Nội dung quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thông liên cấp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoại khoá trường phổ thông liên cấp quận 7 tp HCM (Trang 31)

9. Cấu trúc luận văn

1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thông liên cấp

1.4.2.1. Lập kế hoạch quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thông liên cấp

- Về việc xác định mục tiêu của HĐNK cho HS ở trường phổ thông liên

cấp: Xác định mục tiêu HĐNK cho HS trường phổ thông liên cấp xác định rõ

kết quả cần đạt đến của HĐNK cho HS. Mục tiêu HĐNK cho HS là nhằm góp phần củng cố, khắc sâu và phát triển những kiến thức đã học qua các môn học trên lớp. Phát triển sự hiểu biết về các lĩnh vực trong đời sống, làm phong phú tri thức và sự cân bằng trong phát triển. Phát triển các kỹ năng cần thiết phù hợp độ tuổi (Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng hợp tác và sẳn sàng tham gia các hoạt động tập thể …) tạo cho học sinh sự ham thích và mong muốn được tiếp cận kiến thức.

Do vậy, mục tiêu của HĐNK cho HS không chỉ góp phần rất lớn cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung và mục đích học tập của học sinh trong nhà trường nói riêng để hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất và năng lực chung, nhất là trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên; tính tự lập, tự tin, tự chủ; các năng lực sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, tự quản lí bản thân. Suy cho đến cùng, mọi sự giáo dục là chuẩn bị nguồn nhân lực cho tương lai, chuẩn bị những điều kiện về trí tuệ, văn hóa - đạo đức, cảm xúc và sức khỏe cho một người lao động, một công dân của tương lai.

Mục tiêu hướng tới của HĐNK cho HS nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc tổ chức HĐNK cho HS, góp phần thực hiện mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của bậc học. Người quản lý có nhiệm vụ chỉ đạo cho giáo viên thể hiện được mục tiêu của HĐNK thông qua các khâu chuẩn bị, tổ chức các hoạt động và kiểm tra đánh giá kết quả.

- Xây dựng nội dung, chương trình HĐNK cho HS ở trường phổ thông:

Xây dựng nội dung HĐNK cho HS cần phải phát huy tính tích cực của học sinh là một trong những yêu cầu quan trọng, biểu hiện hiệu quả của tổ chức HĐNK cho HS cho học sinh. Hiệu trưởng cần tăng cường quản lý để nắm bắt xem học sinh có phát huy cao độ tính tự giác, tính độc lập, sáng tạo trong HĐNK cho HS dưới vai trò chỉ đạo, hướng dẫn của GV, tạo nên sự cộng hưởng giữa người giáo dục và người được giáo dục hay không.

Xác định rõ nội dung HĐNK cho HS là hoạt động của cá nhân học sinh trong mối quan hệ với tập thể; quản lý nhu cầu, động cơ, hứng thú, tính tích cực tham gia và tổ chức hoạt động của học sinh; quản lý quá trình và kết quả học sinh vận dụng các nội dung giáo dục vào thực hiện các hoạt động tự giáo dục, HĐGD trong và ngoài nhà trường gắn với những yêu cầu của HĐNK cho HS .

Xây dựng nội dung, hình thức, phương pháp cần hướng đến các các hoạt động phù hợp với lứa tuổi HS.

Độ tuổi trung học có khả năng tư duy, nhận thức tốt, nên HĐNK phải khơi dậy nhu cầu tự học, tự tìm hiểu của học sinh, có như vậy kiến thức mới phong phú và được cập nhật theo tiến trình phát triển chung của xã hội, của lịch sử và thời đại. Quan trọng hơn, nội dung cần đảm bảo sự cân đối giữa kiến thức chuyên môn, kiến thức thực tế phù hợp với độ tuổi và chủ đề hoạt động. Như thế HĐNK mới đáp ứng được mục tiêu chung của giáo dục, nếu nội dung không phù hợp độ tuổi, lạc hậu và đơn điệu sẽ không thu hút được các em dẫn đến kết quả HĐNK hạn chế. Sự cân đối về thời lượng các chương trình ngoại khoá cũng hết sức quan trọng, nếu quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng chính khoá, nếu quá ít thì không có tác dụng giáo dục.

