Thực trạng tổ chức và chỉ đạo việc quản lý hoạt động ngoại khóa ở

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoại khoá trường phổ thông liên cấp quận 7 tp HCM (Trang 67 - 70)

9. Cấu trúc luận văn

2.4.3. Thực trạng tổ chức và chỉ đạo việc quản lý hoạt động ngoại khóa ở

trường phổ thông liên cấp Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh

Kế hoạch khả thi, đi vào thực tiễn phụ thuộc vào việc tổ chức thực hiện. Kết quả thực trạng tổ chức việc quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thông liên cấp Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh được trình bày qua bảng 2.9 sau:

Bảng 2.8. Thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thông

liên cấp Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh

TT Tổ chức thực hiện Mức độ thực hiện X Thứ bậc Kém Yếu Trung bình Khá Tốt SL % SL % SL % SL % SL % 1 Thành lập ban chỉ đạo tổ chức hoạt động 0 0 40 28.6 30 21.4 45 32. 1 25 17.9 3.88 1 2 Xác định rõ số lượng và các khâu quản lí HĐNK sao cho vừa đủ để thực hiện chức năng quản lí hoạt động này.

0 0 35 25 25 17.9 45 32.

1 35 25 3.63 4

3 Xác định rõ thẩm quyền và trách nhiệm cho từng khâu quản lí, trong đó đặc biệt chú ý xác định rõ mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận trong

0 0 50 35.7 15 10.7 55 39. 3

quá trình HĐNK. 4

Giao nhiệm vụ của các bộ phận trong cơ cấu tổ chức HĐNK 0 0 50 35.7 40 28.6 40 28. 6 10 7.1 3.77 3 5 Xây dựng tốt đội ngũ nòng cốt để triển khai HĐNK 0 0 55 39.3 40 28.6 10 7.1 35 25 3.6 7

6 Phân công trách nhiệm

quản lý trong BGH 0 0 64 46.4 45 32.1 30 21.

4 0 0 3.19 9

7 Phân công đội ngũ nòng

cốt để triển khai HĐNK 0 0 18 13.3 60 43.3 14 10 46 33.3 3.63 4 8

Thiết lập rõ và thực hiện cơ chế phối hợp quản lí HĐNK cho học sinh.

0 0 18 13.3 60 43.3 14 10 46 33.3 3.63 4

9

Xác định cơ chế phối hợp với chính quyền địa phương tạo thêm tiềm lực trong công tác tổ chức HĐNK

0 0 42 30 37 26.7 42 30 18 13.3 3.27 8

10

Phối hợp với các đoàn thể địa phương chăm sóc các di tích, các công trình công cộng và môi trường Sư Phạm Xanh – Sạch – Đẹp

0 0 65 46.7 37 26.7 23 16.

7 14 10 2.9 10

Thực trạng tổ chức thực hiện HĐNK cho HS trong nhà trường được đánh giá ở mức độ trung bình với X từ 2.90 đến 3.88. Cụ thể từng nội dung như sau:

Kết quả khảo sát, nội dung được đánh giá ưu điểm nhất là “Thành lập ban chỉ đạo tổ chức hoạt động” (X=3.88 xếp thứ 1). Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của các đối tượng tham giáo dục như Lãnh đạo, cán bộ, giáo viên và nhân viên, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và cán bộ Đoàn giúp cho mỗi đối tượng tham giá tự xây dựng kế hoạch cũng như tham gia vào quá trình tổ chức HĐNK.

Ưu điểm thứ hai ở nội dung Xác định rõ thẩm quyền và trách nhiệm cho

từng khâu quản lí, trong đó đặc biệt chú ý xác định rõ mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận trong quá trình HĐNK với ĐTB=3.78. Việc triển khai các HĐNK

ở trường phổ thông trong những năm vừa qua đã đi vào ổn định, GV đã dần có ý thức ngay từ việc xây dựng kế hoạch giảng dạy, kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Trong đó, những nội dung về Phân công trách nhiệm quản lí trong Ban

Giám hiệu; Xác định cơ chế phối hợp với chính quyền, Đoàn thanh niên ở địa phương để thực hiện nội dung hoạt động và tạo mối quan hệ gắn kết với địa phương và huy động tiềm lực của địa phương trong công tác tổ chức HĐNK; Phối hợp với Đoàn thanh niên ở địa phương, chính quyền, các tổ chức xã hội thực hiện chăm sóc các di tích lịch sử, các công trình công cộng, xây dựng môi trường sư phạm nhà trường xanh , sạch đẹp còn nhiều hạn chế. Việc bồi dưỡng

nâng cao năng lực thực hiện HĐNK cho GV được các CBQL và GV đánh giá ở mức độ thấp. Thực tế hiện nay các trường làm chưa tốt việc này. Họ mới chỉ dừng lại ở việc tham dự các buổi hội thảo chuyên môn các cấp, các chuyên đề ngoại khóa do Hội đồng các trường chỉ đạo. Trong đó số lượng các buổi hội thảo chuyên môn và các buổi hoạt động ngoại khóa không nhiều, dẫn đến nhiều GV chưa thật sự hiểu rõ về HĐNK nên không biết cách tổ chức một hoạt động giáo dục theo hướng tổ chức các HĐNK cho HS.

Như vậy, để HĐNK cho HS nhằm phát triển năng lực HS, đáp ứng yêu cầu của xã hội, nhà trường cần tăng cường hơn nữa sự tham gia của tất cả các bên liên quan, đặc biệt quan tâm đến góp ý của HS. Sự tham gia của những đối tượng này sẽ góp phần làm cho chương trình HĐNK phù hợp sự đa dạng của HS (có HS là người Việt Nam có HS là HS quốc tế). Vì hơn ai hết bản thân học biết mình thiếu những kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ nào khi trực tiếp giảng dạy.

Như vậy, với công tác tổ chức chỉ đạo HĐNK đã đạt ưu điểm nhất định. Tuy nhiên chưa phát huy hết các yếu tố như phát huy điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, sự phối hợp, gắn kết giữa các lực lượng tham gia còn hạn chế. Qua đó phần nào cho thấy nhà quản lý chưa làm tốt vai trò tham mưu, cố vấn và điều hành các hoạt động, chưa phối hợp chặt chẽ với các lực lượng GD khác trong và ngoài nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoại khoá trường phổ thông liên cấp quận 7 tp HCM (Trang 67 - 70)

w