Qui trình nghiên cứu trình bày thông qua sơ đồ sau:
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
(Nguồn: Đề xuất của tác giả)
Quy trình nghiên cứu được thực hiện từng bước như sau: Trước tiên xác định được mục tiêu nghiên cứu, tổng hợp lý thuyết liên quan đến đề tài, đưa ra mô hình nghiên cứu, kế tiếp là đưa ra các thang đo sơ bộ, thực hiện nghiên cứu định tính bằng
Mô hình nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết Thang Thảo luận nhóm
đo sơ bộ
Điều chỉnh thang đo Thang đo
chính Khảo sát (n=250)
Đánh giá độ tin cậy thang đo
Phân tích nhân tố khám phá
Phân tích hồi quy tuyến tính bội
Kết luận và đề xuất hàm ý quản trị
Phân tích tương quan
Đánh giá mức độ phù hợp mô hình Kiểm định vi phạm mô hình
kỹ thuật thảo luận nhóm với số lượng 8 chuyên gia để hiệu chỉnh thang đo sơ bộ, sau đó xây dựng thang đo chính thức, bước kế tiếp thực hiện nghiên cứu định lượng (tiến hành chọn mẫu, khảo sát bằng bảng câu hỏi với n= 250). Bước kế tiếp là xử lý dữ liệu thu thập được để kiểm định thang đo và phân tích dữ liệu dựa trên kết quả Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá, phân tích tương quan, phân tích hồi quy để khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua BHYT Học sinh, kiểm định giả thuyết nghiên cứu, thảo luận kết quả và đưa ra một số hàm ý quản trị. 3.1.2. Nghiên cứu định tính
3.1.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
Sau khi tìm hiểu cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đó có liên quan về BHYT Học sinh, tác giả nhận thấy có khá nhiều yếu tố tác động. Tuy nhiên, ứng với mỗi không gian và thời gian khác nhau thì các yếu tố tác động khác nhau và kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ tác động của các yếu tố này cũng khác nhau. Vì vậy, nhằm xác định các yếu tố cũng như thang đo nghiên cứu phù hợp để đưa vào mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động, tác giả đã thực hiện nghiên cứu định tính. Dàn bài thảo luận được hình thành từ việc tổng hợp và kế thừa có chọn lọc thang đo của các nghiên cứu trước đây.
Theo Nguyễn Văn Thắng (2017), một nhóm thảo luận tốt nhất là từ 6 đến 12 người. Nếu đạt tỷ lệ đồng thuận trên 75% tổng số các chuyên gia thì biến quan sát được giữ lại để đo lường khái niệm nghiên cứu (Hardesty và Bearden, 2004). Nghiên cứu định tính được tác giả sử dụng phương pháp thảo luận nhóm với 8 chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực BHYT. Mục đích nhằm xem xét điều chỉnh, bổ sung các yếu tố tác động đến ý định mua BHYT Học sinh, điều chỉnh thang đo phù hợp với điều kiện thực tế của địa bàn huyện Châu Đức. Bước nghiên cứu này cũng nhằm kiểm tra mức độ rõ ràng của từ ngữ, khả năng diễn đạt hay sự trùng lắp nội dung nếu có của các phát biểu trong thang đo để có sự điều chỉnh phù hợp với điều kiện nghiên cứu.
Trước khi tiến hành thảo luận nhóm, tác giả lấy ý kiến của các chuyên gia để thống nhất thời gian và địa điểm thảo luận nhóm sao cho thuận tiện nhất và phù hợp với mọi đối tượng, đồng thời, tác giả sẽ đề cập trước nội dung thảo luận nhóm để các chuyên gia có thời gian chuẩn bị. Nghiên cứu định tính được thực hiện tại địa điểm cụ thể trong thời gian 60 phút, đồng thời tác giả là người điều khiển buổi thảo luận này dựa vào dàn bài thảo luận nhóm do tác giả soạn sẵn.
Nội dung dàn bài thảo luận gồm 02 phần:
-Phần 1: Gồm các câu hỏi khám phá và khẳng định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu lý thuyết đề xuất ở Chương 2.
-Phần 2: Gồm các thang đo tác giả đưa ra và nhờ sự đóng góp ý kiến của các thành viên tham gia thảo luận nhằm bổ sung, điều chỉnh biến quan sát đo lường các thành phần của thang đo.
Qua thảo luận, các phát biểu trong thang đo được hiệu chỉnh cho rõ nghĩa hơn. Cuộc thảo luận được tiến hành cho đến khi nào không còn có thêm ý kiến mới thì dừng lại.