Trong nhà trường, Hiệu trưởng chỉ đạo GV có thể sử dụng ba nhóm phương pháp sau đây khi thực hiện HĐNK HĐNK cho học sinh: nhóm phương pháp thuyết phục, nhóm phương pháp tổ chức hoạt động và nhóm các phương pháp kích thích tính tích cực hoạt động và điều chỉnh hành vi. Tuy nhiên, mỗi nhóm phương pháp trên đều có ưu điểm, hạn chế nhất định nên cần có sự lựa chọn, vận dụng phối hợp một cách hợp lý trong quá trình tổ chức hoạt động để mang đến hiệu quả giáo dục cao nhất.

- Xây dựng cách thức thực hiện nội dung, chương trình HĐNK cho HS ở trường phổ thông:

Thứ nhất: Cần rà soát, cập nhật các văn bản của các cấp quản lí về HĐNK cho HS cho học sinh (ví dụ Hướng dẫn nhiệm vụ năm học của bậc học, các văn bản hướng dẫn thực hiện HĐNK cho HS, các văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến HĐNK cho HS ).

Thứ hai: Phổ biến các văn bản đến các chủ thể tham gia vào HĐNK cho HS cho học sinh trong nhà trường (tổ chức các cuộc họp để phổ biến các văn

bản chỉ đạo của cấp trên, tổ chức tập huấn các nội dung HĐNK, tổ chức các buổi tọa đàm, lấy ý kiến về các nội dung từ đó xây dụng nội dung phù hợp với điều kiện từng trường);

Thứ ba: Dựa vào các văn bản này để tổ chức, điều hành, đặc biệt là giám sát và đánh giá HĐNK cho HS cho học sinh trong nhà trường.

- Hướng dẫn GDTH thực hành từng từng kỹ năng thành phần trong kỹ năng tổ chức HĐNK cho HS theo một qui trình khoa học. Trật tự các bước trong qui trình sẽ được GDTH điều chỉnh sao cho phù hợp với trình độ của từng đối tượng học sinh và điều kiện học tập cụ thể.

- Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh, tập trung chú trọng nâng cao ý thức, năng lực tự học, tự rèn luyện trên cơ sở hướng dẫn của GVTH.

- Từng công đoạn trong quá trình tổ chức thực hiện các HĐNK cho HS của giáo viên đều đòi hỏi tạo ra các sản phẩm cụ thể, bên cạnh đó việc kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo tính khách quan bám sát mục tiêu ban đầu của hoạt động. Sử dụng dánh giá đa chiều để toàn diện. Chú trọng vào quá trình thực hiện chứ không tập trung vào kết quả cuối cùng như các môn học và cách dánh giá cũ.

1.4.2.2. Tổ chức và chỉ đạo quản lý hoạt động noại khóa ở trường phổ thông liên cấp

- Tổ chức cơ cấu thực hiện HĐNK cho HS

Bộ máy quản lí nhà trường là một chỉnh thể các bộ phận quản lí có chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng đều chung nhau mục tiêu là quản lí nhà trường hoàn thành nhệm vụ. Các bộ phận cấu thành bộ máy quản lí gồm cấp quản lí và khâu quản lí.

Cấp quản lí là các nấc thang khác nhau trong hệ thống phân cấp quản lí. Cấp quản lí là kết quả sự phân chia hệ thống công việc quản lí theo chiều dọc, theo đó cấp trên phụ trách cấp dưới, cấp dưới trực thuộc cấp trên.

Khâu quản lí là các bộ phận khác nhau trong một cấp quản lí. Mỗi khâu quản lí chỉ thực hiện một hoặc một số công việc quản lí.

Thiết lập được bộ máy quản lí sẽ quyết định được chất lượng của hoạt động giáo dục nói chung và HĐNK cho HS nói riêng.

Thành lập ban chỉ đạo tổ chức hoạt động: Bao gồm: Hiệu trưởng; Phó Hiệu trưởng; Chủ tịch công đoàn, Đoàn thanh niên, Giáo viên Chủ nhiệm, Giáo viên…Tùy điều kiện từng trường mà phân công trách nhiệm quản lí HĐNK. Cán bộ quản lý HĐNK của nhà trường là Hiệu trưởng, P. Hiệu trưởng hoặc cácn bộ chuyên trách được phân công của Ban Giám hiệu.

Khi xác định cơ cấu tổ chức quản lý HĐNK cho HS cần tuân thủ các điều kiện sau:

+ Xác định rõ số lượng và các khâu quản lí HĐNK cho HS sao cho vừa đủ để thực hiện chức năng quản lí hoạt động này.

+ Xác định rõ thẩm quyền và trách nhiệm cho từng khâu quản lí, trong đó đặc biệt chú ý xác định rõ mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận trong quá trình HĐNK.

