9. Cấu trúc luận văn
2.3.4. Thực trạng lực lượng tham gia tổ chức hoạt động ngoại khóa các
trường phổ thông liên cấp Quận 7
Trong việc thực hiện công tác quản lý trong nhà trường đến tổ chức các HĐGD trong nhà trường việc huy động, phối hợp đến đánh giá vai trò của các lực lượng giáo dục rất quan trọng. Đánh giá mối quan hệ, vai trò của chủ thể xây dựng và thực hiện GDGT cho HS các trường PTDTBT THCS thu được kết quả như sau:
Bảng 2.4: Thực trạng lực lượng tham gia tổ chức hoạt động ngoại khóa các trường phổ thông liên cấp Quận 7
TT Lực lượng tham gia
Mức độ thực hiện X Thứ bậc Kém Yếu Trung bình Khá Tốt SL % SL % SL % SL % SL %
1 Ban Giám hiệu 0 0 19 14 39 28 53 38 28 20 3.64 2
2 Giáo viên chủ nhiệm 0 0 28 20 28 20 18 13.
3 65 46.7 3.87 1
3 Giáo viên bộ môn 0 0 36 26 39 28 25 18 39 28 3.48 4
4 Cán bộ quản lý học
sinh 0 0 14 10 75 54 28 20 22 16 3.42 5
5 Đoàn Thanh niên 0 0 28 20 42 30 36 26 33 24 3.54 3
6 Chính quyền địa
phương 0 0 82 59.0 28 20.1 29
40.
3 0 12 2.62 8 7 Đoàn thể (Hội Liên
Hiệp Phụ nữ, Hội
Thanh niên Việt Nam, ...)
8 Gia đình 0 0 61 44 36 26 25 18 17 12 2.98 6
Đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa các đối tượng tham gia vào HĐNK trong các trường phổ thông liên cấp có ý nghĩa trong việc đánh giá đúng trách nhiệm, quyền lợi cũng như chính sách khích lệ các đối tượng phát huy vai trò của mình vào HĐNK trong các trường phổ thông liên cấp. Kết quả khảo sát cho thấy, “Thầy, cô giáo trong nhà trường” là thành phần chính tham gia vào quá trình vào HĐNK trong các trường phổ thông liên cấp. Đây là hai đối tượng hiển nhiên phụ trách tất cả các hoạt động trong nhà trường, vì vậy các CBQL và GV được hỏi đều được đánh giá cao. Vai trò của Đoàn trường cũng được nhắc đến. Thực tế, hiện nay cán bộ Đoàn cũng là bộ phận góp phần vào HĐNK trong các trường phổ thông liên cấp. Có thể thấy, đây là đối tượng sát sao, gần gũi với học sinh nhất trong hoạt động học tập.
Qua trò chuyện với một số HS cho thấy: “Đa số các em muốn tiếp thu
kiến thức về nội dung, giá trị lịch sử, về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, nhân vật lịch sử tiểu biểu; Được tham gia các hoạt động tìm hiểu, rèn luyện kỹ năng mềm, một cách khoa học và nghiêm túc nhằm ứng dụng vào đời sống xã hội như: Tự chăm sóc bản thân và ứng xử trong giao tiếp”.
Tuy vậy, vai trò của Chính quyền địa phương; Đoàn thể (Hội Liên Hiệp
Phụ nữ, Hội Thanh niên Việt Nam, ...); Gia đình ít được nhắc đến trong HĐNK trong các trường phổ thông liên cấp. Chưa phát huy vai trò của gia đình trong HĐNK trong các trường phổ thông liên cấp ảnh hưởng lớn đến hiệu quả giáo dục. Trong công tác giáo dục, gia đình có vai trò và tác động vô cùng quan trọng, là cái nôi để hình thành nhân cách con người, đó cũng là trách nhiệm công dân của các bậc làm cha, làm mẹ trong gia đình.
Có thể ở gia đình cha mẹ và những người thân khác nghĩ rằng học sinh bước vào tuổi trưởng thành phải để các em tự tìm hiểu mà không có sự hướng dẫn, giải thích, hoặc cha mẹ không đủ kiến thức để giải thích cặn kẻ cho con, đời sống và sức khoẻ tinh thând ít đươc quan tâm. Khi con cái bước vào tuổi dậy thì, nhiều gia đình lại áp đặt, cấm đoán hơn là việc giáo dục giúp các em nhận thức đúng vấn đề.
Qua đó, chúng tôi thấy rằng: những kiến thức về giới tính mà học sinh có được chủ yếu bằng con đường tự phát từ bạn bè, từ sách báo mà họ có dịp đọc, từ các phương tiện thông tin đại chúng khác… Thực trạng đó đã làm cho sự hiểu biết về giới tính của học sinh còn rất đơn giản, mơ hồ, thậm chí sai lệch. Và điều này làm cho các em nhận thức về giới tính chưa đầy đủ, chưa đúng.
Từ kết quả trên, chúng tôi có nhận định ban đầu hiệu quả HĐNK trong các trường phổ thông liên cấp chưa đáp ứng kỳ vọng bởi vai trò của lực lượng cộng đồng vào HĐNK trong các trường phổ thông liên cấp chưa được phát huy. Từ kết quả khảo sát cho thấy, việc HĐNK trong các trường phổ thông liên cấp chỉ đạt được kết quả tốt khi chúng ta biết phối hợp các môi trường giáo dục. Qua khảo sát cho thấy, nhà trường chưa sát sao, chủ động phối hợp giữa các lực lượng giáo dục để tổ chức HĐNK.