Mục đích, nội dung, phương pháp khảo sát

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoại khoá trường phổ thông liên cấp quận 7 tp HCM (Trang 112)

9. Cấu trúc luận văn

3.4.1. Mục đích, nội dung, phương pháp khảo sát

3.4.1.1. Mục đích khảo sát

Mục đích của việc khảo sát là nhằm thu thập thông tin đánh giá về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí HĐNK tại các trường phổ thông liên cấp Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh đã được đề xuất. Trên cơ sở đó có thể điều chỉnh các biện pháp chưa phù hợp, khẳng định thêm về sự cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất.

3.4.1.2. Nội dung khảo sát

Nội dung khảo sát được tập trung vào hai vấn đề chính: - Các biện pháp đề xuất có thực sự cần thiết không?

Quản lý HĐNK BP 2 BP 1 BP 3 BP 4 BP 5 BP 6

- Trong các điều kiện như hiện nay, các biện pháp đề xuất có khả thi trong quản lí HĐNK tại các trường phổ thông liên cấp Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh không?

3.4.1.3. Phương pháp khảo sát

- Khảo sát bằng bảng hỏi (phụ lục 4): bảng hỏi gồm 6 biện pháp đề xuất. Bảng hỏi đề nghị khách thể khảo sát, đánh giá về sự cần thiết và tính khả thi đối với 6 biện pháp.

- Khách thể khảo sát: Ban Giám hiệu, cán bộ quản lý các trường phổ thông liên cấp bao gồm: .

- Thang đánh giá sự cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất: sử dụng thang điểm 4, mỗi biện pháp được đánh giá với 4 mức độ khác nhau; ý nghĩa của các mức độ được quy ước như sau:

+ 1 điểm: không cần thiết/ không khả thi; + 2 điểm: ít cần thiết/ ít khả thi;

+ 3 điểm: cần thiết/ khả thi;

+ 4 điểm: rất cần thiết/ rất khả thi.

3.4.2. Kết quả thăm dò các biện pháp

Bảng 3.1. Kết quả thăm dò tính cần thiết của các biện pháp đã đề xuất

TT Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện X Thứ bậc Không cần thiết Ít cần thiết Cần thiết Rất cần thiết SL % SL % SL % SL % 1

Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và phụ huynh học sinh về vai trò, tác dụng của hoạt động ngoại khóa

0 0 5 3.6 51 37.

0 83 59.4

3.5

6 1

trong hoạt động ngoại khóa 8 1

3

Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động ngoại khoá trong nhà trường 0 0 23 16.4 67 47. 9 50 35.8 3.2 0 4 4

Hoàn thiện cơ cấu, bộ máy thực hiện hoạt động ngoại khóa

0 0 38 27.3 67 47.

9 34 24.8

2.9

8 5

5 Đổi mới kiểm tra đánh giá

hoạt động ngoại khoá 0 0 30 20 35 25.

2 74 53.3

3.3

2 3

6

Tăng cường công tác chỉ đạo đảm bảo các nguồn lực, các điều kiện hỗ trợ hoạt động ngoại khóa

0 0 28 20 37 26.

7 74 53.3

3.3

3 2

Biểu đồ 3.1. Tính cần thiết của các biện pháp

Qua kết quả khảo sát cho thấy, với ĐTB từ 2.71 đến 3.56 cho thấy các biện pháp được đánh giá cần thiết. Trong đó biện pháp “Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và phụ huynh học sinh về vai trò, tác dụng của hoạt động ngoại khóa” được đánh giá cần thiết nhất.

Bảng 3.2. Kết quả thăm dò tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất

TT Mức độ khả thi Mức độ khả thi X Thứ bậc Không khả thi Ít khả thi Khả thi Rất khả thi SL % SL % SL % SL % 1

Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và phụ huynh học sinh về vai trò, tác dụng của hoạt động ngoại khóa

0 0 21 15.2 50 35.

8 68 49.1

3.3

4 1

hoạt động ngoại khóa 4 9

3

Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức HĐNK trong nhà trường. 0 0 28 20 37 26. 7 74 53.3 3.3 3 3

4 Hoàn thiện cơ cấu, bộ máy thực

hiện hoạt động ngoại khóa 96 69 13 9.7 23 16. 4 68 4.73 7 3.3 4 7 5

Tăng cường công tác chỉ đạo đảm bảo các nguồn lực, các điều kiện hỗ trợ hoạt động ngoại khóa

20 14.4 42 30.3 21 15.