Thang đo sơ bộ sau khi hiệu chỉnh được gọi là thang đo chính thức và được sử dụng trong nghiên cứu định lượng. Đó là thang đo Likert 5 điểm với sự lựa chọn từ 1 đến 5 như sau: 1: Rất không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Bình thường; 4: Đồng ý; 5: Rất đồng ý.
Về mô hình nghiên cứu: Các thành viên của nhóm thảo luận đều thống nhất rằng các yếu tố tác động do tác giả đề xuất trong chương 2 là những yếu tố quan trọng và phù hợp.
Bảng 3.1: Kết quả nghiên cứu định tính điều chỉnh mô hình nghiên cứu Các yếu tố Số lượng đồng ý của các
chuyên gia Tỷ lệ đồng ý (%) Đồng ý Không đồng ý Thái độ 8 0 100
Ảnh hưởng của xã hội 8 0 100
Nhận thức kiểm soát hành vi 7 1 87,5
Ý thức tình trạng sức khỏe 7 1 87,5
Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT
7 1 87,5
(Nguồn: Kết quả thảo luận nhóm)
Về thang đo: Các thành viên của nhóm thảo luận đều thống nhất hiệu chỉnh thang đo các thành phần nghiên cứu cho phù hợp với tình hình thực tế.
Kết quả như sau:
Thang đo “Thái độ”: thống nhất 4 biến quan sát.
Thang đo “Ảnh hưởng của xã hội”: thống nhất 4 biến quan sát.
Thang đo “Nhận thức kiểm soát hành vi”: thống nhất 4 biến quan sát. Thang đo “Ý thức tình trạng sức khỏe”: thống nhất 3 biến quan sát.
Thang đo “Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT”: thống nhất 5 biến quan sát.
Có 5 nhóm biến chính thức (với 20 biến quan sát) cho biến độc lập và 3 biến quan sát cho 1 biến phụ thuộc (Quyết định mua BHYT Học sinh) mà các chuyên gia tham gia thảo luận nhóm tiến hành hiệu chỉnh thang đo.
Dựa vào kết quả nghiên cứu định tính, tác giả bổ sung thêm thang đo các thành phần đặc điểm cá nhân (giới tính, độ tuổi, thu nhập hàng tháng trung bình) để hình thành bảng câu hỏi chính thức cho nghiên cứu định lượng. Nội dung chi tiết về thang đo cũng như các thành phần thang đo được trình bày cụ thể hơn trong mục 3.2. 3.1.3. Nghiên cứu định lượng
3.1.3.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu
Thứ nhất, phương pháp chọn mẫu: Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng với tỷ lệ mẫu được phân bổ theo tiêu thức tỷ lệ số trường tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông trung học rên địa bàn huyện Châu Đức. Lý do để chọn phương pháp chọn mẫu này là để giúp cho mẫu nghiên cứu có tính chất đại diện cao cho tổng thể nghiên cứu.
Thứ hai, kích thước mẫu: Một số nghiên cứu về kích thước mẫu được các nhà nghiên cứu đưa ra. Mô hình lý thuyết của Bollen (1989) cho rằng kích thước mẫu ít nhất là 5 quan sát cho một tham số cần ước lượng.
Theo Hair và cộng sự (2006) kích thước mẫu tối thiểu phải ≥ m x 5, trong đó m là số biến quan sát. Vậy, với 22 biến quan sát trong nghiên cứu này kích thước mẫu tối thiểu phải ≥ 23 x 5 = 115 quan sát.
Theo Tabachnick và Fidell (2007), để phân tích hồi quy tốt nhất thì kích thước mẫu phải đảm bảo tối thiểu theo công thức: n ≥ 50 + 8p. Với n: là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết và p: là số lượng biến độc lập trong mô hình (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Nên kích thước mẫu tốt nhất cho hồi quy tối thiểu là: 50 + 8 x 5 = 90 quan sát trở lên.
Tuy nhiên, để đảm bảo số lượng mẫu tối thiểu theo các phương pháp trên được tổng hợp lại là 115, và số lượng nghiên cứu càng nhiều sẽ càng làm tăng độ tin cậy cho kết quả nghiên cứu nên tác giả sẽ khảo sát dự kiến (sau khi đã loại bỏ các phiếu khảo sát không đáng tin cậy) là 250 mẫu, đây là số lượng mẫu khá lớn, cao hơn nhiều so với yêu cầu lượng mẫu tối thiểu. Ngoài ra, với phương pháp chọn mẫu phân tầng theo tỷ lệ số trường trên địa bàn huyện Châu Đức, số lượng quan sát 250 mẫu được dự kiến phân bổ theo bảng sau:
Bảng 3.2: Phân bổ số lượng mẫu khảo sát
STT Trường Số trường Tỷ lệ (%) Số người khảo sát (Người) 1 Tiểu học 22 49 122 2 Trung học cơ sở 18 40 100 3 Phổ thông trung học 5 11 28 Tổng 45 100 250
(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Vũng Tàu 2019 và tính toán của tác giả) 3.1.3.2. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát
Sau khi thực hiện thảo luận nhóm, dựa trên thang đo sơ bộ tác giả thiết kế bảng câu hỏi nghiên cứu sơ bộ với hình thức câu hỏi đóng.
Bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ sẽ được tham vấn một số phụ huynh đã và đang mua BHYT Học sinh cho con em mình để xem họ có hiểu được các phát biểu hay không? (đánh giá về mặt hình thức là bước kiểm tra mức độ phù hợp về mặt từ ngữ, ngữ pháp trong các phát biểu đảm bảo tính thống nhất, rõ ràng, không gây nhầm lẫn cho người được phỏng vấn). Người được tham vấn phải hiểu rõ tất cả câu hỏi thì phiếu khảo sát mới được xem là thành công, mục tiêu nghiên cứu mới được đáp ứng. Kết quả tham vấn cho thấy bảng câu hỏi khảo sát đều có nội dung và hình thức phù hợp. Như vậy, bảng câu hỏi sẽ thống nhất được dùng để khảo sát trong nghiên cứu định lượng.
Phần I: Giới thiệu mục đích nghiên cứu và cam kết bảo mật thông tin của cuộc khảo sát.
Phần II: Thông tin cá nhân về đặc điểm nhân khẩu gồm các câu hỏi để người được khảo sát cung cấp những thông tin cá nhân: Giới tính, độ tuổi, thu nhập trung bình hàng tháng.
Phần III: Thông tin khảo sát đánh giá chi tiết, bảng câu hỏi được xây dựng để đo lường các yếu tố ảnh hướng đến quyết định mua BHYT Học sinh trên địa bàn huyện Châu Đức. Các biến quan sát đều sử dụng thang đo Likert 5 mức độ.
Nội dung chi tiết của bảng câu hỏi khảo sát được trình bày ở Phụ lục 1.
3.1.3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu
Thông tin mẫu nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp khảo sát trực tiếp các phụ huynh học sinh có con em đang học tại các trường trên địa bàn huyện Châu Đức bằng các bảng câu hỏi khảo sát được soạn sẵn từ trước và in giấy. Địa điểm khảo sát tại các trường trên địa bàn bao gồm 22 trường tiểu học, 18 trường trung học cơ sở và 5 trường phổ thông trung học. Khi điều tra, tác giả luôn kiểm soát cân đối các đặc điểm cá nhân đa dạng để đảm bảo tính đặc trưng cho tổng thể. Kết quả khảo sát, sau khi làm sạch (loại bỏ các bảng câu hỏi có nhiều ô thiếu thông tin hoặc không khách quan) được nhập vào ma trận dữ liệu trên phần mềm SPSS phiên bản 20.0.
3.2. Thang đo nghiên cứu
Các khái niệm trong mô hình được đo lường bởi các thang đo đã có và đã được sử dụng thông qua các nghiên cứu trước đó. Đồng thời dựa vào kết quả từ thảo luận nhóm, tác giả tiến hành mã hóa thang đo cho mô hình nghiên cứu.
Thang đo Thái độ (ký hiệu TD) được sử dụng trong nghiên cứu này được đo lường bởi 4 biến quan sát, ký hiệu TD1 đến TD4, các phát biểu như sau:
Bảng 3.3: Thang đo Thái độ
Thang đo gốc Thang đo hiệu chỉnh Mã hóa
Nguồn tham khảo Tôi thấy an tâm khi chính
sách BHYT Học sinh được Nhà nước tổ chức triển khai.
Tôi cảm thấy an tâm khi chính sách BHYT Học sinh được Nhà nước tổ chức triển khai và thực hiện. TD1 Nguyễn Xuân Cường, Nguyễn Xuân Thọ và Hồ Huy Tựu (2014); Lê Cảnh Bích Thơ, Võ Văn Tuấn và Trương Thị Thanh Tâm (2017)
Tôi thấy tham gia BHYT Học sinh là việc làm hữu ích.
Tôi thấy tham gia BHYT Học sinh là việc làm hữu ích.
TD2
Tôi nghĩ rằng Học sinh được chăm sóc sức khỏe ban đầu tại trường là cần thiết.
Tôi cho rằng Học sinh được chăm sóc sức khỏe ban đầu tại trường là cần thiết để đảm bảo sức khỏe học tập.
TD3
Tôi cảm thấy tin tưởng vào các quyền lợi mà chính sách BHYT Học sinh mang lại.
Tôi cảm thấy tin tưởng vào các quyền lợi mà chính sách BHYT Học sinh mang lại.
