Kết quả Bảng 4.18 cũng cho thấy giá trị sig. (p - value) của các hệ số hồi qui β1, β2, β3, β4, β5 đều nhỏ hơn 0,05 và hệ số hồi quy chuẩn hóa (β) đều mang dấu dương nghĩa là 5/5 biến độc lập bao gồm (1) Thái độ, (2) Ảnh hưởng của xã hội, (3) Nhận thức kiểm soát hành vi, (4) Ý thức tình trạng sức khỏe và (5) Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT có ý nghĩa thống kê và có tương quan cùng chiều với biến phụ thuộc Quyết định mua BHYT Học sinh. Cụ thể như sau:
+ Đối với yếu tố Thái độ (TD): β1 = 0,191 (Sig. = 0,000 <0,05) nghĩa là khi yếu tố Thái độ tăng thêm 1 mức độ thì Quyết định mua BHYT Học sinh sẽ tăng thêm 0,191 mức độ và ngược lại. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Xuân Cường, Nguyễn Xuân Thọ và Hồ Huy Tựu (2014), Nguyễn Văn Tình (2013), Lưu Thị Trang (2016).
+ Đối với yếu tố Ảnh hưởng của xã hội (AH): β2 = 0,260 (Sig. = 0,000 <0,05) nghĩa là khi yếu tố Ảnh hưởng của xã hội tăng thêm 1 mức độ thì Quyết định mua BHYT Học sinh sẽ tăng thêm 0,260 mức độ và ngược lại. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Xuân Cường, Nguyễn Xuân Thọ và Hồ Huy Tựu (2014), Nguyễn Văn Tình (2013), Lưu Thị Trang (2016).
<0,05) nghĩa là khi yếu tố Nhận thức kiểm soát hành vi tăng thêm 1 mức độ thì Quyết định mua BHYT Học sinh sẽ tăng thêm 0,196 mức độ và ngược lại. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Xuân Cường, Nguyễn Xuân Thọ và Hồ Huy Tựu (2014), Nguyễn Văn Tình (2013), Lưu Thị Trang (2016).
+ Đối với yếu tố Ý thức tình trạng sức khỏe (YT): β4 = 0,261 (Sig. = 0,000 <0,05) nghĩa là khi yếu tố Ý thức tình trạng sức khỏe thì Quyết định mua BHYT Học sinh sẽ tăng thêm 0,261 mức độ và ngược lại. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Xuân Cường, Nguyễn Xuân Thọ và Hồ Huy Tựu (2014), Nguyễn Văn Tình (2013), Lưu Thị Trang (2016).
+ Đối với yếu tố Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT (CL): β5 = 0,215 (Sig. = 0,000 <0,05) nghĩa là khi yếu tố Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT tăng thêm 1 mức độ thì Quyết định mua BHYT Học sinh sẽ tăng thêm 0,215 mức độ và ngược lại. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Xuân Cường, Nguyễn Xuân Thọ và Hồ Huy Tựu (2014), Nguyễn Văn Tình (2013), Lưu Thị Trang (2016). Như vậy, với 5 giả thuyết nghiên cứu ban đầu đặt ra, tất cả 5/5 giả thuyết được chấp nhận, kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu được tổng hợp trong Bảng 4.19 như sau:
Bảng 4.19: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết Kết quả
Sig. Kết luận Giả thuyết H1: Thái độ có tác động tích cực tới
quyết định mua BHYT Học sinh trên địa bàn huyện Châu Đức. 0,000 (<0,05) Chấp nhận giả thuyết ở mức ý nghĩa 5%
Giả thuyết H2: Ảnh hưởng từ xã hội có tác động tích cực tới quyết định mua BHYT Học sinh trên địa bàn huyện Châu Đức.
0,006 (<0,05)
Chấp nhận giả thuyết ở mức ý nghĩa 5%
Giả thuyết Kết quả Sig. Kết luận Giả thuyết H3: Nhận thức kiểm soát hành vi có tác
động tích cực tới quyết định mua BHYT Học sinh trên địa bàn huyện Châu Đức.
0,000 (<0,05)
Chấp nhận giả thuyết ở mức ý nghĩa 5%
Giả thuyết H4: Ý thức tình trạng sức khỏe có tác động tích cực tới quyết định mua BHYT Học sinh trên địa bàn huyện Châu Đức.
0,000 (<0,05)
Chấp nhận giả thuyết ở mức ý nghĩa 5%
Giả thuyết H5: Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT có tác động tích cực tới quyết định mua BHYT Học sinh trên địa bàn huyện Châu Đức.
0,000 (<0,05)
Chấp nhận giả thuyết ở mức ý nghĩa 5%
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả)
Tóm lại, ta có thể kết luận rằng mô hình lý thuyết phù hợp với dữ liệu nghiên cứu và có 5/5 giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận. Mô hình nghiên cứu dự kiến và mô hình thực nghiệm cuối cùng không có sự khác biệt với 5 yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua BHYT Học sinh. Tuy nhiên, khả năng giải thích các yếu tố trong mô hình ở 67,1% nên còn nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng mà nghiên cứu này chưa tìm thấy được. Qua kết quả phân tích mô hình hồi quy ta được mô hình kết quả nghiên cứu cuối cùng như sau:
Hình 4.1: Mô hình kết quả nghiên cứu
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả)