9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
1.4.1. Mục đích yêu cầu, nội dung và phương pháp nâng cao chất lượng
Mục tiêu: “ xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ giáo dục được chuẩn hóa,
đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống, lương tâm tay nghề nhà giáo…”
Trong đề án đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ,Bộ Giáo dục chỉ rõ: “Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ vềcơ cấu và loại hình, có phẩm chất
đạo đức tốt, có lòng yêu nghề và năng lực sư phạm, đáp ứng nhu cầu dạy học theo
chương trình mới và phương pháp mới”. Trong đề tài cấp Nhà nước, mã số : KX 07-08 “Vai trò của nhà trường trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam bằng con đường giáo dục và đào tạo”, chỉ rõ: Giáo dục là con đường quan trọng nhất đối với lứa tuổi học đường. Nhiệm vụ của nhà trường là hình thành và phát triển
nhân cách. Nhà trường là một thiết chế có tổ chức, có hệ thống, nhằm tổ chức cho học sinh học tập một cách tích cực, chủđộng dưới sự hướng dẫn của giáo viên, theo quan
điểm học sinh là trung tâm của mọi hoạt động giáo dục trong một qui trình quản lý phù hợp. Giáo dục trong nhà trường là một quá trình sư phạm được tổ chức có kế
hoạch theo một qui trình nhất định, với sựhướng dẫn chặt chẽ của giáo viên và những nhà quản lý. Phẩm chất và năng lực người thầy – một yếu tố quyết định chất lượng
giáo dục. Chất lượng đội ngũ giáo viên thể hiện ở đạo đức nhà giáo và năng lực dạy học, là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường. Với vai trò quan trọng của người thầy giáo trong việc đào tạo, rèn luyện, phát triển trí tuệ và nhân cách cho thế hệ trẻ. Do đó, việc tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo cần phải được ưu tiên số một nhằm từng bước đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế tri thức trong tình hình mới.
Phát triển đội ngũ nhà giáo dạy HN nghề phải hiểu sự phát triển trên cả ba vấn
đề: sốlượng, chất lượng và cơ cấu. Về sốlượng, luôn luôn đảm bảo đủ sốlượng giáo
viên để thực hiện đúng định mức lao động của giáo viên, đúng cơ cấu các môn học.
Theo Thông tư 49/TT-GD ngày 20 tháng 11 năm 19979 của Bộ Giáo dục qui định 28 chếđộ công tác của giáo viên trường THCS thời lượng dành cho hoạt động này ở bậc THCS là 27 tiết/năm và theo phân phối chương trình các môn học mà số lượng giáo viên của một trường phụ thuộc vào số lượng lớp học trong nhà trường và có tính đến
các phương án dự phòng. Phát triển số lượng giáo viên của nhà trường phải luôn luôn
tương ứng với kế hoạch phát triển trường lớp hàng năm. Vì vậy, hàng nãm hiệu trýởng nhà trýờng cần có giải pháp tuyển chọn đội ngũ giáo viên dạy HN nghề đáp ứng đủ
yêu cầu phát triển của nhà trường. Đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng giáo viên và cơ
cấu môn học phải luôn luôn quan tâm chú trọng đến yêu cầu về chất lượng của đội ngũ
giáo viên. Vì chất lượng giáo viên là vấn đề cốt lõi quyết định chất lượng giáo dục
trong nhà trường. Những năm gần đây, số lượng học sinh phát triển nhanh ở các
trường THCS nên tình trạng thiếu giáo viên xẩy ra một cách trầm trọng ở tất cả các loại hình trường. Do vậy, đã có một thời gian dài giáo dục chỉ lo đáp ứng đủ sốlượng giáo viên mà không quan tâm tới chất lượng đội ngũ. Chính vì vậy mà các hình thức
đào tạo giáo viên không chính qui được ra đời một cách ồ ạt, nhất là ở các tỉnh. Hình thức đào tạo giáo viên tại chức, chuyên tu, từxa, công đoạn … ra đời và phát triển đã
góp phần giải quyết tình trạng thiếu giáo viên nhưng đã để lại một “hố sâu” về chất
lượng đội ngũ nhà giáo.
