Thực trạng HĐNK ở các trường phổ thông liên cấp Quận 7, thành phố

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoại khoá trường phổ thông liên cấp quận 7 tp HCM (Trang 50 - 54)

9. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng HĐNK ở các trường phổ thông liên cấp Quận 7, thành phố

Hồ Chí Minh

2.3.1. Mức độ đạt được các mục tiêu HĐNK ở phổ thông liên cấp Quận 7

Mục tiêu là kết quả dự kiến cần đạt. Thực trạng HĐNK ở các trường Phổ thông liên cấp Quận 7 hiện nay đã đạt các mục tiêu như thế nào? Chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng và kết quả thu được trình bày ở bảng số liệu sau:

Bảng 2.1. Mức độ đạt được các mục tiêu HĐNK ở phổ thông liên cấp Quận 7

TT Mục tiêu Mức độ thực hiện X Th bậc Hoàn toàn không quan trọng Không quan trọng Ít quan trọng Quan trọng Rất quan trọng SL % SL % SL % SL % SL % 1 Mục tiêu giáo dục về nhận thức 0 0 28 38.9 32 44. 5 79 56.8 4.3 7 1 2 Mục tiêu giáo dục về thái độ 0 0 47 65.3 55 76. 5 37 26.6 3.9 3 2 3 Mục tiêu rèn luyện kĩ năng 28 20 28 38.9 18 25. 0 65 46.8 3.8 7 3

Số liệu ở bảng 2.6. cho ta thấy rằng mục tiêu “Mục tiêu giáo dục về nhận

thức” được đánh giá “Tốt” (4,37 điểm, thứ hạng 1/3), cao nhất trong số 3 mục

tiêu đưa ra. Đây là mục tiêu cần thiết và có vị trí thứ 1 trong 3 mục tiêu, sở dĩ vì nhận thức đúng là kim chỉ nam cho hành động, nếu hoc sinh nhận thức đúng về giá trị dân tộc, biết yêu thương gia đình, thầy cô cũng như biết cần cù sáng tạo qua đó củng cố thêm kiến thức, rèn luyện khả năng phản ứng nhanh nhạy

trong cuộc sống và trong quá trình giải quyết công việc sau này đó là yếu tố cần thiết để hình thành con người xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu “Mục tiêu giáo dục về

thái độ” (3.93 điểm, thứ hạng 2/3). Mục tiêu “Mục tiêu rèn luyện kĩ năng” (có

3,87 điểm, thứ hạng 3/3). Tính ưu việt của HĐNK là chủ trương của Đảng và Nhà nước, HS tham gia vào các HĐNK tăng cường khả năng sáng tạo cho học sinh, học đi đôi với hành, mỗi học sinh phải được hành động với kinh nghiệm cá nhân, đưa ra các sáng kiến trải nghiệm từ thực tế, không ngừng sáng tạo, nuôi dưỡng tính sáng tạo, ham học hỏi của bản thân. Những hoạt động ngoại khoá làm thay đổi nhận thức và hành động của học sinh, là cơ hội để các em thể hiện năng lực của mình, biết trân trọng những giá trị sống, định hướng được tương lại đồng thời tăng tính đoàn kết. Tuy nhiên do nhiều yếu tố mà mục tiêu này chưa được đánh giá cao đúng vai trò, vị trí của nó.

Điều đó cho thấy, mức độ đạt được của mục tiêu HĐNK cho cho học sinh tiểu học đã có ưu điểm nhất định, nhưng yếu tố giúp cho học sinh có thể tự điều chỉnh các hành vi, kỹ năng cho phù hợp với chuẩn mục, yêu cầu xã hội còn tỏ ra lúng túng… Qua kết quả nghiên cứu phần nào cho thấy là HĐNK còn nặng cung cấp hiểu biết chưa thật sự nâng cao kỹ năng, truyền tâm huyết, cảm hứng để học sinh có thể tự điều chỉnh, học hỏi thông qua các HĐNK.

