Đức, mô hình nghiên cứu về Quyết định mua BHYT của họ với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, kết quả nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng có 05 yếu tố thực sự có tác động đến Quyết định mua BHYT Học sinh bao gồm: (1) Thái độ, (2) Ảnh hưởng của xã hội, (3) Nhận thức kiểm soát hành vi, (4) Ý thức tình trạng sức khỏe và (5) Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT. Trong đó yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến Quyết định mua BHYT Học sinh là Ý thức tình trạng sức khỏe, yếu tố đứng thứ hai là Ảnh hưởng của xã hội, thứ ba là yếu tố Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT, thứ tư là yếu tố Nhận thức kiểm soát hành vi và thứ năm là yếu tố Thái độ.
Kết quả nghiên cứu là cơ sở quan trọng để tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm giúp các lãnh đạo huyện có những đánh giá khách quan công tác triển khai các kế hoạch phát triển BHYT nói chung và BHYT học đường nói riêng trong tương lai. Các đề xuất hàm ý sẽ được ưu tiên mức độ ảnh hưởng của các yếu tố.
5.2.1. Nâng cao yếu tố “Ý thức tình trạng sức khỏe” Cơ sở hàm ý Cơ sở hàm ý
Với kết quả hồi quy chương 4 (Bảng 4.17), yếu tố Ý thức tình trạng sức khỏe có hệ số hồi quy hồi quy chuẩn hóa β4 = 0,261, nghĩa là nếu các yếu tố khác không thay đổi, yếu tố Ý thức tình trạng sức khỏe tăng lên 1 đơn vị thì sẽ làm cho Quyết định mua BHYT Học sinhtăng lên 0,261 đơn vị, gồm 3 biến thành phần như sau:
(1) Tôi nghĩ mình là người rất ý thức đến sức khỏe của con em mình khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
(2) Tôi đang rất quan tâm đến sức khỏe của con em tôi.
(3) Tôi thấy con em mình cần được nhận thức về sức khỏe đối với chính bản thân. Hàm ý quản trị
Khi người dân vẫn chưa có thói quen khám sức khỏe định kỳ, phát hiện sớm bệnh tật thì sự chăm sóc y tế dành cho học sinh thường xuyên, liên tục từ khi bắt đầu bước vào trường học có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Như vậy, xét trên phương diện xã hội, khi học sinh tham gia BHYT sẽ tạo sự yên tâm cho chính bản thân các em, cha mẹ và gia đình nếu không may xảy ra tai nạn thương tích, bệnh tật. Các nhà trường cũng yên tâm trong quản lý sức khỏe học sinh, có thêm cơ hội, thêm điều kiện để nâng cao chất lượng dạy và học. Thực hiện BHYT đối với học sinh còn là trách nhiệm bảo đảm sức khỏe đối với bản thân các em và sau đó là với cộng đồng, xã hội, do vậy sự chủ động quan tâm đến sức khỏe bản thân có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quyết định mua BHYT Học sinh, thông qua việc tham gia, hiểu đúng ý nghĩa của BHYT, học sinh sẽ học được cách chia sẻ, đồng cảm với những người không may gặp rủi ro về sức khỏe xung quanh, có thể đó là bạn bè, anh em gần gũi với các em. Từ đó, góp phần định hình nhân cách sống tốt đẹp của thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai
của đất nước: Một thế hệ không chỉ biết sống có trách nhiệm với bản thân mình mà còn sống có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.
Về nhận thức về tình trạng sức khỏe, các cơ quan chức năng như cơ quan bảo hiểm, nhà trường cần làm cho học sinh, phụ huynh học sinh hiểu về ý nghĩa đích thực của BHYT và đồng thời hướng dẫn họ cần phải sử dụng thẻ BHYT như thế nào để đảm bảo quyền lợi của chính họ và tăng cường công tác dự phòng chăm sóc sức khoẻ, thay vì chỉ đến khi bệnh nặng họ mới sử dụng các dịch vụ y tế, như vậy sẽ giảm được đáng kể các chi phí của xã hội cho công tác chăm sóc sức khoẻ. Làm tốt công tác này, sẽ phát huy được khả năng dự phòng chăm sóc sức khỏe của BHYT.
