Thực trạng kiểm tra đánh giá việc quản lý hoạt động ngoại khóa ở

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoại khoá trường phổ thông liên cấp quận 7 tp HCM (Trang 73 - 76)

9. Cấu trúc luận văn

2.4.4. Thực trạng kiểm tra đánh giá việc quản lý hoạt động ngoại khóa ở

trường phổ thông liên cấp Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh

Kiểm tra, đánh giá là một mắt xích quan trọng của công tác quản lý, không những giúp cho nhà quản lý biết ưu điểm của công tác quản lý mà còn là căn cứ để điều chỉnh kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo... Để đánh giá về quản lý kiểm tra, đánh giá HĐNK trường phổ thông tác giả tiến hành khảo sát và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.10. Thực trạng kiểm tra đánh giá việc quản lý hoạt động ngoại khóa

ở trường phổ thông liên cấp Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh

TT Nội dung Mức độ thực hiện X Thứ bậc Kém Yếu Trung bình Khá Tốt SL % SL % SL % SL % SL % 1 Xây dựng và thực hiện cáctiêu chuẩn, căn cứ để kiểm tra, đánh giá HĐNK

0 0 41 29.6 82 59.3 15 10.

9 41 29.6 3.4 2

2

Căn cứ kiểm tra, đánh giá bám sát vào quy định HĐNK trong trường Phổ thông

0 0 64 45.7 89 64.2 31 22.

3

Nội dung kiểm tra về: Hồ sơ kế hoạch, giáo án, dự giờ, việc tổ chức HĐNK và hiệu quả của HĐNK thông qua thái độ, nền nếp, phương pháp, đạo đức, kỉ luật tập thể, cá nhân và kĩ năng HĐNK của GV và HS,…. 0 0 46 33.3 14 9.9 55 39. 5 31 22.2 3.51 1 4 Kết hợp kiểm tra ý thức, thái độ học sinh và sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá trong bình xét hạnh kiểm, các danh hiệu thi đua, khen thưởng cho học sinh

0 0 89 64.2 41 29.6 22 16 7 4.9 2.62 5

5

Kiểm tra số lượng và chất lượng HĐNK và số lượng, chất lượng thực hiện nội dung phong trào xây dựng trường học thân thiện.

0 0 53 38.2 72 51.9 15 10.

9 36 25.9 3.25 3

Việc quản lý kiểm tra, đánh giá HĐNK cho học sinh được CB, GV trong nhà trường đánh giá với điểm TB từ 2.62 đến 3.51 (Min=1, Max=4)

Trong đó, những nội dung thực hiện đạt ưu điểm là “Nội dung kiểm tra

về: Hồ sơ kế hoạch, giáo án, dự giờ, việc tổ chức HĐNK và hiệu quả của HĐNK thông qua thái độ, nền nếp, phương pháp, đạo đức, kỉ luật tập thể, cá nhân và kĩ năng HĐNK của GV và HS,….” có kết quả khá tốt với ĐTB=3.51.

Sau đó, nội dung “Xây dựng và thực hiện cáctiêu chuẩn, căn cứ để kiểm tra,

đánh giá HĐNK”.

Một số nội dung theo kết quả khảo sát còn hạn chế như: Căn cứ kiểm tra,

đánh giá bám sát vào quy định HĐNK trong trường Phổ thông; Kết hợp kiểm tra ý thức, thái độ học sinh và sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá trong bình xét hạnh kiểm, các danh hiệu thi đua, khen thưởng cho học sinh

Kết quả đánh giá HĐNK hầu hết ở mức độ trung bình, kết quả HĐNK được công bố công khai, rõ ràng và khách quan. Sau mỗi lần kiểm tra người kiểm tra thông tin kịp thời kết quả, đánh giá ưu điểm và nội dung cần điều chỉnh (tư vấn) tới người được kiểm tra, người được kiểm tra căn cứ vào kết quả đó điều chỉnh hoạt động của mình trong những lần tiếp theo hoặc năm học tiếp theo.

Qua công tác quản lý chuyên môn của một số trường, tác giả nhận thấy các nhà trường hằng năm đều xây dựng lịch kiểm tra cụ thể cho từng tháng, từng tuần theo nhiều hình thức khác nhau: Kiểm tra hồ sơ, kiểm tra qua dự giờ, kiểm tra qua kết quả học tập của HS,... Nhưng hình thức sử dụng thường xuyên nhất đó là kiểm tra thông qua hồ sơ và dự một giờ dạy, dự một hoạt động. Tuy nhiên trong quá trình đánh giá vẫn còn tình trạng xếp loại GV theo kinh nghiệm, theo thói quen, nặng về tình cảm, ngại va chạm... nên việc đánh giá còn mang tính hình thức, chưa sát theo đúng các tiêu chí đã xây dựng, chính vì vậy nó cũng làm mất đi một phần ý chí phấn đấu của GV.

Bản chất của hoạt động kiểm tra, đánh giá chính là Hiệu trưởng tự kiểm tra công tác quản lý của chính mình. Hiệu trưởng Nhà trường đều nhận thức tốt vấn

đề này. Vì vậy, khi thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá, khi phát hiện những thiếu sót, sai lệch, điểm yếu ở các cá nhân, bộ phận, các phương pháp quản lý… người Hiệu trưởng sẽ có những quyết định kịp thời nhằm điều chỉnh phương pháp, cách thức quản lý của chính mình cho phù hợp với thực tế phát triển của nhà trường.

Bên cạnh đó, việc kiểm tra đánh giá còn có ý nghĩa cho công tác quản lý là giúp Hiệu trưởng theo dõi, đánh giá các chuyển biến sau kiểm tra. Sau khi có kết quả kiểm tra, đánh giá theo qui định để điều chỉnh các sai lệch. Tuy nhiên trong thực tế, do việc xây dựng kế hoạch công việc còn chồng chéo, số lượng công việc trong nhà trường giải quyết rất nhiều, nên một bộ phận công việc hậu kiểm tra, giám sát công tác điều chỉnh sau kiểm tra chưa được thực hiện triệt để. Đây là một trong những nội dung làm giảm hiệu lực của công tác quản lý, cần được Hiệu trưởng Nhà trường quan tâm chỉ đạo kịp thời. Điều này cũng dẫn đến một thực trạng khác, đó chính là việc tận dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để thúc đẩy sự thay đổi của tổ chức, sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của đội ngũ chưa được thực hiện tốt .

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoại khoá trường phổ thông liên cấp quận 7 tp HCM (Trang 73 - 76)

w