2.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung, chương trình HĐNK trong phổ thông liên cấp Quận 7

Với truyền thống dân tộc Việt Nam, cùng quá trình bước vào nền CNH- HĐH đất nước hiện nay, việc chon lựa nội dung quan trọng có ý nghĩa then chốt. Thực trạng này được chúng tôi khảo sát tại các trường phổ thông liên cấp Quận 7 về thực hiện nội dung, chương trình HĐNK trong thực tiễn và kết quả được trình bày qua bảng 2.7 sau:

Bảng 2.2: Thực trạng thực hiện nội dung, chương trình HĐNK trong phổ thông liên cấp Quận 7

TT Nội dung Mức độ thực hiện X Thứ bậc Kém Yếu Trung bình Khá Tốt SL % SL % SL % SL % SL % 1

Mái trường phổ thông liên cấp ân yêu của em

0 0 28 20 28 20 18 13.

3 65 46.7 3.88 1 2 Vòng tay bạn bè 0 0 26 18.5 37 26.7 37 26.

7 37 26.7 3.63 4 3 Biết ơn thầy cô giáo 0 0 28 20 28 20 32 23.

3 51 36.7 3.78 2 4 Uống nước nhớ nguồn 0 0 28 20 28 20 32 23. 3 51 36.7 3.77 3 5 Ngày Tết quê em 0 0 28 20 37 26.7 37 26. 7 37 26.7 3.6 7 6 Em yêu Tổ quốc Việt

Nam 0 0 57 40.7 28 20 28 20 28 19.8 3.19 10

7 Yêu quý mẹ và cô

giáo 0 0 18 13.3 60 43.3 14 10 46 33.3 3.63 4

8 Hòa bình và hữu nghị 0 0 18 13.3 60 43.3 14 10 46 33.3 3.63 4 9 Bác Hồ kính yêu 0 0 42 30 37 26.7 42 30 18 13.3 3.27 8

Kết quả ghi nhận ở bảng trên cho thấy mức độ các nội dung HĐNK cho học sinh như sau:

- Những nội dung đạt điểm “Khá” là “Mái trường phổ thông liên cấp thân

yêu của em; Biết ơn thầy cô giáo; Yêu quý mẹ và cô giáo”. Đây là các hoạt động đã có trong kế hoạch năm học, theo kế hoạch chung của các cấp ngoài

nhà trường phổ thông liên cấp theo ngành dọc như: ngày Thành lập Đảng, ngày Thành lập Đoàn, ngày Nhà giáo Việt Nam …

Truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”; “Tri ân Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11” hay chủ đề gia đình được các trường lên kế hoạch thực hiện vào tháng 3, tháng 5 hàng năm.

Những nội dung đạt mức trung bình như “Uống nước nhớ nguồn; Vòng

tay bạn bè; Bác Hồ kính yêu”. Bên cạnh những nội dung thực hiện tốt, thì tổ

chức các chủ đề về uống nước nhớ nguồn, hay bạn bè...còn lúng túng. Qua thực tế cho thấy, các chủ đề trên trong năm học ít có chủ đề liên quan do vậy khi tổ chức cần lên kế hoạch kỹ càng bên cạnh đó để tổ chức cần có kinh phí cấp. Như vậy, song song với các hoạt động đã tổ chức, hiệu quả của các hoạt động này còn hạn chế vì các thức thực hiện chưa có nhiều sáng tạo và nặng về hình thức.

Các hoạt động tập thể theo kế hoạch của Phòng GD&ĐT của Quận Đoàn phát động như: Giai điệu tuổi hồng, nét đẹp đội viên, hội khoẻ phù đổng hay các cuộc thi tìm hiểu Lịch sử, truyền thống Đoàn… đa số các lớp đều tham gia nhưng hiệu quả thấp, và sau khi lựa chọn các đội tuyển để tham gia các cuộc thi cao hơn thì ý nghĩa cuộc thi không còn tiếp tục lan toả trong học sinh.

Đối với các cuộc thi tìm hiểu bắt buộc, học sinh tham gia nhưng đa số sẽ làm cho có, làm đối phó vì bản chất cuộc thi và hiệu quả cuộc thi không đáp ứng nhu cầu thực tiễn học sinh cần.

Với truyền thống dân tộc cùng sự phát triển hiện nay hiện nay, nội dung HĐNK rất nhiều. Nhưng tổ chức quy mô các HĐNK cho học sinh còn rất khiêm tốn. Thực tiễn đặt ra yều cầu cần nghiên cứu bổ sung nội dung HĐNK cho học sinh đa dạng, phong phú hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoại khoá trường phổ thông liên cấp quận 7 tp HCM (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w