Thực tiễn giáo dục, cũng như thực tiễn phát triển kinh tế xã hội chứng tỏ rằng: một cơ quan đơn vị, một quốc gia khi được sở hữu một đội ngũ nhân lực chất lượng cao, hay những tài năng đều nắm thế mạnh về cạnh tranh. Do vậy, đào tạo nhân tài, bồi
dưỡng nhân tài, trọng dụng nhân tài, là sách lược phát triển nhanh, bền vững được các
Đối với trường THCS với nhiệm vụ bồi dưỡng và phát triển tài năng tương lai
của đất nước thì vai trò của người thầy lại vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, phát triển
đội ngũ giáo viên dạy HN nghề trường THCS trọng tâm là phát triển chất lượng đội
ngũ đạt tiêu chuẩn trình độ chuyên môn khá, giỏi mới đảm trách được nhiệm vụ bồi
dưỡng, phát triển HN cho HS đúng vềnăng lực cũng ngành nghề của nhà trường. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy HN Nghề là phát triển toàn diện về
phẩm chất đạo đức và năng lực của giáo viên. Trong đó đạo đức là cái gốc, không có
đạo đức không thể làm thầy giáo. Đạo đức của người thầy giáo bao gồm các giá trị về tư tưởng và giá trị về đạo đức như: lý tưởng sống, lao động, cống hiến cho xã hội, niềm tin, lương tâm nghề nghiệp, lòng nhân ái, nghĩa vụ và trách nhiệm công dân, tính trung thực, tính tổ chức, kỷ luật... Đạo đức của người thầy đóng vai trò quan trọng ,
đầu tiên quyết định chất lượng giáo dục. “Giáo dục là đào luyện con người, vì vậy
người giáo viên phải dạy học và giáo dục với cả tâm hồn của mình . Nhân cách của
người giáo viên, với tất cả vẻđẹp về tâm hồn, phong phú về trí tuệ, trong sáng vềđạo
đức có ý nghĩa giáo dục to lớn và mang tính quyết định trong công tác giáo dục..” [31,
tr. 56]. K.D. Ushinsky đã khẳng định: “ Không còn nghi ngờ gì, kỷ cương trong nhà trường có vai trò quan trọng; nhưng điều chủ yếu vẫn là nhân cách người giáo viên trực tiếp làm việc với học sinh: nhân cách của nhà giáo có tác dụng to lớn đến mức không thể thay thế bằng sách giáo khoa, bằng những lời khuyên bảo vềđạo đức , bằng hệ thống khen thưởng và kỷ luật nào cả”
Theo công trình nghiên cứu tập thể của các nước thành viên OECD, chất lượng giáo viên bao gồm 5 mặt:
+ Có kiến thức phong phú về phạm vi chương trình học và nội dung bộ môn mình dạy.
+ Có kỹ năng sư phạm, kể cả việc có được “ kho kiến thức” vềphương pháp
dạy và năng lực sử dụng các phương pháp đó.
+ Có tư duy phản ánh trước mỗi vấn đề và có năng lực tự phê, nét rất đặc
trưng của nghề dạy học.
+ Biết cảm thông và cam kết tôn trọng phẩm giá của người khác.
Năm mặt trên phản ánh đầy đủ các năng lực sư phạm của giáo viên, bao gồm;
năng lực sư phạm, năng lực giảng dạy và năng lực tổ chức các hoạt động xã hội. Nói một cách tổng quát, người thầy có năng lực là người có khả năng xác định được rõ ràng mục tiêu hay kết quả giảng dạy đã định, là người có khảnăng lựa chọn hoặc biên soạn chương trình học mà chương trình đó gắn trực tiếp với mục tiêu hay kết quả học tập dự kiến, có khảnăng chuyển toàn bộ chương trình đã được xác định cho học sinh của mình.
