Tăng cường tính kế hoạch hoạt động ngoại khóa tại các trường phổ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoại khoá trường phổ thông liên cấp quận 7 tp HCM (Trang 89 - 93)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Tăng cường tính kế hoạch hoạt động ngoại khóa tại các trường phổ

thông liên cấp Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Lập kế hoạch là chức năng rất quan trọng đối với mỗi nhà quản lý, bởi nó gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hành động trong tương lai, giúp cho nhà quản lý xác định được những chức năng khác còn lại, nhằm đảm bảo mục tiêu đề ra. Kế hoạch là công cụ có vai trò quan trọng trong việc phối hợp giữa các hoạt động trong tổ chức nhà trường, hướng các bộ phận, tổ chức cùng đạt được mục tiêu chung. Vì vậy kế hoạch cho HĐNK là công cụ không thể thiếu của HT trong quá trình quản lý. Giúp cho HT xác định phương hướng,

đường lối và là chìa khóa cho việc thực hiện một cách hiệu quả mục tiêu của GD.

Việc xây dựng kế hoạch hoạt động của BCĐ HĐNK cần được thực hiện một cách khoa học và cụ thể, tránh chông chéo sẽ giúp cho các kế hoạch hoạt động được đầy đủ, hoàn chỉnh, thông suốt từ lãnh đạo tới người thực hiện. Hiệu trưởng phân công cho tiểu ban HĐNK do P. HT phụ trách có trách nhiệm xây dựng toàn bộ kế hoạch HĐNK cho nhà trường trong từng tháng và cả năm học, GVCN là người xây dựng kế hoạch hoạt động cho lớp mình phụ trách.

3.2.2.2. Nội dung thực hiện

Việc xây dựng toàn bộ chương trình HĐNK của nhà trường phải căn cứ vào chương trình của Bộ GD&ĐT, Sở GĐ&ĐT, Phòng GD&ĐT và căn cứ vào thực tế của nhà trường. Phải có kế hoạch và lịch hoạt động cho toàn trường và từng khối lớp, cho từng thời kì, tiến tới ổn định thành nề nếp thường xuyên, liên tục. Việc xây dựng cho chương trình tập huấn kĩ năng tôt chức HĐNK cho GVCN và cán bộ các lớp cũng cần được chú trọng thực hiện. Cần thu thập tài liệu, các thông tin liên quan, cung cấp cho GV và HS kịp thời. Khảo sát nguyện vọng, tâm tư của đối tượng tham gia, chú ý đến các đối tượng HS khác nhau. Cần xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn tài chính, CSVC, sự ủng hộ của các lực lượng ngoài nhà trường. Khi xây dựng kế hoạch cần chi tiết, cụ thể có phân công công việc, theo dõi, kiểm tra đánh giá.

Khảo sát nguyện vọng, tâm tư của các đối tượng tham gia, chú ý đến các đối tượng HS khác nhau. Cần xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn tài chính, CSVC, sự ủng hộ của các lực lượng ngoài nhà trường. Khi xây dựng kế hoạch cần chi tiết, cụ thể có phân công công việc, theo dõi, kiểm tra đánh giá.

Xây dựng kế hoạch hoạt động trong cả năm học sẽ giups cho CBQL có cái nhìn bao quát về HĐNK diễn ra trong một năm. Cần chỉ đạo tiểu ban lựa chọn những nội dung, hình thức hoạt động phù hợp với điều kiện thực tế của

nhà trường về đội ngũ, cơ sở vật chất, phù hợp với tâm tư nguyện vọng của HS và PHHS. Bản kế hoạch cần nêu rõ tính khả thi, cụ thể phân công công việc, nhân sự thay thế, cách thức thức hành và lực lượng cần thiết tham gia phối hợp. Cần có dự kiến thời gian tổ chức hoạt động, địa điểm thực hiện, hình thức tổ chức, cách đánh giá kết quả hoạt động.

Việc xây sựng kế hoạch theo tháng cũng cần được quản lý một cách chặt chẽ, phù hợp với chương trình, chủ đề trong chương trình HĐNK ở trường tiểu học. Theo phân phối chương trình lớp học 2 buổi/ ngày, mỗi lớp cần thực hiện các tiết HĐ tập thể theo thời khoá biểu của lớp mình. Ngoài ra, tuỳ theo đặc điểm từng tháng, tuần có thể bố trí thêm từ 1 đến 2 tiết trong tuần để xây dựng và thực hiện HĐNK. Việc xây dựng kế hoạch của từng tháng cũng cần cụ thể theo chủ đề, những gợi mở về hình thức tổ chức. GVCN cần nắm chắc và triển khai cho lớp mình. Cần xây dựng thành nếp hoạt động hàng tuần. Một thực tế à GVCN thường ngại làm kế hoạch nên một số GVCN đặc biệt là GVCN lớn tuổi thường giao luôn sách hướng dẫn cho học sinh lụa chọn và xây dựng, vì vậy hiệu quả của hoạt động chưa cao. Để tránh điều này việc xây dựng kế hoạch của tiểu ban là cần thiết để nâng cao hiệu quả của HĐNK.