Cần xây dựng đội ngũ cộng tác viên trong và ngoài ngành liên quan có năng lực, trình độ để làm công tác hướng dẫn, tập huấn cho cộng tác viên ở cơ sở, đồng thời tư vấn đến phụ huynh học sinh, giải đáp những thắc mắc liên quan đến BHYT Học sinh từ đó nâng cao quyết định mua BHYT Học sinh cũng như sự chủ động trong bảo vệ sức khỏe, tài chính của con em mình.
UBND huyện phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, nhà trường thực hiện công tác tuyên truyền, vận động tham gia học sinh BHYT theo từng lớp học thông qua nhiều kênh tiếp cận như: Tuyên truyền trực tiếp; lồng ghép vào các cuộc họp phụ huynh; thông qua giáo viên chủ nhiệm lớp; dẫn chứng cụ thể những trường hợp học sinh mắc các bệnh hiểm nghèo có thẻ đang được điều trị và được thụ hưởng từ quỹ BHYT sẽ giúp gia đình phụ huynh giảm chi phí đáng kể, với những trường hợp không có thẻ BHYT sẽ gây hệ lụy đến tài chính, kinh tế gia đình. Bên cạnh đó, nhà trường cùng cơ quan y tế huyện tổ chức một số chương trình tư vấn sức khỏe cho học sinh, các buổi học kĩ năng, kinh nghiệm sống khỏe, lành mạnh.
5.2.2. Nâng cao yếu tố “Ảnh hưởng của xã hội” Cơ sở hàm ý Cơ sở hàm ý
Với kết quả hồi quy chương 4 (Bảng 4.17), yếu tố Ảnh hưởng của xã hội có hệ số hồi quy hồi quy chuẩn hóa β2 = 0,260, nghĩa là nếu các yếu tố khác không thay đổi, yếu tố Ảnh hưởng của xã hội tăng lên 1 đơn vị thì sẽ làm cho Quyết định mua BHYT Học sinhtăng lên 0,260 đơn vị, gồm 4 biến thành phần như sau:
(1) Những người thân trong gia đình ủng hộ tôi trong việc tham gia BHYT Học sinh cho con em mình.
(2) Những người thân trong gia đình khuyến khích tôi mua BHYT Học sinh cho con em mình.
(3) Tôi biết có rất nhiều người tham gia BHYT Học sinh cho con em mình có hoàn cảnh giống tôi.
(4) Có rất nhiều cha mẹ Học sinh mà tôi biết đã tham gia BHYT Học sinh. Hàm ý quản trị
Yếu tố ảnh hưởng của xã hội thể hiện khi người tham gia BHYT biết được nhiều người có hoàn cảnh giống mình cùng tham gia và được hưởng chế độ BHYT và việc tham gia này là rất phổ biến. Vì thế để học sinh tham gia BHYT ngày càng nhiều thì cần phải tăng cường tuyên truyền, vận động cán bộ công chức, viên chức gương mẫu tham gia BHYT cho con em mình, tư vấn cho đồng nghiệp, hàng xóm, người xung quanh cùng tham gia; bảo đảm đủ ngân sách để hỗ trợ mua 30% mức đóng còn lại cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo; kêu gọi các nhà hảo tâm hỗ trợ mua thẻ BHYT cho hộ cận nghèo, trong đó có học sinh thuộc các hộ gia đình dân tộc thiểu số Châu Ro và đối tượng tham gia theo hộ gia đình khác.
Lãnh đạo UBND huyện Châu Đức và lãnh đạo BHXH huyện cần chỉ đạo các đoàn thể cấp xã vận động, tuyên truyền sâu rộng, phối hợp linh hoạt và phổ biến các chính sách BHYT sát với đời sống thực tế của người dân nhằm giúp người dân nhận thức đầy đủ về trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia BHYT cho học sinh.
5.2.3. Nâng cao yếu tố “Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT” Cơ sở hàm ý Cơ sở hàm ý
Với kết quả hồi quy chương 4 (Bảng 4.17), yếu tố Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT có hệ số hồi quy hồi quy chuẩn hóa β5 = 0,215, nghĩa là nếu các yếu tố khác không thay đổi, yếu tố Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT tăng lên 1 đơn vị thì sẽ làm cho Quyết định mua BHYT Học sinh tăng lên 0,215 đơn vị, gồm 5 biến thành phần như sau:
(1) Thái độ ứng xử, chuyên môn của nhân viên y tế tốt.