Chúng ta hiểu rằng: Năng lực là tổng hợp các thuộc tính cá nhân giúp con
người hoàn thành tốt một hoạt động nào đó. Theo Richard D. Kellough và Patricia L. Roberts , đối với hoạt động sư phạm của người thầy, có 22 năng lực cụ thể sau đặc
trưng cho một giáo viên đó là:
1. Phải hiểu và biết rõ bộ môn mình dạy.
2. Phải là thành viên tích cực của các tổ chức nghề nghiệp, đọc các tạp chí chuyên
ngành, đối thoại với các đồng nghiệp, cập nhật được các phương pháp mới, kiến thức về
học sinh, về bộ môn mình giảng dạy, là người học trong những người học khác. 3. Phải hiểu được quá trình học tập
4. Phải là một môi giới giáo dục.
5. Phải sử dụng những hành vi mẫu có hiệu quả.
6. Phải có đầu óc mở trước những thay đổi, những ý tưởng mới, dám làm và dám chịu trách nhiệm.
7. Không được thành kiến về giới, sắc tộc, màu da, tôn giáo, tàn tật , địa vị
kinh tế xã hội, nguồn gốc quốc tịch, quan tâm tới nhu cầu cá nhân của học sinh và có yêu cầu cao với chúng.
8. Phải tổ chức lớp và chuẩn bị bài giảng một cách cẩn thận với những phương
pháp sáng tạo, có hiệu quả và có sức khích lệ học sinh. 9. Phải là người giao tiếp có hiệu quả.
10. Phải là người có những định hướng đúng đắn.
11. Không ngừng phấn đấu để phát triển kho tàng kiến thức, phương pháp và năng lực sư phạm.
12 Phải biết quan tâm tới sự an toàn và sức khỏe của học sinh.
13. Phải luôn tỏ ra lạc quan với việc học tập của học sinh, đồng thời tạo ra môi
trường học tập tích cực và xây dựng cho các em.
14. Phải biết tin vào năng lực của mỗi học sinh .
15. Phải có tay nghề và công bằng trong đánh giá học tập của học sinh.
16. Phải giỏi trong quan hệ công tác với các bậc phụ huynh, đồng nghiệp, cán bộ quản lý, đồng thời duy trì quan hệ chuyên môn thân thiện và có đạo đức với các cán bộ giáo dục.
17. Phải không ngừng quan tâm tới trách nhiệm và cơ hội nghề nghiệp.
18. Phải có nhiều hứng thú với nhiều hoạt động cảtrong và ngoài nhà trường. 19 Phải biết hài hước một cách vui vẻ và lành mạnh.
20. Cần nhanh chóng nhận ra những học sinh cá biệt.
21. Cần thường xuyên gắn chặt nội dung học với thực tiễn cuộc sống. 22. Phải có uy tín và độ tin cậy cao của học sinh.[32, tr.66]
Theo tác giả Nguyễn Hữu Dũng trong cuốn: “Nhà trường trung học và người giáo viên trung học”, khi nói đến những phẩm chất đạo đức và năng lực sư phạm bao gồm các mặt sau
+Về phẩm chất đạo đức, người giáo viên phải có những phẩm chất quan trọng sau:
- Phải có lòng yêu nước và giác ngộ xã hội chủ nghĩa với lý tưởng nghề
nghiệp, có niềm tin cách mạng và niền tin vào sư phạm.
- Phải có tình cảm trong sáng và cao thượng. Tình cảm đó thể hiện ở lòng yêu trẻ, yêu nghề, có hứng thú và nhu cầu làm việc với thế hệ trẻ… Sống giản dị khiêm tốn, lịch sự.
Trong các phẩm chất đạo đức của nhà giáo nói trên thì phẩm chất niềm tin sư
phạm là một yếu tố quan trọng thuộc về phẩm chất đạo đức của người giáo viên . Niềm tin sư phạm là niềm tin vào bản chất tốt của con người, vào khả năng của giáo dục, là động lực thúc đẩy giáo viên tìm tòi những biện pháp tác động đến sự phát triển
nhân cách của học sinh một cách tốt nhất. Niềm tin sư phạm còn là niềm tin vào chính khảnăng sư phạm của mình, tin vào nghềsư phạm của mình. Đó là yếu tố quan trọng
để giáo dục niềm tin cho học sinh.
+Vềnăng lực sư phạm bao gồm:
- Có hệ thống tri thức cần thiết, bao gồm nhóm kiến thức về môn học và nhóm kiến thức về hoạt động dạy học và giáo dục.
