9. Cấu trúc luận văn
3.2.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và phụ huynh học sinh về
trò, tác dụng của hoạt động ngoại khóa trong quá trình giáo dục
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Nhận thức có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình làm chuyển biến hành động của một tổ chức, cá nhân. CB, GV và PPHS là thành phần quan trọng trong giáo dục học sinh vì họ là những người lao động chủ yếu, trực tiếp tạo ra sản phẩm giáo dục. Trong quá trình phát triển của nhà trường nói riêng, nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, việc nâng cao nhận thức cho CB, GV và PHHS là một khâu quan trọng và cần đặt lên hàng đầu, từ việc nâng cao nhận thức sẽ làm nền tảng dẫn đến việc nâng cao năng lực, nâng cao niềm tin sư phạm, phát triển tình cảm yêu nghề cho đội ngũ CB, GV. Tạo sự nhất trí, đồng thuận ngay trong lãnh đạo ngành, nhà trường: Chi bộ, Ban giám hiệu, Công đoàn trường, tổ chuyên môn, trên cơ sở đó tạo thành quyết tâm chung của tập thể sư phạm trong toàn trường. Giúp cho CB, GV nhận thức rõ tính cấp thiết và nhận thức đúng đắn về HĐNK, đây là yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục, là điều kiện trực tiếp để nâng cao chất lượng giáo dục.
Do đó, việc nâng cao nhận thức về HĐNK nhằm giúp cho đội ngũ CB, GV, và PHHS thấy rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề này để từ đó có sự chuyển biến về nhận thức, ý thức tự giác, trách nhiệm cao, tích cực đối với các HĐNK, trên cơ sở đó xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi CBQL, GV đối HĐNK hướng đến nâng cao chất lượng đào tạo góp phần phát triển nhà trường.
3.2.1.2. Nội dung biện pháp
Mục tiêu của HĐNK nhằm hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách, có năng lực tâm lý – xã hội…; giúp học sinh tích lũy kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình, làm tiền đề cho mỗi cá
nhân xây dựng được sự nghiệp và cuộc sống sau này. Nhà trường Phổ thông, HĐNK nhằm hình thành cho HS lối sống tích cực, biết cách hoàn thiện bản thân, biết tổ chức cuộc sông cá nhân, biết làm việc có kế hoạch, tinh thần hợp tác, trách nhiệm và ý thức công dân… và tích cực tham gia các hoạt động xã hội.
Kết quả khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng HĐNK và quản lý HĐNK tại trường phổ thông liên cấp Quận 7 hiện nay có nhiều bất cập, trong đó hạn chế về của lí luận cũng như đáp ứng nhu cầu thực tiễn về đào tạo. Để giải quyết những bất cập này, đòi hỏi phải đổi mới quản lí HĐNK trong trường phổ thông liên cấp . Trong bất kì sự đổi mới nào, sự xuất phát đều bắt đầu từ yếu tố con người mà cụ thể từ tư duy, nhận thức của những người trong cuộc về vấn đề đang xem xét. Nói cách khác để thực hiện đổi mới thành công, điều kiện tiên quyết là phải đổi mới tư duy, nhận thức. Do vậy, cần nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và phụ huynh học sinh về vai trò, tác dụng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cần:
+ Trước hết, hiệu trưởng phải nhận thức đúng đắn về việc tổ chức HĐNK cho học sinh; có chủ trương đúng đắn để định hướng các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Xây dựng được kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường phổ thông liên cấp theo hướng chuẩn hoá đáp ứng yêu cầu của xã hội.
+ Quán triệt và nâng cao nhận thức của mọi người trong và ngoài nhà trường về sự cần thiết phải thống nhất phối hợp, nội dung và phương thức phối hợp trong DHHNK,
+ Thường xuyên tổ chức tốt các buổi trao đổi phương pháp, nội dung cũng như hình thức tổ chức HĐNK ở các cấp độ khác nhau giúp cho CB, GV và PPHS, HS hiểu đúng và đầy đủ hơn về HĐNK.
- Cử cán bộ quản lí, GV đi tham quan, học hỏi ở các trường có bề dẩy về thành tích tổ chức HĐNK để có kinh nghiệm thực tế giúp nhà quản lí và GV xác định mục tiêu của việc giáo dục.
3.2.1.3. Cách thực hiện biện pháp
Hiệu trưởng, các CBQL phải có nhận thức đúng đắn và sâu sắc về HĐNK; phải xem công tác này là nhiệm vụ trọng tâm, thể hiện rõ chức năng QL nhà trường của hiệu trưởng (HT); phải xác định HĐNK nhà trường là phát huy nội lực, tiềm năng của mỗi HS là con đường quan trọng để hình thành nhân cách, năng lực của con người trong thời kỳ hiện đại. Đồng thời HT cần nghiên cứu đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tăng cường các HĐNK, nâng cao chất lượng đội ngũ GV trong nhà trường hiện nay; cần sử dụng nhiều hình thức tác động và làm cho đội ngũ CB, GV có nhận thức đúng đắn, như:
Tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành về HĐNK, nâng cao chất lượng đội ngũ CB, GV trong nhà trường phổ thông liên cấp ông qua hội nghị, mở các lớp tập huấn, các cuộc họp hội đồng sư phạm, các buổi chào cờ,....