+ Các bộ phận quản lí không được đảm nhiệm các nhiệm vụ chồng chéo lẫn nhau.

+ Cơ cấu các bộ phận và mối quan hệ giữa chúng vừa phải đảm bảo tính ổn định tương đối, vừa phải có tính thích nghi khi điều kiện thay đổi, tránh tình trạng mỗi năm một đối tượng quản lí.

+ Cơ cấu tổ chức quản lí phải đáp ứng yêu cầu hiệu lực, hiệu quả giáo dục.

- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận trong cơ cấu tổ chức

HĐNK cho HS :

Thành lập và xây dựng một đội ngũ nòng cốt trong các hoạt động ngoại khoá để triển khai hoạt động trong học sinh, đội ngũ này giữ vai trò thiết yếu, là

cầu nối thông tin và là quyết định đến chất lượng ngoại khoá của nhà trường. Vì vậy, xây dựng được đội ngũ nòng cốt có đủ năng lực, trình độ thì các hoạt động giáo dục nói chung và HĐNK nói riêng đạt chất lượng tốt.

Đội ngũ nòng cốt để triển khai HĐNK cho HS gồm: - Hiệu Phó phụ trách HĐNK cho HS .

- Tổ, khối trưởng, tổng phụ trách.

Đây là đội ngũ nòng cốt trong mọi hoạt động của nhà trường đồng thời là đội ngũ nòng cốt trong công tác HĐNK cho HS .

Khi xây dựng đội ngũ nòng cốt trong HĐNK cho HS các nhà trường cần xây dựng đội ngũ có chất lượng theo các tiêu chuẩn: có kiến thức, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm tổ chức và tinh thần, tâm thế nhiệt tình.

Phân công trách nhiệm quản lí trong Ban Giám hiệu nhà trường

Việc phân công trách nhiệm trong quản lí sẽ giúp các nhà quản lí năm rõ trách nhiệm từng thành viên trong công việc được giao, đồng thời đánh giá được kết quả công việc cũng như kết quả và năng lực quản lí của họ.

Trong quản lí HĐNK cho HS, việc phân công cán bộ quản lí cần được coi trọng, phân công đúng người, đúng việc, đúng chức năng, sở trường để phát huy hết khả năng của họ và đạt hiệu quả cao trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Khi phân công công việc cho cán bộ quản lí cần lưu ý:

- Tránh phân công chồng chéo vì như vậy sẽ làm cho người được phân công ỉ lại, làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm.

- Phân công đều số lượng công việc, tránh phân công người này quá nhiều và người kia quá ít sẽ dẫn đến hiệu quả công việc không cao.

Nhiệm vụ của các bộ phận trong cơ cấu tổ chức HĐNK cho HS như sau:

Hiệu trưởng: Chỉ đạo và tuyên truyền đến học sinh để nắm vững

chức trong nhà trường nắm rõ mục tiêu, nội dung và chương trình HĐNK nhà trường.

Giáo viên: GVCN có vai trò đặc biệt nòng nốt, tổ chức, triển khai các chính sách, kế hoạch quản lý của Hiệu trưởng đến HS.

Chi đoàn, Liên đội: Để HĐNK cho HS phong phú, đa dạng và hiệu quả,

Bí thư chi đoàn, Tổng phụ trách Đội cần phối hợp chặt với Hiệu trưởng trong việc lập kế hoạch hoạt động. Chương trình hoạt động của các tổ chức chính trị trong nhà trường chủ yếu là thực hiện các chương trình hoạt động theo ngạch dọc từ các tổ chức khác (Trung ương Đoàn, Tỉnh Đoàn, Quận Đoàn, Hội đồng đội các cấp nhưng dựa vào tình hình thực tế của nhà trường để điểu chỉnh và lên kế hoạch cho phù hợp thực tiễn. Cần phối hợp với GVCN lớp và ban chỉ đạo (BCĐ) HĐNK cho HS trong việc để tổ chức tốt các HĐNK cho HS và cùng đánh giá các hoạt động.

Ban chỉ đạo HĐNK cho HS : BCĐ HĐNK cho HS có nhiệm vụ giúp

Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch, chương trình nội dung hoạt động hàng năm và chỉ đạo thực hiện kế hoạch, nội dung chương trình đó. Tổ chức các hoạt động có qui mô toàn trường và các tổ chức, lực lượng giáo dục ngoài nhà trường, hướng dẫn GVCN, Chi Đoàn thực hiện kế hoạch và căn cứ vào kế hoạch để điều chỉnh, đánh giá tính hiệu quả các HĐNK ở các cấp thấp hơn. Qua đó kiểm tra được chất lượng HĐNK nhà trường.

