Về hình thức tổ chức HĐNK trường phổ thông liên cấp Quận 7

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoại khoá trường phổ thông liên cấp quận 7 tp HCM (Trang 54 - 57)

9. Cấu trúc luận văn

2.3.4. Về hình thức tổ chức HĐNK trường phổ thông liên cấp Quận 7

Hiệu quả HĐNK phụ thuộc vào việc sử dụng phong phú các phương pháp, hình thức bồi dưỡng. Thực trạng về vần đề này được trình bày qua bảng số liệu 2.8 sau:

Bảng 2.3: Về hình thức tổ chức HĐNK trường phổ thông liên cấp Quận 7

TT Hình thức Mức độ thực hiện X Thứ bậc Kém Yếu Trung bình Khá Tốt SL % SL % SL % SL % SL % 1 Hoạt động tập thể 0 0 28 20 28 20 18 13. 3 65 46.7 3.87 1 2 Hình thức, phương pháp có tính khám phá: thực địa, thực tế, tham quan, dã ngoại, cắm trại,...

0 0 42 30 37 26.7 42 30 18 13.3 3.27 3

3

Thông qua ác hội thi, cuộc thi: thi viết, thi vẽ, thi tìm hiểu, đố vui, giải ô chữ, thi tiểu phẩm, thiết kế thời trang, kể chuyện, chụp ảnh, thuyết trình, tạo video clip,... về một chủ đề nào đó 0 0 57 40.7 28 20 28 20 28 19.8 3.20 4 4 Hình thức, phương pháp có tính trình diễn: diễn đàn, giao lưu, sân khấu hóa, tổ chức trò chơi,...

5

Hình thức, phương pháp có tính cống hiến, tuân thủ: thực hành lao động việc nhà, việc trường, lao động công ích, tổ chức sự kiện, hoạt động chiến dịch, hoạt động nhân đạo – hoạt động tình nguyện vì xã hội,...v..v..

0 0 28 20 28 20 32 23.

3 51 36.7 3.77 2

Với 6 hình thức chủ yếu mà chúng tôi nêu ra trong phiếu điều tra, các ý kiến đánh giá của GV, CBQL được thể hiện ở 5 mức độ thực hiện từ thấp đến rất rốt. Cụ thể kết quả như sau:

Hình thức được các nhà trường sử dụng nhiều nhất là “Thông qua hoạt

động tập thể trong nhà trường” đạt 3,87 điểm, đứng 1/5, mức khá. Thực tế tìm

hiểu cho thấy, theo biên chế năm học mối khối lớp có 35 tuần thực học. Ngoài thời lượng 4 tiết/tháng dành cho các hoạt động ngoại khoá, đối với các trường liên cấp học 2 buổi/ngày có thể tăng thời lượng cân đối từ các thời gian khác, do vậy thời lượng có thể bổ sung để dạy các môn tự chọn, đối với các trường liên cấp quận 7, việc thời lượng cho các hoạt động ngoại khoá là đủ và dôi dư khi cần thiết, tuy nhiên vì nhiều lý do khách quan, mỗi chủ để hoặc chủ điểm chỉ thực hiện trong phạm vi lớp học bởi tiết kiệm kinh phí và đơn giản trong khâu tổ chức, trách nhiệm của người giáo viên được giản lược nhiều.

Hình thức đạt được yêu cầu khá tốt là “Hình thức, phương pháp có tính

cống hiến, tuân thủ: thực hành lao động việc nhà, việc trường, lao động công ích, tổ chức sự kiện, hoạt động chiến dịch, hoạt động nhân đạo – hoạt động tình nguyện vì xã hội,...v..v..” mức khá, với số điểm 3,77. Thực tế các trường

đã xây dựng kế hoạch tổ chức HĐNG như các lạc bộ ngoại ngữ; đưa các buổi sinh hoạt ngoại khóa gắn vào kế hoạch phát triển chương trình môn học; gắn ngoại khóa với giảng dạy trên lớp học. Mỗi trường đã tổ chức ít nhất 01 buổi ngoại khóa bằng ngoại ngữ cấp trường trong năm học. Nội dung ngoại khóa, ôn luyện bám sát chương trình dạy học ngoại ngữ của cấp học và kiến thức nâng cao so với cấp học. Thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh tiểu học, đảm bảo thời lượng học tập, sinh hoạt tập thể, trải nghiệm thực tế, vui chơi, tham gia các hoạt động cộng đồng. Một số trường đã đưa giáo dục đa văn hóa vào giáo dục HS. Thực hiện mục tiêu, yêu cầu của CTGDPT 2018; Đáp ứng nhu cầu của gia đình và xã hội trong việc giáo dục, quản lý học sinh. Tạo điều kiện cho các em học sinh được tiếp cận và hiểu sâu hơn về nội dung, giá trị lịch sử, về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, nhân vật lịch sử tiểu biểu; Được tham gia các hoạt động tìm hiểu, rèn luyện kỹ năng mềm, bổ sung kiến thức phục vụ nhu cầu học tập; Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh theo Chương trình GDPT năm 2018. Qua tìm hiểu một số GV đã tiến hành các cuộc thi như “Hướng vể biển đảo quê hương”; “Nói không với bạo lực”....

Những hình thức như: Thông qua ác hội thi, cuộc thi: thi viết, thi vẽ, thi

tìm hiểu, đố vui, giải ô chữ, thi tiểu phẩm, thiết kế thời trang, kể chuyện, chụp ảnh, thuyết trình, tạo video clip,... về một chủ đề nào đó; Hình thức, phương pháp có tính trình diễn: diễn đàn, giao lưu, sân khấu hóa, tổ chức trò chơi,....còn hạn chế. Qua tìm hiểu thực tế, tổ chức các hội thi, hay diễn đàn, sân

khấu hóa, làm đồ dùng học tập…là hình thức bổ ích, đem lại hứng thú cho học sinh tuy nhiên hiện nay cơ sở vật chất cùng kinh phí các trường có hạn nên quy mô cũng như mức độ còn khiêm tốn.

Như vậy, các hình thức tổ chức các HĐNK còn đơn điệu, với các hoạt động bề nổi như hoạt động tập thể được tổ chức thường như chưa được chú trọng và quan tâm đúng mức do đó hiệu quả chưa cao, chưa phát huy được hết

năng khiếu, sở trường, và năng lực thật của HS. Do vậy, trong thời gian tới các trường cần tăng cường kinh phí cũng như kết hợp với phong trào Đoàn TNTP, Đoàn, địa phương, chính quyền để HS có cơ hội tham gia, trải nghiệm các hoạt động về thiện nguyện, tình nguyện,…

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoại khoá trường phổ thông liên cấp quận 7 tp HCM (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w