Đánh giá về vấn đề tự học, bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy hướng nghiệp nghề trung học cơ sở tại huyện khoái châu tỉnh hưng yên 273305 (Trang 60 - 63)

9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.3.2.3. Đánh giá về vấn đề tự học, bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên

hướng nghiệp nghề trường Trung học cơ sở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng yên hiện

nay.

Để nâng cao năng lực sư phạm, chất lượng dạy học thì GV cần tự học, bồi

dưỡng. Để nghiên cứu nội dung đó chúng tôi có kết quả sau:

Bảng 2.6. Đánh giá về vấn đề tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên dạy hướng nghiệp nghề trường Trung học cơ sở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng yên hiện nay.

Ý kiến ĐTB ĐLC TB

1.Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn về hướng

nghiệp nghềđầy đủ 2,06 0,8 1

2.Tự học nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa nhằm bồi dưỡng

chuyên môn và kỹnăng sư phạm 2,02 0,74 4

3.Tự kiểm tra, giám sát việc thực hiện tự bồi dưỡng chuyên

môn 2,04 0,71 3

4.Thường xuyên tự học, bồi dưỡng chuyên môn theo định kỳ

của nhà trường của cá nhân đề ra 2,05 0,75 2 5.Góp ý với tổ chuyên môn, BGH vềcác phương pháp tự học

Nhận xét:

Với nội dung về vấn đề tự học, bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên dạy hướng nghiệp nghề trường Trung học cơ sở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng yên hiện nay ý kiến đánh giá của cán bộ, GV thì nội dung được GV chú trọng là:Tham gia đầy đủ

các lớp bồi dưỡng chuyên môn vềhướng nghiệp nghềđầy đủ” có ĐTB=2.06 đứng đầu tiên trong bảng xếp loại sau đó là “Thường xuyên tự học, bồi dưỡng chuyên môn theo

định kỳ của nhà trường của cá nhân đềra” có ĐTB=2.05. Những nội dung ít được GV dạy HNN trong việc tự bồi dưỡng chuyên môn là “Tự kiểm tra, giám sát việc thực hiện tự bồi dưỡng chuyên môn”

Tuy nhiên có nội dung còn hạn chếđó là:

- Tự học nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa nhằm bồi dưỡng chuyên môn và kỹ năng sư phạm

- Góp ý với tổ chuyên môn, BGH về các phương pháp tự học nhằm nâng cao bồi dưỡng chuyên môn và khảnăng sư phạm

Vấn đề tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ Phòng GD&ĐT huyện đã xác định công tác chất lượng đội ngũ GV trong đó đội ngũ GV dạy HNN THCS là một nhiệm vụ trọng tâm, trong đó xây dựng đội ngũ GV là ưu tiên hàng đầu. Vì vậy đã có tác động toàn huyện học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Ngoài ra, xuất phát từ nhu cầu nâng cao trình độ của bản thân và quy định của ngành về tiêu chuẩn bằng cấp mỗi GV dạy HNN đều có sự nổ lực lớn.

Bên cạnh các lớp đào tạo, bồi dưỡng trong kế hoạch còn có GV dạy HNN đã tự túc kinh phí đểđi học các lớp cao đẳng, đại học tại chức, từ xa ... nhằm nâng cao trình

độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Về việc bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ GV nói riêng: việc rèn luyện phẩm chất chính trị, tư cách, đạo đức của nhà giáo là việc làm thường xuyên

trong các đợt tập huấn chuyên môn, chính trị hè hàng năm. Ngoài ra trong các cuộc họp thường lệ của ngành và các cuộc họp Hội đồng sư phạm của trường, việc nhắc nhở, chấn chỉnh nhận thức về chính trị, tư cách, đạo đức cũng luôn được thực hiện.

Qua đó nhìn chung hầu hết đội ngũ nhà giáo đều thực hiện tốt và có nhận thức đúng đắn về chính trị, tư cách và đạo đức của bản thân.

- Về việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thông qua các hoạt động chuyên môn chủ yếu là bồi dưỡng thường xuyên trong hè. Bên cạnh đó cũng có các đợt bồi

dưỡng đột xuất như: bồi dưỡng thi GV dạy hướng nghiệp giỏi, bồi dưỡng do yêu cầu vềđiều chỉnh chuyên môn, chương trình, ...

- Về việc bồi dưỡng phương pháp dạy học: thực hiện Chỉ thị số 14/2001/CT- TTg ngày 11/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ về “đổi mới chương trình GD phổ thông”; Văn bản số 3668/VP-BGD&ĐT ngày 11/5/2001 của Bộ GD&ĐT về “Kế

hoạch triển khai Nghị quyết 40/200/QH10 của Quốc hội về đổi mới chương trình GD

phổ thông”; Văn bản số 12531 ngày 13/11/2001 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn kế hoạch bồi dưỡng CB QLGD và GV dạy sách giáo khoa Tiểu học và THCS mới trong toàn quốc từ năm 2002 đến năm 2007. Hè hàng năm, Phòng GD&ĐT đã sắp xếp, bố trí cho đội ngũ CBQL và GV của ngành tham gia các lớp tập huấn do Sở GD&ĐT tổ chức đại trà hoặc chọn cử CBQL và GV cốt cán tham gia tập huấn cấp tỉnh và về triển khai lại cho GV trong toàn huyện theo phân môn, kết hợp bồi dưỡng về nội dung với bồi dưỡng phương pháp và sử dụng thiết bị dạy học, trong đó trọng tâm là bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy, tăng cường soạn bài, thực hành giảng dạy, thực hành bộ môn ... đặc biệt chú trọng các bài khó, bài mới; hơn thế nữa, việc thường xuyên nhắc nhở GV tự trang bị kiến thức lý luận và thực hành đổi mới về phương

pháp.

Qua dự giờ, thao giảng, hội giảng, Phòng GD&ĐT huyện chỉ đạo các trường tổng hợp tỉ lệ vận dụng các hình thức mới trong dạy học để theo dõi quá trình đổi mới phương

pháp dạy học.

Được sự quan tâm chỉ đạo của Sở GD&ĐT, UBND huyện Khoái Châu và ngành chức năng, cùng với sự nổ lực của CB, GV, nhân viên toàn ngành GD&ĐT

huyện Khoái Châu, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV dạy HNN đạt hiệu quả.

Với chủtrương, chính sách thu hút nguồn nhân lực, khuyến khích học nâng cao

trình độ, hầu hết CBQL và GV có ý thức vươn lên học tập chuyên môn nâng cao trình

độđáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc chuyên môn . Tỷ lệ GV chuẩn và trên chuẩn ngày càng được nâng lên.

không nhỏđội ngũ CBQL, GV, GV dạy HNN chưa theo kịp với xu thếđổi mới trong GD – trình độ ngoại ngữ, tin học còn hạn chế nên ảnh hưởng ít nhiều đến việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ thông tin phục vụ cho nghiên cứu và học tập nâng cao trình độ.

- Về việc bồi dưỡng phương pháp NCKH: được chú trọng chưa đúng mức, chủ

yếu là nghiên cứu viết SKKN để thi GV dạy giỏi, đểđạt các danh hiệu thi đua.

* Nguyên nhân:

Qua nghiên cứu thực trạng, chúng tôi thấy nhiều quy định trong chế độ, chính

sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhà giáo đã ban hành từ lâu, không còn phù hợp song chậm được bổ sung, sửa đổi, như: chế độ cho GV đi bồi dưỡng tập trung theo Quyết

định số 291/CP ngày 30/12/1974 của Hội đồng Chính phủ; chế độ làm việc và định mức lao động của nhà giáo; Chếđộ thanh toán tiền lương dạy thêm giờ và phụ cấp dạy lớp ghép; chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm và chếđộ cấp bù học phí sư

phạm.v.v...

Chính sách đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV, GV dạy HNN cũng còn nhiều bất cập, chưa phát huy được tính chủ động, tự chủ của ngành, còn mang tính hình thức, bao cấp, xin cho, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới GD phổthông, chưa gắn với yêu cầu xây dựng một đội ngũ GV dạy HNN theo hướng chuẩn hóa, HĐH, chưa theo kịp với yêu cầu phát triển GD, thể hiện trên các mặt: hệ thống chương trình đào tạo, bồi

dưỡng nặng về lý thuyết, chưa sát thực tế, chưa trang bị cho GV dạy HNN các kỹnăng

cụ thể, cần thiết, hình thức đào tạo, bồi dưỡng không đa dạng, thường chỉ tập trung

đông người, một lần vài ngày, thiếu những khóa bồi dưỡng cập nhật kiến thức ngắn ngày.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy hướng nghiệp nghề trung học cơ sở tại huyện khoái châu tỉnh hưng yên 273305 (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)