2 56 7.9

2.8

2 6

6 Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt

động ngoại khóa 0 0 28 20.0 37

26.

7 74 53.3

3.3

3 2

Với ĐTB từ 2.82 đến 3.34 cho thấy, các biện pháp được đánh giá khả thi và rất khả thi. Biện pháp “Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và phụ huynh học sinh về vai trò, tác dụng của hoạt động ngoại khóa” được đánh giá khả thi nhất với trị TB=3.34. Và biện pháp “Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động ngoại khóa” được đánh giá ít khả thi nhất.

Bảng 3.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các

biện pháp Stt Biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi X TB X TB 1

Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và phụ huynh học sinh về vai trò, tác dụng của

hoạt động ngoại khóa 3.56 1 3.34 1

2

Tăng cường tính kế hoạch trong hoạt động

3

Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức

hoạt động ngoại khóa trong nhà trường 3.20 4 3.33 3

4

Hoàn thiện cơ cấu, bộ máy thực hiện hoạt

động ngoại khóa 2.98 5 3.34 7

5

Tăng cường công tác chỉ đạo đảm bảo các nguồn lực, các điều kiện hỗ trợ hoạt động ngoại khóa

3.33 2 2.82 6

6 Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động ngoại

khoá. 3.32 3 3.33 2

Biểu đồ 3.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Như vậy, những giải pháp tác giả nêu trên rất phù hợp với tình hình quản lý HĐCM ở trường THCS đáp ứng yêu cầu DHTH. Việc đưa ra các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QL quản lý HĐCM ở trường THCS đáp ứng yêu

cầu DHTH là hết sức cần thiết, nhằm khắc phục những hạn chế và những bất cập hiệu quả QL trước đó, góp phần vào việc nâng cao hiệu quản quản lý HĐCM ở trường THCS đáp ứng yêu cầu DHTH.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về tổ chức HĐNK ở các trường Liên cấp, ta có thể nhận thấy cơ bản các trường đáp ứng được các yêu cầu về tổ chức Hoạt động ngoại khoá, và đề tài đã đưa ra được một số biện pháp quản lý theo tình hình thực tế của địa phương.

Qua khảo nghiệm đội ngũ Giáo viên các trường liên cấp và cán bộ chuyên trách phụ trách hoạt động ngoại khoá của các trường về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, các ý kiến đều cho rằng các biện pháp đưa ra là hợp lý và có tính khả thi nếu được đưa vào áp dụng tại các trường phổ thông liên cấp hoặc các đơn vị có điều kiện tương tự.

Tóm lại, tuỳ theo điều kiện mỗi trường, nếu hiệu trưởng biết vận dụng linh hoạt các biện pháp và tác giả đề xuất chắc chắn sẽ tạo ra các bước chuyển biến tích cực trong công tác quản lý HĐNK ở các trường Liên cấp, đáp ứng được yêu cầu của ngành và yêu cầu xã hội, nâng cao chất lượng nhà trường.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống, làm rõ cơ sở lý luận, về công tác tổ chức HĐNK và HĐNK của các trường phổ thông liên cấp trên địa bàn Quận 7, TP. HCM, trong đó nhấn mạnh việc tổ chức HĐNK là hoạt động thiết yếu, ảnh hưởng sâu đến việc phát triển toàn diện của học sinh vì thế phải tổ chức, chỉ đạo hoạt động này đạt mục đích, đảm bảo đúng qui định và đạt các tiêu chuẩn đề ra.

Luận văn đã khảo sát về tình hình tổ chức HĐNK của trường Liên cấp Quận 7, TP. HCM trong thời gian qua và kết quả cho thấy có những kết quả nhất định, đội ngũ giáo viên trẻ, năng động, có trình độ và chất lượng đào tạo tốt, tiếp cận nhanh các xu hướng mới trên thế giới tuy nhiên chất lượng không đồng bộ và ổn định ở các trường vì đầu tư CSVC, phân bổ các nguồn lực và quản lý, chỉ đạo, lập kế hoạch của mỗi trường khác nhau, luận văn đã chỉ rõ công tác lập kế hoạch và nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tác dụng của HĐNK là cần thiết đối với các bộ phận trong nhà trường và GV, phụ huynh, học sinh.