TD4
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính)
3.2.2. Thang đo Ảnh hưởng của xã hội
Thang đo Ảnh hưởng của xã hội (ký hiệu AH) được sử dụng trong nghiên cứu này được đo lường bởi 4 biến quan sát, ký hiệu AH1 đến AH4, các phát biểu như sau:
Bảng 3.4: Thang đo Ảnh hưởng của xã hội Thang đo gốc Thang đo hiệu chỉnh Mã
hóa
Nguồn tham khảo Người thân trong gia đình
ủng hộ tôi trong việc tham gia BHYT Học sinh cho con em mình.
Những người thân trong gia đình ủng hộ tôi trong việc tham gia BHYT Học sinh cho con em mình.
AH1 Nguyễn Xuân Cường,
Nguyễn Xuân Thọ và Hồ Những người thân trong Những người thân trong gia AH2
Thang đo gốc Thang đo hiệu chỉnh Mã hóa
Nguồn tham khảo gia đình khuyến khích tôi
mua BHYT Học sinh cho con em mình.
đình khuyến khích tôi mua BHYT Học sinh cho con em mình.
Huy Tựu
(2014) Tôi biết có rất nhiều người
tham gia BHYT Học sinh cho con em mình có hoàn cảnh giống tôi.
Tôi biết có rất nhiều người tham gia BHYT Học sinh cho con em mình có hoàn cảnh giống tôi.
AH3
Có rất nhiều cha mẹ Học sinh mà tôi biết đã tham gia BHYT Học sinh.
AH4 Nghiên cứu định tính
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính)
3.2.3. Thang đo Nhận thức kiểm soát hành vi
Thang đo Nhận thức kiểm soát hành vi (ký hiệu NT) được sử dụng trong nghiên cứu này được đo lường bởi 4 biến quan sát, ký hiệu NT1 đến NT4, các phát biểu như sau:
Bảng 3.5: Thang đo Nhận thức kiểm soát hành vi Thang đo gốc Thang đo hiệu chỉnh Mã
hóa
Nguồn tham khảo Tôi hoàn toàn đủ khả năng,
hiểu biết và thu nhập để tham gia BHYT Học sinh.
Tôi hoàn toàn đủ khả năng, hiểu biết và thu nhập để tham gia BHYT Học sinh.
NT1 Nguyễn Xuân Cường, Nguyễn Xuân Thọ và Hồ Huy Tựu (2014) Nếu muốn tôi có thể dễ
dàng đăng ký tham gia BHYT Học sinh trong tháng tới.
Nếu muốn tôi có thể dễ dàng đăng ký tham gia BHYT Học sinh trong tháng tới.
NT2
Tôi cảm thấy việc tham gia BHYT Học sinh không có gì cản trở.
Tôi cảm thấy việc tham gia BHYT Học sinh không có gì cản trở. NT3 Về mức đóng, thời gian đóng, phương thức đóng Về mức đóng, thời gian đóng, phương thức đóng BHYT NT4
Thang đo gốc Thang đo hiệu chỉnh Mã hóa
Nguồn tham khảo BHYT Học sinh tôi có thể
tìm hiểu dễ dàng.
Học sinh tôi có thể tìm hiểu dễ dàng.
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính)
3.2.4. Thang đo Ý thức tình trạng sức khỏe
Thang đo Ý thức tình trạng sức khỏe (ký hiệu YT) được sử dụng trong nghiên cứu này được đo lường bởi 3 biến quan sát, ký hiệu YT1 đến YT3, các phát biểu như sau:
Bảng 3.6: Thang đo Ý thức tình trạng sức khỏe Thang đo gốc Thang đo hiệu chỉnh Mã
hóa
Nguồn tham khảo Tôi nghĩ mình là người rất
ý thức đến sức khỏe của con em mình khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Tôi nghĩ mình là người rất ý thức đến sức khỏe của con em mình khi còn ngồi trên ghế nhà trường. YT1 Lê Cảnh Bích Thơ, Võ Văn Tuấn và Trương Thị Thanh Tâm (2017)
Tôi hiện tại rất quan tâm đến sức khỏe của con em tôi.
Tôi đang rất quan tâm đến sức khỏe của con em tôi.
YT2
Tôi thấy con em mình phải được nhận thức về sức khỏe đối với chính bản thân.
Tôi thấy con em mình cần được nhận thức về sức khỏe đối với chính bản thân.
YT3
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính)
3.2.5. Thang đo Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT
Thang đo Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT (ký hiệu CL) được sử dụng trong nghiên cứu này được đo lường bởi 5 biến quan sát, ký hiệu CL1 đến CL5, các phát biểu như sau:
Bảng 3.7: Thang đo Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT