Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức HĐNKtrong nhà trường

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoại khoá trường phổ thông liên cấp quận 7 tp HCM (Trang 93)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức HĐNKtrong nhà trường

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Yêu cầu của phương pháp tổ chức HĐNK theo điều 28 Luật Giáo dục là: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,

sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế; tác động đến tình cảm, đem lại niềm tin, hứng thú học tập cho học sinh…

Đổi mới phương pháp và hình thức HĐNK trong các trường phổ thông liên cấp theo hướng phát huy tính tối đa tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh nhằm biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh trong và bằng hoạt động với tính đa dạng, phong phú về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức.

3.2.3.2. Nội dung biện pháp

Luôn đổi mới các hình thức tổ chức hoạt động mỗi chủ đền, đa dạng hoá các loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức HĐNK là yếu tố quan trọng thu hút học sinh tích cực tham gia. Sự mới lạ bao giờ cũng có sức hấp dẫn đối với học sinh, khiến các em say mê khám phá, nếu các hoạt động nội dung đơn điệu, hình thức không phù hợp học sinh dễ chan nản hoặc thờ ơ.

Tổ chức các hoạt động phong phú, đa dạng nhân những ngày lễ lớn trong năm, bằng các hoạt động như hội thi, hội diễn, hội trại thi báo tường, thi các trò chơi dân gian, giao lưu với các cơ sở…. tham quan dã ngoại, tạo điều kiện cho HS được trải nghiệm thực tế thông qua đó hình thành tổ chức, tính kỷ luật và ý thức trách nhiệm cho học sinh với tập thể, cộng đồng và rèn các kỹ năng sống.

Xây dựng các phương pháp, hình thức tổ chức HĐNK thiết thực, phù hợp với đặc điểm, điều kiện của nhà trường, địa phương và đảm bảo tính hiệu quả. Phương pháp tổ chức tổ chức hoạt động phải rất linh hoạt, đa dạng; khắc phục tính đơn điệu, lặp đi lặp lại một vài phương pháp đã quá quen thuộc với học sinh, gây ra nhàm chán, tẻ nhạt đối với các em.

Qua thực tế khảo sát các phương pháp, hình thức HĐNK trong các trường phổ thông liên cấp Quận 7 tại chương 2 cho thấy, các hình thức, phương

pháp còn nghèo nàn, thiếu sinh động, học sinh không có hứng thú như thường sử dụng nhất là phương pháp giảng giải, phương pháp đàm thoại, phương pháp nêu gương, phương pháp khen thưởng, phương pháp trách phạt… Các phương pháp trên đã có những tác dụng nhất định trong việc giáo dục, hình thành nhân cách cho học sinh. Bên cạnh đó, một số phương pháp như phương pháp sắm vai và xử lý tình huống, phương pháp giao việc, đặc biệt là phương pháp trò chơi, khi được sử dụng đã thu hút được sự chú ý của học sinh vào HĐNK vận dụng... Đây là những phương pháp giúp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình tổ chức, tham gia vào các HĐNK. Chúng tôi cho rằng, những phương pháp trên nếu được nghiên cứu vận dụng một cách khoa học thì chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả giáo dục tốt.

3.2.3.3. Cách thực hiện biện pháp

- Sở GD&ĐT xây dựng, triển khai kế hoạch chỉ đạo các trường phổ thông liên cấp tổ chức các HĐNK nhằm hình thành nhân cách văn hóa cho học sinh theo mục tiêu HĐNK trong trường phổ thông.

- Sở GD&ĐT có tiêu chí kiểm tra, đánh giá hiệu quả của công tác này. Cần có kế hoạch hỗ trợ các nhà trường nhằm tăng cường về điều kiện cơ sở vật chất để giúp các nhà trường làm tốt HĐNK cho học sinh.

- Sở GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường xây dựng mối liên kết với chính quyền, cơ quan văn hóa địa phương để tranh thủ sự giúp đỡ về con người, các điều kiện khác giúp tổ chức hoạt động có hiệu quả.