Kết quả nghiên cứu có thể khẳng định: các trường Liên cấp trên địa bàn Q7, Tp. HCM đã nắm vững và chỉ đạo tốt các kế hoạch HĐNK, phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận, có sức lan toả đối với học sinh. Ngoài ra, lãnh đạo các trường cũng hết sức quan tâm, hỗ trợ giúp đỡ các lực lượng khác trong nhà trường để hoàn thành nhiệm vụ năm học và tổ chức các HĐNK. HĐNK là cần thiết và quan trọng với sự phát triển toàn diện của học sinh, nó chính là môi trường, là nền tảng để học sinh có thể phát huy tối đa năng lực cá nhân, khơi dậy đam mê của học sinh, vì thế cần phải xây dựng và quản lý tốt HĐNK của trường phổ thông nói chung và các trường phổ thông liên cấp trên địa bàn Quận 7, Tp. HCM.

Biện pháp quản lý HĐNK ở trường phổ thông liên cấp là những cách thức quản lý lập kế hoạch, thiết lập bộ máy, tổ chức thực hiện các HĐNK, đề tài đã khảo sát, đánh giá thực trạng thực hiện và quản lý HĐNK tại các trường phổ thông liên cấp Quận 7. Kết quả cho thấy, quản lý HĐNK dù có những kết quả tích cực, nội dung bám sát và xuyên suốt năm học, đã nhấn mạnh các trọng tâm, tập trung vào mục tiêu giáo dục tuy nhiên vẫn còn hạn chế, bất cập: trong đó nổi cộm về nhận thức còn phiến diện, công tác lập kế hoạch thiếu tính khả thi, thực tế, chưa đủ nhân lực và tài lực cho hoạt động này.

Trên cơ sở hệ thống hoá cơ sở lý luận, phân tích thực trạng và chỉ ra những ưu, hạn chế, nguyên nhân của tổ chức và quản lý HĐNK các trường liên cấp, luận văn đã đề xuất các biện pháp:

1) Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và phụ huynh học sinh về vai trò, tác dụng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

2)Tăng cường tính kế hoạch hoạt động ngoại khóa tại các trường phổ thông liên cấp Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh

3) Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức HĐNK trong nhà trường 4) Hoàn thiện cơ cấu, bộ máy thực hiện hoạt động ngoại khóa tại các trường phổ thông liên cấp Quận 7 thành phố Hồ Chí Minh

5) Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động ngoại khóa tại các trường phổ thông liên cấp Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh

6) Tăng cường công tác chỉ đạo đảm bảo các nguồn lực, các điều kiện hỗ trợ hoạt động ngoại khóa

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục- Đào tạo

- Bộ GD&ĐT cần có hệ thống các văn bản pháp qui, qui định cụ thể khung chương trình HĐNK

- Bộ GD&ĐT cần nghiên cứu kỹ lưỡng và đưa ra hệ thống các tiêu chuẩn giúp cho việc đánh giá kết quà HĐNK cụ thể và chính xác hơn.

2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh

- Mở các lớp tập huấn về HĐNK cho cán bộ quản lý, giáo viên bộ môn, GV chủ nhiệm lớp, Cán bộ Đoàn thanh niên, GV tham gia HĐNK trong các nhà trường để nâng cao kiến thức, kỹ năng tổ chức HĐNK, tăng cường kiểm tra, đánh giá, xếp loại đội ngũ GV, đáp ứng yêu cầu về chuyên môn - nghiệp vụ.

- Xây dựng nội dung, chương trình HĐNK phù hợp với điều kiện đội ngũ, kinh tế cũng như cơ sở vật chất của nhà trường đồng thời tổ chức xây dựng thang điểm, quy chuẩn kiểm tra đánh giá thường xuyên với các trường trong HĐNK. - Đầu tư CSVC cho nhà trường, cải thiện điều kiện giảng dạy của giáo viên, tăng cường trang bị thiết bị dạy học.

