Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy hướng nghiệp nghề trung học cơ sở tại huyện khoái châu tỉnh hưng yên 273305 (Trang 66)

9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém

Để tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng trên chúng tôi đã xin ý kiến của cán bộ, giáo viên dạy hướng nghiệp về nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giáo

Bảng 2.7. Nguyên nhân tồn tại, yếu kém của công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy hướng nghiệp Trung học cơ sở huyện Khoái Châu, Hưng Yên

TT Ý kiến Không Ít TB Nhiều Rất

nhiều

ĐTB TB

1 Điều kiện thực thi nhiệm vụ chưa đáp ứng được yêu cầu

8.45 23.9 39.4 23.9 4.0 3.16 7

2 Bản thân chưa được bồi dưỡng n ghiệp vụ đánh giá giáo viên một cách thường xuyên, liên tục

31.6 8.45 19.7 16.1 23.9 3.21 5

3 Sốlượng giáo viên dạy hướng nghiệp thiếu so với yêu cầu

8.4 16.1 23.9 31.6 19.7 3.29 1

4 Đánh giá chưa được tiến hành thường Xuyên 15.8 6.0 8.45 46.4 23.9 3.17 6 5 Do hạn chế về năng lực, trình độ, chuyên môn Nghiệp vụsư phạm 6.3 8.45 16.5 61.9 6.3 3.23 3 5 Thời gian,công việc quản lý vất vả, làm hạn chế việc tự học và cập nhật thông tin mới về giáo dục 7.0 16.1 16.5 46.4 13.3 3.10 9

6 Bộ máy quản lý chưa tương x

ứng với nhiệm vụ

trong tình hình mới

39.4 8.45 17.6 8.45 34.5 3.12 8

7 Hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng của giáo viên dạy

hướng nghiệp còn hạn chế, nội

dung chưa cụ thể

8.45 7.0 23.9 39.4 21.1 3.22 4

8 Điều kiện CSVC, tài chính, kinh phí thiếu, đặc biệt thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

11.2 16.1 9.8 47.8 14.7 3.26 2

Nhận xét:

Thông qua kết quả nghiên cứu thực trạng. Có một số nguyên nhân dẫn đến chất

lượng đội ngũ GV dạy HNN Trung học cơ sở còn hạn chế là:

- Sốlượng giáo viên dạy hướng nghiệp thiếu so với yêu cầu có ĐTB =3.29

- Điều kiện CSVC, tài chính, kinh phí thiếu, đặc biệt thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học có ĐTB=3.26 là nguyên nhân thứ2. Có 2 điều kiện cơ bản, đó là cơ sở

vật chất – trang thiết bị phục vụ giảng dạy và đội ngũ (bao gồm đội ngũ CBQL và đội

ngũ giáo viên). Hiện nay ở rất nhiều trường trên địa bàn huyện Khoái Châu chưa đáp ứng được yêu cầu này. Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học còn nghèo nàn, lạc hậu, thiếu các phòng chức năng và phòng bộmôn, điều đó đã

làm cản trở việc thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học theo chương

trình mới hiện nay

- Do hạn chế về năng lực, trình độ, chuyên môn Nghiệp vụsư phạm có TB=3.23 là nguyên nhân thứ 3

- Hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng của giáo viên dạy hướng nghiệp còn hạn chế, nội dung chưa cụ thểcó ĐTB=3.23 đứng thứ 4

Một số nguyên nhân có ảnh hưởng với mức độ thấp là:

- Thời gian,công việc quản lý vất vả, làm hạn chế việc tự học và cập nhật thông tin mới về giáo dục

- Bộ máy quản lý chưa tương xứng với nhiệm vụ trong tình hình mới

- Bản thân chưa được bồi dưỡng nghiệp vụđánh giá giáo viên một cách thường xuyên, liên tục

- Đánh giá cả nểvì liên quan đến tình cảm đồng nghiệp - Đánh giá chưa được tiến hành thường xuyên

Kết quả nghiên cứu cho thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến chất lượng đội ngũ

GV dạy HNN còn hạn chế. Trong đó có những nguyên nhân chủ quan và những

nguyên nhân khách quan. Theo đánh giá chung thì các nguyên nhân khách quan

chiếm tỷ lệcao hơn những nguyên nhân chủ quan.