- Đa dạng hóa các hình thức HĐNK trong các trường phổ thông liên cấp bằng cách:

+ Tổ chức HĐNK thông qua dạy học trong nhà trường: tăng cường dạy học theo hướng tích hợp; ứng dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả trong dạy học; giáo dục truyền thống thông qua dạy học ở bảo tàng…

+ Tổ chức các hoạt động hỗ trợ học tập: Đoàn thanh niên phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường tổ chức các hoạt động như: đọc sách báo tìm hiểu về BSVHDT Việt Nam ở thư viện, tổ chức các buổi nói chuyện, tọa đàm, thuyết trình chuyên đề về lịch sử, các danh nhân văn hóa của dân tộc, của địa phương…

+ Tổ chức tập huấn, chuyên đề, hội thảo và các hoạt động ngoại khóa bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống của địa phương, giá trị văn hóa dân tộc, bản sắc dân tộc khác nhau trên địa bàn tỉnh; có nhận thức và lối sống đúng đắn, phù hợp với chuẩn mực xã hội.

+ Tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao: Văn hóa thể thao là một trong những nhu cầu, sở thích của học sinh. Các hoạt động về lĩnh vực này thường thu hút được sự chú ý của đông đảo học sinh.

+ Đoàn thanh niên, Tổng phụ trách Đội, phối hợp với các bộ phận chuyên trách của nhà trường tổ chức các hoạt động như: Hội diễn văn nghệ theo các chủ đề mang tính truyền thống, liên hoan tiếng hát dân ca trong các cụm trường và thành phố…

+ Tổ chức các hoạt động tham quan, du lịch: điểm đến là những khu di tích lịch sử, di tích cách mạng, bảo tàng, tìm hiểu lễ hội, danh nhân, công trình văn hóa. Sau mỗi chuyến đi, cần cho học sinh viết thu hoạch, báo cáo. Đây là những hoạt động bổ ích, hấp dẫn, góp phần nâng cao chất lượng HĐNK trong trường phổ thông liên cấp .

+ Tổ chức các hoạt động xã hội: các hoạt động xã hội là nét tiêu biểu, nổi trội, mang ý nghĩa chính trị và xã hội sâu sắc đối với hoạt động của Đoàn thanh niên, Đội TNTP. Đoàn, Đội của trường cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động như: “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Vì biên giới, hải đảo” ; nhân kỷ niệm những ngày lễ lớn trong năm học, nhà trường tổ chức cho học

sinh đi thăm nghĩa trang liệt sĩ và thực hiện các công việc như: dọn dẹp khuôn viên nghĩa trang sạch sẽ, tưới nước cho cây, thắp hương cho các phần mộ liệt sĩ…; quyên góp, giúp đỡ đồng bào khó khăn… Những hoạt động trên sẽ giúp học sinh củng cố và bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, con người. Từ đó, học sinh có ý thức giữ gìn BSVHDT tốt đẹp của dân tộc.

+ Tổ chức cho học sinh trồng cây, chăm sóc cây, xây dựng cảnh quan học đường, phòng học xanh - sạch - đẹp.

- Đổi mới phương pháp tổ chức HĐNK:

Đổi mới phương pháp tổ chức HĐNK phải kiên quyết loại bỏ tính áp đặt, làm thay cho học sinh đồng thời đổi mới phương pháp mang tính đồng bộ, toàn diện: đổi mới nội dung, hình thức thực hiện và kiểm tra, đánh giá kết hợp với sử dụng các phương tiện hỗ trợ cho quá trình thực hiện. Phương pháop tổ chức HĐNK rất đa dạng và phong phú, khi thực hiện chương trình HĐNK giáo viên có tể vận dụng và phối hợp nhiều phương pháp tổ chức khác nhau sao cho phù hợp với nội dung đã lựa chọn như:

+ Phương pháp thảo luận: là một dạng tương tác nhóm đặc biệt mà trong đó các thành viên cùng giải quyết một vấn đề cùng quan tâm nhằm đạt tới sự hiểu biết chung. Thảo luận nhằm tạo ra một môi trường an toàn cho học sinh kiểm chứng ý kiến của mình, có cơ hội làm quen với nhau, để hiểu nhau hơn. Thảo luận HĐNK khác với dạy học là dựa vào ý kiến giữa học sinh với nhau về một chủ đề nào đó.