2.3. Với các trường phổ thông liên cấp

- Phải làm cho các lực lượng giáo dục trong nhà trường quán triệt được tầm quan trọng của HĐNK từ đó chủ động tham gia vào hoạt động này. Có kế hoạch, nội dung, biện pháp cụ thể, phù hợp phối hợp một cách đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, tạo sức mạnh tổng hợp đưa đến hiệu quả giáo dục cao.

- Tạo điều kiện cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP, Hội đồng học sinh của trường phát huy mạnh mẽ tính năng động, sáng tạo và thực hiện tốt vai trò là lực lượng nòng cốt trong việc tổ chức các HĐNK cho học sinh.

- Chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình, phương pháp và chuẩn bị các phương tiện cần thiết, phối hợp đồng bộ các tổ chức trong và ngoài nhà trường để tổ chức có hiệu quả HĐNK cho học sinh.

- Cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn cấp trên, triển khai các hoạt động tập huấn cấp trường, tổ chức toạ đàm, trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên trong trường, đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 .Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp -

Sách giáo viên các lớp 10, 11, 12, Nxb Giáo dục.

2.Chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường phổ thông, Tài liệu

trường Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo Trung ương I.

3. Phạm Khắc Chương J.A Cômenxki (1997), “Ông tổ của nền sư phạm cận

đại, NXB giáo dục.

4. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về QLGD, Trường CBQL GD&ĐT, Hà Nội.

5. Đặng Quốc Bảo (2002), Ý tưởng của tiền nhân và thông điệp thời đại về

phát triển quản lý giáo dục, Nxb Giáo dục.

6. Các Mác - Ăngghen toàn tập(1993), Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

7. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản

lý, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Nguyễn Lê Đắc (1997), Cơ sở Tâm lý học của công tác giáo dục học sinh

ngoài giờ lên lớp trên địa bàn dân cư, Luận án giáo dục, Viện Khoa học xã hội

Việt Nam

9. Phạm Hoàng Gia “Hoạt động ngoài giờ học của học sinh lớp 6, Tạp chí NCGD 4 - 1984 và tạp chí NCGD 2-1987

10. Harol Koontz (1998), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, Nxb Khoa học và Kĩ thuật, Bản dịch.

11. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

12. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2010), Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục

ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học phổ thông Ngô Thì Nhậm, thành phố Hà Nội, luận văn Thạc sĩ quản lý giáo dục.

13. Đặng vũ Hoạt (1994), Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, NXB Hà nội.

14. Đặng Vũ Hoạt (2001), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường

trung học cơ sở, Nxb Giáo dục.

15. Đặng Vũ Hoạt - Hà Nhật Thăng (1998), Tổ chức hoạt động giáo dục, Nxb Giáo dục.

16. Đỗ Nguyễn Hạnh“Một vài hình thức giáo dục học sinh ngoài giờ lên lớp

(NGLL) có hiệu quả” tạp chí NGGD 2- 1988

17.Nguyễn Hữu Hợp - Nguyễn Dục Quang (1995), Công tác giáo dục ngoài

giờ lên lớp ở trường Tiểu học, Trường ĐHSP Hà Nội 1.

18. Nguyễn Thị Huyền (2012), Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài

giờ lên lớp ở trường Trung học phổ thông Hoài Đức B, thành phố Hà Nội, luận

văn Thạc sĩ quản lý giáo dục.

19. Đinh Xuân Huy (2008), “Các biện pháp quản lý HĐNK của hiệu trưởng

trong trường phổ thông dân tộc nội trú Lai Châu”, luận văn thạc sĩ, Đại học sư

phạm Hà Nội.

20.Trần Kiểm (2007), Quản lý giáo dục nhà trường, Học viện QLGD

21. Phạm Lăng (1984), “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường phổ

thông liên cấp PT Chu Văn An Hà Nội”, Tạp chí nghiên cứu giáo dục 12 -

1984

22. Konđacốp M.I (2000), Cơ sớ lý luận của quản lý khoa học giáo dục, Nxb

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoại khoá trường phổ thông liên cấp quận 7 tp HCM (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w