Qua nghiên cứu các báo cáo tổng kết của Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện

Khoái Châu và các trường Trung học cơ sở; quan sát trường lớp và trò chuyện với cán bộ quản lí, chuyên viên Phòng Giáo dục & Đào tạo, cán bộ quản lí và giáo viên dạy

hướng nghiệp các trường Trung học cơ sở, thực tế hiện nay còn cho thấy các nguyên nhân tồn tại và yếu kém về để nâng cao chất đội ngũ của giáo viên dạy hướng nghiệp

là do đây chưa phải là công việc chính thống, giáo viên không có kiến thức và kỹ năng, đánh giá hoạt động GDHN ở trường phổ thông chưa được quan tâm đúng mức, bắt nguồn từ việc thiếu đội ngũ am hiểu về tâm lý học hướng nghiệp, thiếu thông tin thị trường lao động, đồng thời GV dạy hướng nghiệp còn nhầm lẫn giữa việc học các tiết kỹ thuật trong trường là GDHN, cũng như HS học để lấy giấy chứng nhận học nghề (cộng vào điểm thi tốt nghiệp) là GDHN. Chưa kể, tài liệu hướng nghiệp còn ít

thông tin và không được cập nhật, giáo viên chưa được tập huấn và trang thiết bị chưa được đáp ứng theo yêu cầu. Từ đó chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục một cách toàn diện như hiện nay.

Một số trường còn có hiện tượng buông lỏng quản lý, chưa tiến hành kiểm tra,

đánh giá một cách thường xuyên là tương đối cao. Vì thế, giáo viên không chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện lên lớp, hiện tượng “dạy chay” còn khá phổ biến.

Một nguyên nhân nữa không thể bỏ qua đó chính là bộ máy quản lý chưa tương xứng với nhiệm vụ trong tình hình mới. Một số trường khuyết hẳn phó hiệu

trưởng theo quy định hạng trường. Điều đó, đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến công

tác điều hành quản lý nói chung và nâng cao chất lượng đội ngũ của giáo viên dạy

hướng nghiệp nói riêng

Tóm lại: Hệ thống đánh giá giáo dục của nước ta trong hơn một nửa thế kỷ qua

đã góp phần phát triển Giáo dục & đào tạo thông qua việc đánh giá sản phẩm giáo dục trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Tuy nhiên hệ thống đánh giá đó đến nay mặc dù

đã được bổ sung, chỉnh sửa nhiều lần, song vẫn chưa phù hợp với điều kiện mới, chưa

thật sự là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển giáo dục, khuyến khích mọi người say mê giảng dạy, học tập, nhất là những người có năng lực, có tâm huyết với nghề hiện nay.

Có thể khái quát những hạn chế trong chất lượng đội ngũ GV dạy HNN từ hai nguyên nhân sau:

Một là, Hệ thống chếđộ, chính sách cho đội ngũ nhà giáo chậm được sửa đổi, bổ sung tỉnh Hưng Yên là một tỉnh vẫn còn thuần nông tuy nhiên một vài năm gần đây

sự phát triển kinh tế vượt bậc một số chếđộ, chính sách, định mức biên chế, các quy

định trong tuyển dụng, sử dụng viên chức không còn phù hợp, chậm được sửa đổi,

điều chỉnh, thay thế cho sát với tình hình mới; việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường của các cơ quan QL nhà nước còn nhiều vấn đềchưa rành mạch,

rõ ràng. Yếu tố khách quan này rất phù hợp với đánh giá hạn chế về xây dựng đội ngũ

trí thức trong thời gian qua của Đảng ta:“Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và

Nhà nước về công tác trí thức chậm đi vào cuộc sống; có nơi, có lúc thực hiện thiếu nghiêm túc. Một số chủ trương, chính sách không sát với thực tế, thiếu những chế tài

đủ mạnh bảo đảm cho việc thực hiện có kết quả.”