+ Phương pháp đóng vai: là phương pháp thực hành của học sinh trong một số tình huống ứng xử cụ thể nào đó trên cơ sở óc tưởng tượng và ý nghĩa sáng tạo của các em. Giúp học sinh có cơ hội luyện tập kỹ năng trong một môi trường được đảm bảo. Đóng vai thường không có kịch bản cho trước, mà học sinh tự xây dựng trong quá trình hoạt động. Ngoài ra, có thể tăng cường các

phương pháp khác như Phương pháp giao nhiện vụ; Phương pháp diễn đàn; Phương pháp trò chơi....

Các hoạt động như trên một mặt giúp học sinh bộc lộ được năng lực vốn có của mình, mặt khác thông qua hoạt động này góp phần bồi dưỡng, giáo dục tâm hồn cho học sinh, nâng cao thể lực, nâng cao ý thức đoàn kết, cộng đồng.

Có rất nhiều các hình thức tổ chức HĐNK để thực hiện nội dung giáo dục. Các nhà quản lý, các lực lượng tham gia quản lý và tổ chức hoạt động này cần sử dụng đa dạng các hình thức tổ chức để các hoạt động có sức hấp dẫn đối với học sinh và mỗi phương pháp trình bày ở trên đều có ưu, nhược điểm trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình mỗi giáo viên tùy thuộc từng chủ đề, từng hình thức tổ chức có thể áp dụng linh hoạt các phương pháp trên sao cho hình thành ở các em một số kỹ năng sống đáp ứng yêu cầu của xã hội.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Trên cơ sở chỉ đạo của Sở GD&ĐT, nhà trường cần có kế hoạch cụ thể về HĐNK trong nhà trường phổ thông liên cấp eo từng học kỳ, từng năm học. Trong kế hoạch cần xác định rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, phạm vi, thời gian tổ chức để các lực lượng liên quan thực hiện.

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ GV về phương pháp tích cực theo quan điểm dạy học phân hóa sao cho phù hợp với thực tế cơ sở vật chất của nhà trường cũng như điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, hoàn cảnh gia đình của HS.

Quy định và quản lý nề nếp, chất lượng các hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn như: tổ chức hoạt động thảo luận nhóm, tổ GV về các hình thức tổ chức đối với mỗi nội dung HĐNK.

3.2.4. Hoàn thiện cơ cấu, bộ máy thực hiện hoạt động ngoại khóa tại các trường phổ thông liên cấp Quận 7 thành phố Hồ Chí Minh

Bộ máy quản lý HĐNK ở trường tiểu học tuy đã được xây dựng nhưng bộ máy này chưa đồng bộ, chưa phối hợp chặt chẽ với nhau, chưa tạo thành một bộ máy chỉnh thể để thực hiện GDNGLL cho học sinh. Do đó, việc hoàn thiện bộ máy sẽ nâng cao hiệu quả quản lý HĐNK trong nhà trường.

Đội ngũ thực hiện HĐNK cho học sinh là nhân tố vô cùng quan trọng, quyết định chất lượng và hiệu quả của hoạt động này. Thực tiễn công tác quản lý và kết quả điều tra cho thấy: nhận thức và việc xác định vai trò, nhiệm vụ, nội dung, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống của một số CB- GV, CMHS, cán bộ đoàn thể xã hội chưa đầy đủ; năng lực quản lý, thực hiện giáo dục kĩ năng sống của đội ngũ CBQL-GV và các LLGD khác ở các nhà trường chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Do đó, nâng cao năng lực (nâng cao nhận thức, xác định vai trò, trách nhiệm giáo dục kĩ năng sống; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý, thực hiện) cho đội ngũ CBQL-GV và các LLGD khác sẽ là một trong những biện pháp then chốt để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục kĩ năng sống của các nhà trường.

Thông qua thực hiện biện pháp, bộ máy quản lý HĐNK ở trường phổ thông liên cấp được kiện toàn, đủ về số lượng, đảm bảo về cơ cấu và chất lượng, hoạt động đồng bộ, phối hợp tốt với nhau.

Đội ngũ CB, GV và các LLXH nhận thức được vai trò của HĐNK, xác định được trách nhiệm của đơn vị, cá nhân trong việc tổ chức HĐNK.