- Có hệ thống các kỹnăng sư phạm như; kỹ năng thiết kế dạy học và giáo dục, kỹnăng thiết lập mối quan hệ thuận lợi với học sinh, kỹnăng triển khai hoạt động dạy học và giáo dục, kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹnăng hoạt động xã hội và kỹ năng
tự học.
Như vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy HN nghề hiểu một cách tổng quát là làm tăng tiến đội ngũ giáo viên về sốlượng và chất lượng, phù hợp vềcơ
cấu trong đó phát triển chất lượng đội ngũ giáo viên ( gồm các mặt đạo đức và năng
lực sư phạm như đã nêu trên) đóng vai trò then chốt, quyết định.
Mục tiêu của giáo dục trung học cơ sở là “nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng
lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng , trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.”
Như vậy, chất lượng giáo dục THCS là mức độ đáp ứng các mục tiêu của giáo dục THCS. Các tiêu chí để xem xét chất lượng giáo dục cơ sở nói chung, chất lượng giáo dục THCS nói riêng phải căn cứ vào mục tiêu giáo dục của ngành và của cấp học. Nói cách khác : chất lượng giáo dục cơ sở là mức độđạt được chuẩn chương trình giáo
dục của học sinh, sau một quá trình tham gia học tập toàn diện ởnhà trường THCS. Trong trường THCS, chất lượng giáo dục của nhà trường là xác định mức độ
thành công của việc thực hiện mục tiêu giáo dục mà nhà trường đề ra. Khi đánh giá
chất lượng giáo dục cần tính đến giai đoạn phát triển trên quan điểm lịch sử, hệ thống, không thểcăn cứ vào những con số cứng nhắc. Vì vậy, chất lượng giáo dục không thể
tách rời những điều kiện đảm bảo cho chất lượng. Mặt khác chúng ta hiểu rằng, chất
gián tiếp tác động tạo thành, mặc dù các yếu tố đó có mức độtác động khác nhau với một mục tiêu giáo dục nhất định. Chất lượng giảng dạy HN nghề ở THCS phụ thuộc rất lớn vào trình độ năng lực của đội ngũ CBQL nhà trường và đội ngũ giáo viên dạy HN nghề. Vì thếđổi mới quản lý việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên là
đổi mới một bộ phận, một thành tố của quá trình giáo dục.
Do vậy để nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên dạy HN nghề THCS
trước tiên cần phải nâng cao những điều sau :
Chỉ đạo nhà trường THCS chủ động, cụ thể hoá phân phối chương trình học tập của học sinh phù hợp với từng lớp học cụ thểtheo đúng mục tiêu yêu cầu cấp học. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường công tác tổ chức dự giờ rút kinh nghiệm, đẩy mạnh sinh hoạt chuyên môn, duy trì tổ chức bồi dưỡng thường xuyên và công tác tự bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên Để thực hiện tốt việc quản lí chỉ đạo các
cơ sở giáo dục vừa nêu trên cần lưu ý các vấn đề quản lí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên dạy HN nghề mang tính chất vĩ mô sau :
Xây dựng và hoàn thiện sớm hệ thống đánh giá đảm bảo đúng yêu cầu chất
lượng. Đảm bảo thực hiện giáo dục toàn diện cho người học;
Trong quá trình quản lí toàn diện các hoạt động giáo dục phải chú ý trọng tâm là việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên dạy HN nghề trên cơ sở phải gắn quá trình dạy học của cơ sở giáo dục với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội;
Xây dựng và hoàn thiện sớm bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên dạy HN nghề
Phương hướng nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên dạy HN nghề là
nâng cao năng lực tựđánh giá, đảm bảo quá trình đánh giá theo tiêu chuẩn công khai, dân chủ; là tuyên truyền nhận thức đểđiều chỉnh dư luận xã hội theo hướng tạo động lực thúc đẩy việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; là nâng cao chất lượng hoạt
động thanh tra giáo dục và chất lượng thanh tra viên để đảm bảo quá trình đánh giá