- Kế hoạch HĐNK được xây dựng theo khung thời gian; kế hoạch năm học, kế hoạch học kỳ, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần, mỗi giai đoạn có những nội dung khác nhau được thể hiện rõ ràng, cụ thể và các nội dung phải bám sát vào văn bản chỉ đạo của các ban ngành liên quan.

- Kế hoạch phải xác định mục tiêu cần đạt, phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường về nội dung và cách thức thực hiện, có tính khả thi, cụ thể hóa thời gian thực hiện các hoạt động. Kế hoạch HĐNK phải đảm bảo tính thống nhất cao giữa các thành viên trong nhà trường.

Trong quá trình quản lý, việc xây dựng kế hoạch HĐNK của GVCN, nhà quản lý cần chú ý thường xuyên kiểm tra hồ sơ, giáo án các tiết Hoạt động tập thể của GVCN trong các cuộc họp GVCN hàng tháng. Trong khi kiểm tra cần chú ý tính phù hợp của hoạt động với điều kiện cụ thể từng lớp, chủ đề có phù hợp, có bám sát chương trình hay không. Kiểm tra giáo án các tiết hoạt động tập thể, trong đó phải thể hiện được mục tiêu giáo dục của hoạt động, thể hiện nội dung hoạt động các khâu chuẩn bị, tiến trình hoạt động, điều kiện vật chất đảm bảo. CBQL xem GVCN đã xây dựng kế hoạch năm chưa? Kế hoạch đã thông báo tới HS chưa? Có bám sát kế hoạch mà nhà trường triển khai hay không? CBQL cần phân công người trong tiểu ban giám sát, dự giờ, đánh giá kết quả, coi đó là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc của GVCN.

Kế hoạch quản lý HĐNK là cơ sở nền tảng cho các kế hoạch HĐNK, trên cơ sở kế hoạch quản lý, HT triển khai hướng dẫn, chỉ đạo ban, tổ lập kế hoạch HĐNK một cách cụ thể:

+ GVCN, GVBM, cán bộ Đoàn phân tích những thuận lợi và khó khăn, mặt mạnh và mặt yếu của lớp học từ đó làm cơ sở cho việc xác định mục tiêu, xây dựng nội dung, phương thức biện pháp thực hiện.

+ Mục tiêu HĐNK phải dựa trên đặc điểm, tình hình của lớp và đảm bảo mục tiêu nhà trường, mục tiêu GD chung.

+ Nội dung công việc và các hoạt động cần được quy định rõ về tiến độ thực hiện đến mức cụ thể nhất, nhưng phải thồng nhất với các móc thời gian của kế hoạch quản lý HĐNK.

+ Trên cơ sở thực tế số lượng học sinh, độ tuổi học sinh sẽ lựa chọn phương thức hoạt động phù hợp. Việc lựa chọn phương thức hoạt động cần thực hiện cụ thể, rõ ràng, tính khả thi cao, mô tả đầy đủ các biện pháp, phương tiện, thiết bị hỗ trợ phương thức hoạt động.

HT Phê duyệt kế hoạch HĐNK trong kế hoạch chung của mỗi trường Tiểu học. Đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ, liên thông giữa lãnh đạo, GVCN, GVBM, học sinh, PPHS trong quy trình tổ chức HĐNK.

Như vậy, ban chỉ đạo HĐNK cần xây dựng kế hoạch cho cả năm, sau đó là kế hoạch tháng, theo từng chủ đề đã được Hiệu trưởng duyệt, GVCN căn cứ vào kế hoạch của Ban chỉ đạo HĐNK và tình hình cụ thể của lớp mình mà xây dựng kế hoạch cụ thể về nội dung, phương pháp, các mặt công tác đảm bảo tính khoa học, hệ thống, tính thực tiễn cao.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Kế hoạch HĐNK là kết quả sáng tạo của ban chỉ đạo HĐNK bao gồm GVCN, GVBM, cán bộ Đoàn, phản ánh năng lực thiết kế, năng lực dự đoán, tìm hiểu, nắm bắt và xử lý thông tin. Do đó bản thân mỗi CB, GVCN cần phải nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của kế hoạch và có khả năng lập kế hoạch.

Nhà trường tập hợp, cung cấp các văn bản có nội dung qui định liên quan đến HĐNK của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT và các cơ quan ban ngành liên quan đến HĐNK. HT các trường tập huấn hướng dẫn HĐNK công tác lập kế hoạch cho phù hợp với điều kiện từng trường và đặc trưng của công tác GD học sinh ở từng phường, xã trên địa bàn Quận 7.

Huy động các lực lượng GV và các tổ chức liên quan đến HĐNK tham gia phối hợp xây dựng kế hoạch quản lý HĐNK làm tiền đề cho các kế hoạch hoạt động. Đảm bảo các điều kiện như: thời gian, địa điểm, csvc... đáp ứng yêu cầu HĐNK của các trường phổ thông liên cấp Quận 7.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoại khoá trường phổ thông liên cấp quận 7 tp HCM (Trang 89 - 93)

w