Hai là, Ngành giáo dục huyện Khoái Châu hiện còn nhiều khó khăn, bất cập trong chiến lược phát triển đội ngũ GV, CSVC và môi trường sư phạm; Ngành chưa

xây dựng được quy hoạch phát triển GD huyện Khoái Châu (dài hạn) đến 2020, năng

lực của một số CBQL còn hạn chế nhất định, chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới; hệ

thống, kỹnăng QL còn bất cập, thiếu tính chuyên nghiệp; sử dụng đội ngũ GV dạy HN còn có chỗ chưa hợp lý; các chính sách và cơ chế tạo điều kiện thuận lợi cho GV chuyên tâm cống hiến, phát triển và được xã hội tôn vinh bằng chính kết quả hoạt

động chuyên môn, nghề nghiệp chậm được cải thiện; công tác GD chính trị, tư tưởng, giữ gìn phẩm chất đạo đức trong đội ngũ CB, GV chưa được bồi dưỡng thường xuyên. Một bộ phận GV, CBQL chưa nhận thức đúng về vị trí, vai trò của nhà trường, của bản thân trước yêu cầu đổi mới và đòi hỏi của xã hội, nên chưa thật tận tâm với nghề, thiếu cố gắng vươn lên trong giảng dạy và NCKH. Một số GV, CBQL, do hoàn cảnh

gia đình, do tuổi tác, do khó khăn trong cuộc sống đời thường, nên chưa quyết tâm cao trong việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Việc nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên dạy HN đã được tiến hành,

song chưa chú ý đến chất lượng chiều sâu và ý nghĩa của công tác nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên. Nguồn tài chính chưa đầy đủ so với yêu cầu với việc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất các trang thiết bị cần thiết phục vụ dạy học còn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hướng nghiệp; nhiều trường lớp hiện

đang xuống cấp, các trường học thiếu phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm, đa số các

trường không có sân tập luyện thể dục thể thao, vui chơi giải trí. Việc đổi mới cách kiểm tra, đánh giá giáo viên và thi cửđối với học sinh còn hạn chế. Tỷ lệ giáo viên dạy HN ở xa trường và chưa vào được biên chế còn nhiều làm ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của giáo viên. Công tác tham mưu với cấp uỷ chính quyền địa phương còn

nhiều bất cập, nên việc phối hợp thực hiện giữa các đoàn thể trong và ngoài nhà

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua khảo sát thực trạng về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy hướng nghiệp nghề ở 06 trường THCS trên địa bàn huyện Khoái Châu, Hưng Yên: Các nhà trường đều đã thực hiện đúng quy chế chuyên môn do Bộ Giáo dục & Đào tạo quy

định. Nhưng thực hiện các biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên chưa

phù hợp đặc biệt công tác đánh giá, bồi dưỡng đội ngũ GV dạy HN.

Một sốcác trường trung học chưa quan tâm chặt chẽđến việc bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên; công tác quản lí việc đánh giá chất lượng đội ngũ giáo

viên dạy HN ở các trường trung học còn hạn chế; chưa phối hợp đồng bộ giữa các lực

lượng tham gia đánh giá chưa đồng bộ và chặt chẽ. Mặt khác công tác quản lí chất

lượng đội ngũ giáo viên chưa được các cấp quản lý giáo dục quan tâm chỉ đạo sát sao. Chất lượng đội ngũ giáo viên vẫn đã được nâng cao nhưng chưa toàn diện hầu hết giáo viên chỉ tập trung vào tiết học chưa chú tâm vào nghiên cứu khoa học. Và đặc biệt sự phối hợp các phương pháp dạy học và các phương tiện dạy học còn hạn chế. Những biện pháp cũ chưa phát huy được hết năng lực của giáo viên trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ

Từ những hạn chế trong chất lượng đội ngũ GV dạy HN ởcác trường trung học,

chúng tôi đã phân tích và làm rõ nguyên nhân của những tồn tại. Đây cơ sở thực tiễn

đểđề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV dạy HN huyện Khoái Châu,

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ BIỆNPHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY HƯỚNG NGHIỆP NGHỀ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYÊN KHOÁI CHÂU,

TỈNH HƯNG YÊN 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc 1: Đảm bảo tính kế thừa

Nguyên tắc này nhằm đảm bảo cho các biện pháp phải kế thừa được những ưu

thế của giáo viên dạy HN, phát huy những mặt mạnh. Các biện pháp phải được xây dựng trên những kết quả đạt được, tiếp thu những kinh nghiệm, giá trị của giáo viên. Nguyên tắc này giúp cho giáo viên luôn được bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên

môn và năng lực sư phạm đáp ứng được những yêu cầu mới đặt ra.