- Tổ chức phối hợp công tác giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức HĐNK cho HS : Cơ chế phối hợp quản lý HĐNK là phương tiện giúp Hiệu

trưởng thực hiện các quyền hạn lãnh đạo đối với HĐN, là cơ sở huy động nguồn lực để tổ chức NĐNK cho học sinh.

Thiết lập cơ chế quản lí HĐNK cho HS sẽ góp phần thúc đẩy việc thực hiện nội dung và nhiệm vụ được thuận lợi hơn. Thực tiễn HĐNK cho HS cho thế hệ trẻ đó chỉ ra được ý nghĩa, vai trò của việc tự giáo dục, giữa các cá nhân,

các thành viên trong tập thể HS hay nhóm HĐNK cho HS bạn. Trẻ em cùng trang lứa; cùng chung sở thích hay cùng sống và học tập dưới một mái trường, rất dễ có sự đồng cảm và chia sẻ lẫn nhau. Do đó những người làm công tác giáo dục, nếu biết tạo ra những môi trường tự giáo dục lành mạnh sẽ có tác dụng hướng thiện cho trẻ, hướng trẻ đến những hành vi, chuẩn mực đạo đức, kĩ năng sống được xã hội thừa nhận và tôn vinh.

Cơ chế quản lí HĐNK cho HS xác định rõ chủ thể, khách thể cũng như đối tượng quản lí của hoạt động này. Cơ chế này sẽ đáp ứng được đòi hỏi tất yếu của HĐNK cho HS trong giai đoạn hiện nay.

1.4.2.3. Chỉ đạo thực hiện

- Công tác chỉ đạo, điều khiển HĐNK cho HS :

Công tác chỉ đạo, điều khiển HĐNK cho HS có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến việc phát huy vai trò của đội ngũ này, đặc biệt việc bố trí các lực lượng trong nhà trường, đúng khả năng chuyên môn là điều kiện thuận lợi để đạt hiệu quả tối ưu truong sử dụng nhân lực phát huy tối đa tính sáng tạo trong thực hiện vai trò của mình. Đúng người đúng việc là quan trọng nhất, cần chú trọng nhất.

Song song với việc bố trí và phát huy vai trò của nhân lực, việc có kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn thực hiện các nề nếp dạy học, kỷ luật và truyền thống nhà trường và xây dựng một môi trường phổ thông liên cấp ân thiện là cần thiết.

Chỉ đạo các khối lớp hoạt động theo chủ điểm, chủ đề hoạt động có tích hợp nội dung xây dựng trường học thân thiện thực hiện chủ điểm hoạt động trong các tháng của năm học và thời gian hè. Các trường lựa chọn mỗi tháng thực hiện 1 đến 2 hoạt động đảm bảo các chủ điểm hoạt động với 2 tiết/tháng. Có thể lồng ghép một số nội dung giáo dục vào HĐNK cho HS như: Quyền trẻ em, Giáo dục phòng chống HIV/AIDS, ma tuý và các tệ nạn xã hội, giáo dục môi trường, Giáo dục an toàn giao thông; Những hoạt động hưởng ứng phong

trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, Những hoạt động giáo dục phục vụ nhiệm vụ chính trị xã hội của địa phương, đất nước.

- Tổng kết, thi đua, khen thưởng trong HĐNK cho HS : Để phát huy hiệu quả HĐNK cho HS và đảm bảo chất lượng HĐNK cho HS cần có cơ chế, chính sách thi đua khen thưởng cho cá nhân, giáo viên hay học sinh có thành tích tốt trong quá tình tham gia các HĐNK cho HS . Chính sách khen thưởng có thể hiện vật, khích lệ, tăng lương, thưởng, động viên…tạo động lực giáo viên, học sinh tích cực tham gia các HĐNK.

1.4.2.3. Kiểm tra, đánh giá việc quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thông liên cấp

- Tiêu chuẩn, căn cứ để kiểm tra, đánh giá HĐNK cho HS: HĐNK cho

HS là những hoạt động giáo dục được tổ chức theo các chủ đề giáo dục từng tháng, thời lượng dành cho HĐTT cũng đã được quy định cụ thể trong Kế

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoại khoá trường phổ thông liên cấp quận 7 tp HCM (Trang 31)

w