(2) Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ người bệnh khám chữa bệnh BHYT tốt.
(3) Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh BHYT nhanh chóng.
(4) Cơ sở y tế cấp phát thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc đầy đủ, chất lượng. (5) Kết quả điều trị đáp ứng được nguyện vọng của phụ huynh.
Hàm ý quản trị
Đây là yếu tố ảnh hưởng mạnh thứ 3 đến quyết định mua BHYT Học sinh.Vì vậy, BHXH Việt Nam nói chung cũng như huyện Châu Đức nói riêng cần kết hợp chặt chẽ với các cơ sở khám chữa bệnh. Chất lượng khám, chữa bệnh ở các cơ sở y tế tuy có nâng lên, nhưng nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, nhất là y tế tuyến huyện; thái độ phục vụ của một số cán bộ y tế và thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh đối với đối tượng BHYT còn gây bức xúc cho người bệnh; cơ sở vật chất, trang thiết bị đã được đầu tư nhiều, nhưng vẫn chưa đảm bảo, đội ngũ y bác sỹ còn thiếu. BHXH chỉ là nơi tổ chức thực hiện việc thu phí của người tham gia để thay mặt họ chi trả chi phí y tế cho họ còn người cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh lại là các cơ sở y tế. BHXH Việt Nam cần kiến nghị với Nhà nước về tiêu chuẩn lựa
chọn cơ sở khám chữa bệnh cho bệnh nhân có thẻ BHYT. Chất lượng phục vụ sẽ là căn cứ để người bệnh đánh giá về cơ sở khám chữa bệnh đó.
Cần thiết lập mối quan hệ ràng buộc giữa cơ quan BHXH và cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở khám chữa bệnh nào có chất lượng phục vụ người bệnh tốt hơn thì được cơ quan BHXH tiếp tục ký hợp đồng vào năm sau và được chuyển giao một phần tiền chi trả chi phí y tế ứng trước ngay từ đầu năm để cơ sở khám chữa bệnh có tiền đầu tư cho mình. Số tiền này có thể tính dựa trên chi phí mà cơ quan BHXH trả năm đó cộng với phần trăm dự kiến tăng thêm của năm sau. Nếu số lượng người tham gia BHYT đông thì số tiền này sẽ rất lớn nên các cơ sở được BHXH ký hợp đồng sẽ có tiền để mở rộng qui mô, đầu tư nâng cấp và mua mới trang thiết bị y tế từ đó nâng cao uy tín cho cơ sở mình. Điều này có lợi cho cả hai phía và cho toàn xã hội.
Xây dựng các chương trình về bệnh viện văn minh, nhân viên y tế nhiệt tình, thái độ tiếp đón niềm nở… có kiểm điểm, tổng kết hàng năm công tác phục vụ bệnh nhân tại các cơ sở y tế. Bộ Y tế cần chỉ đạo thực hiện, kêu gọi đầu tư, bàn với Nhà nước việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và mở rộng mạng lưới khám chữa bệnh đến từng địa giới hành chính nhỏ nhất. Cơ sở khám chữa bệnh địa phương Châu Đức cần phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc thuê đội ngũ y, bác sỹ thực hiện công tác y tế học đường sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
5.2.4. Nâng cao yếu tố “Nhận thức kiểm soát hành vi” Cơ sở hàm ý Cơ sở hàm ý
Với kết quả hồi quy chương 4 (Bảng 4.17), yếu tố Nhận thức kiểm soát hành vi có hệ số hồi quy hồi quy chuẩn hóa β3 = 0,196, nghĩa là nếu các yếu tố khác không thay đổi, yếu tố Nhận thức kiểm soát hành vi tăng lên 1 đơn vị thì sẽ làm cho Quyết định mua BHYT Học sinhtăng lên 0,196 đơn vị, gồm 4 biến thành phần như sau:
(1) Tôi hoàn toàn đủ khả năng, hiểu biết và thu nhập để tham gia BHYT Học sinh.
(2) Nếu muốn tôi có thể dễ dàng đăng ký tham gia BHYT Học sinh trong tháng