9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
1.3.1. Vị trí, vai trò của người giáo viên dạy hướng nghiệp nghề THCS
Bàn về vấn đề giáo dục, sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định mục tiêu của giáo dục là “dạy và học là để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân . Nhà
trường cần gắn liền với thực tế của Nhà nước”. Người nhấn mạnh:“Không có giáo dục , không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế, văn hoá”.
Nói về nhiệm vụ của người giáo viên, Hồ Chí Minh đã viết: “ Không có người thầy không có giáo dục, nhiệm vụ của các thầy giáo cô giáo là rất nặng nề, nhưng rất vẻ vang, có vai trò quyết định giáo dục”. Nói về vai trò của người thầy giáo Người
khẳng định : “Học trò tốt hay xấu là do thầy giáo tốt hay xấu” , hay “ hiền, dữđâu phải do tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”. Cha ông ta thường nói : “ Thầy nào - trò
ấy”. Như vậy ta thấy, quan điểm cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh là : Giáo dục là
động lực cơ bản để phát triển đất nước về kinh tếvà văn hóa. Người thầy giáo là nhân tố quyết định giáo dục , quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ
trẻ, nhiệm vụ của người thầy giáo là rất nặng nề nhưng rất vẻ vang . Để làm tròn nhiệm vụ trên, người thầy giáo phải không ngừng học tập, nâng cao phẩm chất đạo
đức, phát triển năng lực chuyên môn nghiệp vụ của mình, xứng đáng là tấm gương
sáng cho học sinh noi theo.
Thực hiện mục tiêu của giáo dục đại học Việt Nam: Đào tạo ra những con người
năng động, sáng tạo, tự chủ, có óc phê phán, có năng lực giải quyết vấn đề, có năng
lực tự học, tự nghiên cứu suốt đời, có năng lực tạo nghiệp, tiến thân lập nghiệp trong thị trường sức lao động. Đây chính là sản phẩm cần thiết nhất mà xã hội đã đặt hàng cho những người Thầy, người Cô phải có trách nhiệm cao đối với đất nuớc. Như vậy,
đội ngũ giáo viên ở bậc THCS đặc biệt đội ngũ GV dạy HN nghề cũng phải có trách nhiệm là góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách người học, qua dạy học
để giáo dục những phẩm chất tốt đẹp của người lao động, giúp người học hình thành và phát triển những thái độ, những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý riêng trong quan hệ với mọi người, xã hội và bản thân.