3.1.2. Nguyên tắc 2: Các biện pháp phải dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn

Các biện pháp được đề xuất phải có khảnăng thực thi trong thực tiễn công tác nâng cao chất lượng đội ngũ GV dạy HNN. Các biện pháp đề ra phải đảm bảo tính thực tiễn, tính phát triển, tính cân đối hài hòa của công tác nâng cao chất lượng đội ngũ

GV dạy HNN, coi trọng đúng mức tính tự chủ, độc lập trong học tập của HS, vai trò tổ

chức, hướng dẫn của giáo viên và giám sát, kiểm tra của cán bộ quản lý các cấp trong nhà trường. Các biện pháp này phải phù hợp với khảnăng quản lý trường học của cán bộ quản lý trong các trường THCS hiện nay, phù hợp với khảnăng và trình độ của đội

ngũ giáo viên dạy HNN và các điều kiện phục vụ học tập của HS.

Các biện pháp phải được thể hiện và cụ thểhoá đường lối, phương châm giáo

dục của Đảng và nhà nước, phù hợp với định chế giáo dục của ngành trong quá trình quản lý. Muốn vậy phải xác định định hướng chiến lược phát triển GD hiện nay, các biện pháp cụ thể để thực hiện chiến lược GD trong đó việc nâng cao chất lượng dạy học nói chung và dạy HNN nói riêng là một trong những yếu tố cấp bách cần được tập trung giải quyết đòi hỏi người Hiệu trưởng trường THCS phải tìm ra các biện pháp quản lý của mình. Tính thực tiễn của các biện pháp đòi hỏi phải tìm các biện pháp quản lý phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, tận dụng các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực), môi trường của nhà trường THCS, của đặc thù bộ môn hướng nghiệp,

3.1.3. Nguyên tắc 3:Đảm bảo tính hiệu quả

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải đem lại hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV dạy HNN trong trường THCS.

3.1.4. Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính khả thi

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải được sự đồng thuận của đại đa số giáo viên dạy HNN của trường THCS phải thực hiện được.

3.1.5. Nguyên tắc 5: Đảm bảo tính đồng bộ

Yêu cầu này xuất phát từ yêu cầu của xã hội đòi hỏi giáo dục cần đào tạo ra đội

ngũ lao động có chuyên môn có tay nghề trong đó tập trung vào chất lượng đội ngũ

GV, chất lượng đào tạo, hoạt động học của HS, điều hành hoạt động dạy học và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động dạy học trong nhà trường. Các hoạt động này nhằm nâng cao về chất lượng bồi dưỡng chuyên môn, nghiên cứu khoa học, nâng cao

trình độ, nâng cao kỹ năng sư phạm...cho đội ngũ GV nói chung và đội ngũ GV dạy HNN. Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp phải chú ý đến các yếu tố tác động tham gia vào các biện pháp như HS, CSVC, TTBDH. Chỉ khi thực hiện đồng bộ các biện pháp mới phát huy thế mạnh của từng biện pháp trong việc nâng cao chất lượng của nhà trường.

3.1.6. Nguyên tắc 6: Đảm bảo phát huy tính tích cực, chủ động của đội ngũ cán bộ, giáo viên dạy hướng nghiệp nghề giáo viên dạy hướng nghiệp nghề

Đây là một nguyên tắc nhằm đảm bảo tính biện chứng trong đổi mới quản lý giáo dục, quản lý hoạt động dạy học và trong PPDH nói chung và PPDH hướng nghiệp nghề nói riêng. Với xu hướng cần đổi mới PPDH nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong học tập hiện nay thì việc phát huy tính tích cực, chủđộng của đội ngũ cán bộ, GV là một đòi hỏi tất yếu. Vì đây là những chủ thể giữ vai trò chủ đạo trong các quá trình quản lý hoạt động dạy học. Người CBQL có tích cực, chủđộng mới tạo ra những tác động mạnh mẽ đến ĐNGV, làm cho ĐNGV phát huy hết năng

lực và nhiệt tình của mình. Đến lượt mình ĐNGV muốn tạo nên và phát huy được tính

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy hướng nghiệp nghề trung học cơ sở tại huyện khoái châu tỉnh hưng yên 273305 (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)