3.2.4.2. Nội dung biện pháp

Xây dựng ban chỉ đạo HĐNK bao gồm bộ máy tham mưu, tư vấn chuyên môn đặc thù, nhằm giúp cho hiệu trưởng chỉ đạo tốt kế hoạch thực hiện chương trình HĐNK của nhà trường, kiểm tra đánh giá được hoạt động. BCĐ là cầu nối tạo sự phối hợp, cộng tác chặt chẽ nhịp nhàng giữa các tổ chức, đoàn thể, bộ phận chức năng trong nhà trường và các lực lượng giáo dục khác được thông

suốt, ổn định và phân bố thời gian hợp lý, tránh các hoạt động giáo dục diễn ra trong nhà trường chồng chéo và cản trở nhau. Ban chỉ đạo quán triệt thống nhất các quan điểm, xây dựng kế hoạch cho toàn thể GV và các tổ chức đoàn thể, đặc biệt phát huy cơ chế chỉ đạo, phối hợp HĐNK và trách nhiệm của các lực lượng tham gia để tất cả mọi người hiểu rõ và thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Đối với cán bộ tiểu ban và Bí thư chi đoàn, Tổng phụ trách đội, cần lĩnh hội được tất cả ý kiến chỉ đạo từ lãnh đạo nhà trường. Khi đã có kế hoạch, cán bộ tiểu ban phải trực tiếp điều hành việc thực hiện, triển khai kế hoạch trên cơ sở liên kết chặt chẽ với Bí thư chi đoàn, Tổng phụ trách đội và GVCN tạo thành thể thống nhất nhằm xuyên xuốt từ khâu lập kế hoach đến tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch.

Quá trình tổ chức HĐNK dưới dự chỉ đạo của lãnh đạp nhà trường, ban điều hành (trưởng, phó ban chỉ đạo) để tập hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để thực hiện chương trình hoạt động. Khi phối hợp như vậy sẽ huy động các tiềm năng trí tuệ, nguồn lực tạo điều kiện cho các hoạt động được tiến hành thuận lợi và thành công.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Ngay từ đầu năm học, lãnh đạo nhà trường cần lựa chọn các thanh viên ưu tú trong bộ máy quản lý HĐNK trong đó. Cụ thể như sau”

-. Kiện toàn ban chỉ đạo

+ Để nâng cao chất lượng quản lý các HĐNK, trước tiên nhà trường cần tổ chức, củng cố, kiện toàn lại BCĐ HĐNK. Hiệu trưởng ra quyết định thành lập BCĐ và hình thành các tiểu ban phụ trách, bổ sung, kiện toàn các thành viên hàng năm vào đầu năm học. Thành phần ban chỉ đạo: Phó hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn, Bí thư chi đoàn, Tổng phụ trách đội, các tổ trưởng và một số GVCN, GV bộ môn có năng lực trong hoạt động này. BCĐ HĐNK sẽ trực tiếp chỉ đạo các tiểu ban ứng với các nhiệm vụ hoạt động cụ thể.

+ Sau khi đã thành lập hoặc củng cố, kiện toàn BCĐ, điều quan trọng là phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên của BCĐ và sự phối hợp chặt chẽ các hoạt động giữa các tiểu ban.

+ Nhiệm vụ của ban chỉ đạo: Giúp hiệu trưởng xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm và chỉ đạo thực hiện kế hoạch đó. Tổ chức những hoạt động lớn quy mô trường và thực hiện sự phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đoàn và các lực lượng giáo dục khác ngoài nhà trường. Tổ chức hướng dẫn GVCN lớp, cán bộ lớp, cán bộ đội tiến hành hoạt động ở lớp mình có hiệu quả. Giúp hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá các hoạt động.

- Xây dựng cơ chế chỉ đạo:

+ Thống nhất yêu cầu, kế hoạch hoạt động: BCĐ quản lý HĐNK căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của Sở GD & ĐT, Phòng GD & ĐT, của huyện đoàn và kế hoạch hoạt động của nhà trường, chi đoàn, liên đội để xây dựng kế hoạch các HĐNK của nhà trường trong cả một năm học. Quán triệt thống nhất các quan điểm, nhận thức cho toàn thể GV và các đoàn thể trong trường về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của HĐNK, kế hoạch tổ chức HĐNK .

+ Triển khai và thực hiện cơ chế hoạt động: Duy trì đều đặn chế độ giao ban, BCĐ họp mỗi tháng một lần để đánh giá kết quả các hoạt động đã thực

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoại khoá trường phổ thông liên cấp quận 7 tp HCM (Trang 93)

w