Sự cần thiết phải quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thông

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoại khoá trường phổ thông liên cấp quận 7 tp HCM (Trang 30 - 31)

9. Cấu trúc luận văn

1.4.1. Sự cần thiết phải quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thông

1.4.1. Sự cần thiết phải quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thông liêncấp cấp

HĐNK là những hoạt động giáo dục được tổ chức theo các chủ đề giáo dục từng tháng, thời lượng dành cho HĐNK được các cấp quản lý ban hành (Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT) là 4 tiết/tuần. Với quan niệm này thì HĐNK, Hoạt động tự chọn và Hoạt động tập thể (sinh hoạt toàn trường dưới cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ chí Minh, sinh hoạt Sao Nhi đồng) là những hoạt động giáo dục độc lập với nhau trong nhà trường. Do vậy, ngoài hoạt động dạy học các môn học bắt buộc và dạy học tự chọn trong chương trình giáo dục do Bộ trưởng Bộ GD & ĐT ban hành, tất cả các hoạt động giáo dục, kể cả hoạt động giáo dục tập thể đều là HĐNK (trừ sinh hoạt Đội, hoạt động Đoàn Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và sinh hoạt Sao nhi đồng - theo chỉ đạo của Hội đồng Đội).

HĐNK là con đường quan trọng để gắn học với hành, lí thuyết với thực tiễn, nhà trường với xã hội. HĐNK tạo cơ hội cho HS được thực hành, trải nghiệm những điều đã học vào trong thực tiễn cuộc sống. Trên cơ sở đó củng cố, khắc sâu, mở rộng những kiến thức, kĩ năng các môn học cho HS.

HĐNK giúp HS hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cơ bản, cần thiết để HS thích ứng với xã hội.

Thông qua chức năng quản lý, Hiệu trưởng chỉ đạo, tổ chức GV, TTCM, cán bộ phụ trách đưa HĐNL thành một cầu nối giúp học sinh vận dụng kiến thức vào đời sống, sinh hoạt gần gũi với tập thể.

Bằng vai trò, chức năng quản lý, Hiệu trưởng phát huy, nâng cao nhận thức cho CB GV và HS đưa ra HĐNK không chỉ nhằm mục đích phục vụ nội khóa như là bổ sung, nâng cao, đào sâu kiến thức và kĩ năng của chính khóa; nó còn có tác dụng tốt đối với việc giảng dạy của giáo viên, củng cố mối quan hệ đúng đắn giữa thầy và trò. Đối với giáo viên, giờ học ngoại khoá giúp họ hiểu thêm về học sinh của mình, phát hiện được khả năng của các em, từ đó điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp; giáo viên có thêm vốn kiến thức và tự tin khi tuyền thụ cho học sinh. Trong Báo cáo chính trị của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam tai Đại hội lần thứ III đã khẳng định: “Công tác giáo dục và đấu tranh tư tưởng phải gắn liền với cuộc sống, nó phải cụ thể, tinh tế, linh hoạt, có lí có tình, không được trừu tượng, giản đơn, rập khuôn cứng nhắc” [21].

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoại khoá trường phổ thông liên cấp quận 7 tp HCM (Trang 30 - 31)

w