Cụ thể hóa các các văn bản của cấp trên, HT thành chủ trương, kế hoạch của nhà trường đối với từng vấn đề; sau đó triển khai, phổ biến rộng rãi các kế hoạch đó nhằm làm cho đội ngũ CB, GV thấy rõ vai trò, trách nhiệm của mình với yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời xác định nhiệm vụ của mình trong tổ chức các HĐNK trong các trường phổ thông liên cấp để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng đội ngũ. Từ đó, nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác, tính tích cực, tự tìm hiểu khi tổ chức HĐNK. Việc làm này cần phải được nhà trường phổ thông liên cấp ực hiện thường xuyên, lâu dài và có kế hoạch trong nhiều năm, trong từng thời điểm, từng điều kiện cụ thể.
Là người tiên phong, đi đầu trong việc tổ chức các HĐNK, là người tạo ra phong trào và là tấm gương sáng cho cán bộ, GV, HS và PPHS trong nhà trường, CBQL cần tạo ra một bầu không khí làm việc cởi mở, thân thiện, biết chia sẻ, hỗ trợ và tin cậy lẫn nhau sẽ góp phần rất lớn để thực hiện thành công mục tiêu đổi mới bằng các chương trình học tập, bồi dưỡng GV, bồi dưỡng theo chu kì, bồi dưỡng thường xuyên. Khi nhận thức rõ vấn đề đó, chắc chắn mỗi GV sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với chuyên môn để đầu tư công sức vào mỗi bài giảng hơn theo đúng yêu cầu cần thiết trong tình hình hiện nay. Bởi vậy, nếu chỉ có nhà QL cùng tập thể lãnh đạo nhận thức đầy đủ thì chưa đem lại kết quả mong đợi, mà nhà QL phải làm cho tập thể cùng nhận thức một cách sâu sắc và đầy đủ.
Tổ chức có hiệu quả các hội nghị, hội thảo, sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn với chuyên đề về HĐNK trong các trường phổ thông liên cấp; thông qua dự giờ thăm lớp, qua cuộc triển khai các cuộc thi về HĐNK do ngành tổ chức, qua GV chủ nhiệm lớp, sinh hoạt lớp, sinh hoạt đoàn, ngoại khóa,…HT giải thích, giáo dục và phát động sâu rộng trong GV, PPHS thành phong trào tổ chức HĐNK và đề ra yêu cầu cụ thể về lồng ghép, kỹ thuật thực hiện trong tháng đối với mỗi GV để qua ứng dụng GV thấy được vai trò, tầm quan trọng, sự cần thiết và hiệu quả của HĐNK. Mỗi CB, GV, GVCN thấy được trách nhiệm của mình đối với yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục chung của nhà trường, đồng thời giúp cho HS có những suy nghĩ, nhận thức được tầm quan trọng của HĐNK và những yêu cầu về mặt kỹ thuật thực hiện. Từ đó, giúp cho CB, GV, GVCN và PPHS có những suy nghĩ và có những định hướng đúng đắn trong việc HĐNK cấp Tiểu học.
Cần thường xuyên theo dõi tư tưởng, thái độ của GV khi tổ chức HĐNK … để có sự hướng dẫn, điều chỉnh kịp thời, giúp GV có nhận thức, suy nghĩ đúng đắn, từ đó có những hành động thiết thực trong tổ chức HĐNK.
Tổ chức cho GV đi tham quan thực tế ở một số trường đã tổ chức thành công HĐNK và có những hiệu quả nhất định. Thường xuyên tổ chức tập huấn, giao lưu giữa GV với các GV rất am hiểu về HĐNK trong giáo dục hoặc các chuyên gia về HĐNK trong các trường phổ thông liên cấp.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Cụ thể hoá các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước; nhiệm vụ của ngành dọc, bậc học, các chỉ thị địa phương và kế hoạch chung của trường bằng công việc cụ thể, gắn với mỗi cá nhân, các tập thể trong trường.
Việc nâng cao nhận thức phải được đưa vào kế hoạch chung của các trường phổ thông liên cấp, trở thành nghị quyết của Hội nghị cán bộ viên chức đầu năm, chương trình và kế hoạch hoạt động của Tổ bộ môn, của cá nhân.
Đảm bảo các điều kiện về tài chính để tổ chức tập huấn theo quy định chung của ngành GD-ĐT. Huy động phương tiện tài chính, nhân lực để đầy đủ. Đảm bảo các điều kiện khác như: thời gian, địa điểm,... phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, kế hoạch năm học của các trường Tiểu học Quận 7.