Như đã trình bày trong chương 3, để đảm bảo được số mẫu quan sát tối thiểu là 115 để phân tích nhân tố khám phá EFA được thực hiện 280 bảng câu hỏi được gửi
đi khảo sát trong địa bàn huyện Châu Đức. Với tổng số bảng câu hỏi phát ra là 280 bảng khảo sát thu về và loại bỏ các bảng thông tin trả lời không đầy đủ và không khách quan còn 250 bảng.
Bảng 4.1: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
Chỉ tiêu Phân loại Tần số
(người)
Tần suất (%)
Giới tính Nam 118 47,2
Nữ 132 52,8
Độ tuổi Dưới 30 tuổi 92 36,8
Từ 30 đến 40 tuổi 71 28,4
Từ 41 đến 50 tuổi 51 20,4
Trên 50 tuổi 36 14,4
Thu nhập bình quân Dưới 10 triệu đồng 102 40,8
Từ 10 đến 20 triệu đồng 68 27,2
Từ 20 đến 30 triệu đồng 49 19,6
Trên 30 triệu đồng 31 12,4
Tổng 250 100
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả)
Từ kết quả thống kê theo Bảng 4.1 tác giả rút ra một số nhận xét như sau: - Giới tính: Số người được khảo sát là 250 người, trong đó có 132 người là nữ, chiếm tỷ lệ 52,8% so với 118 người là nam, chiếm tỷ lệ 47,2%. Tỷ lệ phụ huynh là nữ cao hơn một chút so với phụ huynh nam giới nhưng không đáng kể cho thấy sự đồng đều về giới tính trong dữ liệu khảo sát.
- Độ tuổi: Kết quả điều tra cho thấy độ tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là dưới 30 tuổi với 92 người chiếm 36,8%, kế đến là hai nhóm độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi và 41 đến 50 tuổi với tỷ lệ cao thứ hai và ba lần lượt chiếm 28,4% và 20,4%, thấp nhất là độ tuổi 50 chỉ chiếm tỷ lệ 14,4%. Các mức độ tuổi này được phân bổ tương ứng theo tỷ lệ khảo sát các cấp trường trên địa bàn.
- Thu nhập bình quân tháng: Nhóm thu nhập trung bình dưới 10 triệu đồng chiếm đa số với 102 người chiếm tỷ lệ 40,8% phản ánh hợp lý thu nhập của huyện thuần nông như Châu Đức, nhóm thu nhập khá từ 10 đến 20 triệu đồng với 68 người chiếm tỷ lệ cao thứ hai 27,2%, tiếp theo là nhóm thu nhập cao từ 20 đến 30 triệu với 49 người chiếm tỷ lệ 19,6%, cuối cùng là nhóm thu nhập rất cao với 31 người chiếm tỷ lệ 12,4%. Các mức độ thu nhập này được phân bổ tương ứng theo tỷ lệ khảo sát các cấp trường trên địa bàn cũng như độ tuổi.
4.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha
Việc kiểm định độ tin cậy của thang đo là điều cần thiết trong việc phân tích, và để kiểm định độ tin cậy của thang đo các yếu tố trong nghiên cứu, tác giả tiến hành tính toán hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo và xem xét các hệ số tương quan biến - tổng. Các biến có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và thang đo khi có độ tin cậy Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên sẽ được chấp nhận để phân tích trong các bước tiếp theo (Nunnally và Burnstein, 1994).