Nội dungbiện pháp

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy hướng nghiệp nghề trung học cơ sở tại huyện khoái châu tỉnh hưng yên 273305 (Trang 79 - 82)

9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.2.3.2. Nội dungbiện pháp

- Bồi dưỡng phẩm chất chính trị - Bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp - Bồi dưỡng lối sống tác phong - Bồi dưỡng về chuyên môn

3.2.3.3. Cách thức thực hiện

- Tổ chức các buổi học tập sinh hoạt chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống tác

phong sư phạm.

- Tổ chức các chuyên đề “ Tư tưởng Hồ Chí Minh” “ Sống học tập và làm việc theo tấm gương Bác Hồvĩ đại”.

- Tuyên truyền các lối sống văn hóa lành mạnh. Biểu dương các tấm gương điển hình của GV và học sinh vềđạo đức.

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng dài hạn và ngắn hạn về chuyên môn và kỹnăng sư

phạm cho giáo viên HNN.

- Tổ chức tham quan, gặp gỡ, trao đổi, tọa đàm cho GV dạy HN với những đơn

vị đã và đang làm tốt công tác này.

- Thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn giữa các GV dạy HN ởtrường

và trên địa bàn đểGV có điều kiện chia sẻ kinh nghiệm trao đổi kiến thức chuyên môn và học hỏi lẫn nhau.

- Tổ chức dự giờthăm lớp, họp rút kinh nghiệm để tìm ra những cách dạy cách làm mới hay hơn tối hơn.

3.2.4.Biện pháp 4: Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, sàng lọc đội ngũ giáo viên dạy hướng nghiệp nghề trường Trung học cơ sở Huyên Khoái Châu, Hưng Yên

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Duy trì trật tự, kỷ cương, nền nếp giảng dạy của GV dạy HNN, thích ứng với

tình hình đổi mới giáo dục hiện nay. Thực hiện phân cấp quản lý một cách rõ ràng cho từng thành viên trong Hội đồng sư phạm. Sử dụng các biện pháp thích hợp nhằm huy

động sức mạnh tập thể của các GV, các tổ chức đoàn thể chính trị trong nhà trường.

Đồng thời đảm bảo tính khách quan, dân chủ, công khai trong hoạt động đánh giá chất

lượng giảng dạy của GV dạy HNN.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

- Đánh giá thường xuyên và định kỳ về năng lực chuyên môn và năng lực sư

phạm của GV dạy HN.

- Đánh giá đột xuất vào những thời điểm thích hợp.

- Đánh giá GV dạy HNN dựa trên các tiêu chuẩn quy định của nhà nước và của bộ giáo dục và của đơn vị nhà trường. tổng hợp các kết quả đánh giá của cá nhân và của tập thể, trên cơ sở đó đưa ra 1 kết quảđánh giá chung.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện

Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch quy định quản lý hoạt động nâng cao chất

lượng đội ngũ GV và tổ chức thực hiện quy định đó trong cả một năm học. Kế hoạch tuần, tháng, học kỳ và cảnăm được phân cấp quản lý một cách rõ ràng cho từng thành viên trong hội đồng theo phương thức tự chịu trách nhiệm với công việc được giao.

Nội dung đánh giá, quy trình đánh giá, tiêu chuẩn và thang đo được đưa ra bàn bạc dân chủ, công khai đóng góp ý kiến và thống nhất thực hiện, từng tháng và từng đợt thi đua được tiến hành sơ kết, rút kinh nghiệm để kịp thời phát hiện những khó khăn, mâu

thuẫn trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Cuối năm học thì có thể tiến hành trưng cầu ý kiến của tập thể sư phạm xem xét kết quả thực hiện đổi mới công tác nâng cao chất

lượng đội ngũ GV như vậy đểđảm bảo chính xác, khách quan chưa? những mặt nào còn hạn chếđể tìm ra cách giải quyết và hoàn thiện dần trong những năm học tiếp theo.

BGH nhà trường hướng dẫn các tổ chuyên môn và GV dạy HNN dựa vào kế

hoạch nhà trường để lập kế hoạch cho tổ mình và kế hoạch cá nhân trên cơ sở bám sát thực trạng và năng lực hiện có của nhà trường và của đội ngũ GV. Đồng thời biết tập trung sức mạnh tập thể để giải quyết tốt những khâu cơ bản và khâu yếu kém về

chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của GV cũng như biết lựa chọn các biện pháp tối ưu để thực hiện kế hoạch đã đề ra.

Cần có một bộ phận giám sát chặt chẽ quá trình kiểm tra, đánh giá và xử lý các kết quảthu được nhằm điều chỉnh, uốn nắn kịp thời những vi phạm về quy chế chuyên

môn cũng như khen thưởng và động viên kịp thời những cá nhân tiên tiến, điển hình của nhà trường, đồng thời có thái độ cứng rắn với những cá nhân có tư tưởng bảo thủ, trì trệ, chậm đổi mới.

Không ngừng nâng cao trách nhiệm của cán bộ quản lí, tổ trưởng chuyên môn

và GV để giám sát việc thi hành các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá chất lượng giảng dạy của GV dạy HNN. Trọng tâm là quan sát các khâu soạn bài, chuẩn bị đồ

dùng lên lớp, chấm, chữa bài đúng thời gian, đúng quy định; thao giảng theo kế hoạch và dự giờđột xuất, quản lý tốt việc ra đề kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của HS

đối với bộmôn hướng nghiệp.

Các tiêu chí, tiêu chuẩn và thang đo phải được thống nhất chung trong toàn huyện để CBQL và giáo viên nói chung và GV dạy HNN ở các trường THCS thực hiện, được lấy ý kiến dân chủ, công khai của CBQL và giáo viên về hình thức, nội

dung, quy trình đánh giá và lực lượng tham gia đánh giá trong một năm học. Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên phải được thực hiện công khai, rõ ràng. Đồng thời phải có chếđộkhen thưởng kịp thời các cá nhân điển hình, đạt thành tích xuất sắc trong phong

* Điều kiện thực hiện

Hiệu trưởng cần xây dựng một quy trình quản lý khoa học, nắm vững được

các giai đoạn của quy trình đánh giá chất lượng giảng dạy của GV dạy HNN trong

nhà trường.

Cán bộ quản lý và giáo viên các trường THCS cần hiểu rõ ý nghĩa quan trọng của việc kiểm tra, đánh giá, sàng lọc đội ngũ giáo viên nói chung và GV dạy HNN nói riêng. Thực sựcoi các tiêu chí đó là sợi dây xuyên suốt trong việc thực hiện nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần cho công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay đạt hiệu quả tốt nhất.

* Kết quảđạt được

Người hiệu trưởng và tổtrưởng tổ chuyên môn phải có đủ kiến thức, kỹnăng và

tâm thế tổ chức đánh giá chất lượng giảng dạy của GV dạy HNN trong nhà trường một cách có hiệu quả, đạt được mục tiêu giáo dục đề ra.

3.2.5. Biện pháp 5: Cải tiến công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng tạo chất lượng bền vững cho giáo viên dạy hướng nghiệp nghề huyện Khoái Châu, Hưng Yên

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy hướng nghiệp nghề trung học cơ sở tại huyện khoái châu tỉnh hưng yên 273305 (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)